Chọn thiết bị chống sét lan truyền

Ngày đăng: 14:12:51 04-09-2019

CHỌN THIẾT BỊ CHỐNG SÉT THEO VÙNG BẢO VỆ

Trên cơ sở tác động của sét mà người ta chia ra các khu vực (hay vùng) chống sét (Lightning Protection Zones -LPZ) như sau:

LPZ 0 - Vùng bên ngoài công trình, chịu toàn bộ tác động trực tiếp từ sét và trường điện từ.

LPZ 1 - Vùng tiếp giáp với bên bên ngoài nhưng có che chắn, chịu tác động một phần từ sét và trường điện từ.

LPZ 2-n - Vùng bên trong của công trình có nhiều lớp che chắn, chịu tác động ít hơn từ sét và trường điện từ.

Vùng cần bảo vệ LPZ
Vùng chống sét tương ứng với Type

  

Theo IEC 62305, đối với mỗi vùng khác nhau thì những thiệt hại do sét có thể gây ra là khác nhau, do đó thiết bị phải được bảo vệ theo các nguy cơ này. Các TBCS được lắp đặt ở các vị trí chuyển tiếp giữa các vùng và chúng nên được phối hợp với nhau để có khả năng chịu được dòng sét lớn, cho điện áp dư thấp đảm bảo an toàn cho tải.

Vi dụ, chúng ta thường phải lắp bảo vệ cắt sét cho nguồn điện AC:

CHỌN THIẾT BỊ CHỐNG SÉT THEO PHÂN LOẠI TYPE

Từ các vùng chống sét trên mà tiêu chuẩn cũng đã quy định các loại TBCS tương ứng là Type 1, Type 2 và Type 3. Ứng với mỗi Type thì phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật nhất định, trong đó quan trọng nhất là quy định khả năng chịu được dòng sét đánh trực tiếp, chịu được ảnh hưởng thứ cấp của sét trực tiếp hay quá áp lan truyền là như thế nào.

Loại Type đã được nhà sản xuất nêu ra trong dữ liệu thông số kỹ thuật của thiết bị chống sét, chúng ta cần phải lưu ý tiêu chí này.

Các Type của TBCS mà ta cần chọn ứng với các trường hợp:

TYPE 1 : Lắp ở tủ điện đầu tiên của hệ thống điện từ ngoài trời đi vào, hoặc có cột thu lôi ở bên trên công trình. Thiết bị này sẽ chịu được dòng sét trực tiếp với dạng xung 10/350us (như Thiết bị cắt sét Type 1).

TYPE 2 : Lắp ở tủ điện chính hoặc nhánh mà nơi đó ít có khả năng bị sét đánh trực tiếp, ở trên công trình không bố trí kim thu sét. Thiết bị này sẽ chống được dạng sóng lan truyền 8/20us (như Thiết bị cắt sét Type 2)

TYPE 3 : Ở các tủ điện nhánh nhỏ hơn nằm sâu bên trong nhà. Thiết bị này sẽ triệt tiêu các xung quá áp dạng sóng 8/20us và 1,2/50us lan truyền với cường độ thấp, cho ra mức điện áp còn lại rất thấp cho thiết bị đầu cuối (như DS-HF, ATPLUG, chống sét cho đèn led ...)

Slide giới thiệu lắp đặt TBCS theo tiêu chuẩn IEC

(click ký hiệu ô vuông để xem hình lớn)

Các Type khác nhau của các thiết bị chống sét lan truyền
Các dạng xung điện áp, xung sét 8/20 và 10/350 us

Như vậy, chúng ta cần phải biết rõ về công trình có trang bị kim thu sét không, hệ thống điện cụ thể như thế nào ? các thiết bị cần bảo vệ nằm ở đâu trên hệ thống để từ đó bố trí các TBCS ở đâu và chúng phải thuộc Type nào.

Nếu chọn sai type thì có thể sẽ lãng phí, vừa không có tác dụng bảo vệ hoặc chúng sẽ bị hư hỏng do không phù hợp với dòng xung điện.

Nếu chọn TBCS bảo vệ đầu nguồn có khả năng cắt sét rất lớn (>100kA xung 8/20us) mà không chịu chịu được dạng xung 10/350us, khi có sét đánh vào kim thu sét ese ở trên hoặc đường dây thì không chỉ bản thân nó bị phá hủy mà các thiết bị cần bảo vệ phía sau cũng bị hư hỏng.