Nứt xương chân bao lâu thì lành? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Nứt xương chân là tình trạng xuất hiện vết nứt trên xương vùng chân, so với gãy xương chân thì có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn tuy nhiên nếu để lâu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ càng trở thêm nặng hơn và có thể gây đau nhói khó khăn di chuyển làm việc sinh hoạt. Vậy nứt xương chân bao lâu thì lành? Nguyên nhân và cách chữa trị như nào hiệu quả. Hãy cùng Bảo hộ Thiên Bằng tìm hiểu khám phá bài viết dưới đây nhé.

Nứt xương là gì?

Nứt xương là hiện tượng xuất hiện vết nứt bên trong và tạo thành 1 vệt không quá sâu và không đủ lực làm cho xương gãy hẳn ra. Nứt xương sẽ có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào vùng miền địa lý. Một số vị trí hay bị nứt xương trên cơ thể con người như xương ở tay, chân đây là những bộ phận di chuyển chịu lực tác động nhiều trong quá trình làm việc lao động và sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân gây nứt xương

Nứt xương chân có nhiều nguyên nhân gây nên cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng như này dưới đây nhé:

  • Tai nạn lao động: Người lao động làm việc liên quan đến chân tay, nặng nhóc vất vả rất dễ gặp phải tình trạng nứt xương do sự cố như va đập ngã trơn trượt chống chân tay xuống dưới mặt sàn, bị vật nặng rơi vào chân… Vậy nên để giảm thiểu và hạn chế những tại nạn lao động dẫn đến nứt xương thì bạn nên trang bị đồ bảo hộ lao động phù hợp với ngành nghề khác nhau đảm bảo an toàn.

Ví dụ như công nhân xây dựng cần quần áo bảo hộ lao động, giày bảo hộ, mũ bảo hộ. Công nhân thợ điện cần giày bảo hộ cách điện, quần áo cách điện, dây đai an toàn

  • Do bệnh lý: Đa số nhiều người gặp phải một số bệnh lý như bệnh xương thủy tinh khiến xương trong cơ thể yếu hơn so với người bình thường. Những người mặc bệnh này thì tỷ lệ nứt xương hoặc bị gãy xương sẽ lớn hơn so với người thường. Vậy nên những người mặc bệnh này cần chú ý hoạt động làm việc nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh.

  • Hoạt động thể dục thể thao quá sức: Việc tập thể dục hoặc chơi 1 số môn thể thao quá mạnh như chạy, khiêu vũ, trượt patin, leo núi, đi xe đạp địa hình, đá bóng, bóng bầu dục… Đây là các môn thể thao rất dễ xảy ra va chạm ngã tai nạn dẫn đến nứt xương nặng hơn là gãy xương. Những đối tượng như thanh thiếu niên, người lớn tuổi khi xương yếu hơn so với người trưởng thành sẽ rất dễ gặp những chấn thương này.

Vậy nứt xương chân bao lâu thì lành?

Nứt xương chân có thể được hiểu là gãy xương kín nhưng không di chuyển. Vùng xương chân có dấu hiệu bị nứt những chưa rời ra theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Nứt xương chân sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình di chuyển hoạt động của bạn khi sinh hoạt hằng ngày và khi lao động. Một số vị trí nứt xương nguy hiểm như nứt xương ở đùi, xương chậu, xương sọ não…dễ gây đa chấn thương cho người bệnh. Dấu hiệu ở những vùng bị nứt xương bị sưng, biến dạng, bầm tím.

Nếu bạn thấy đau nhức khó chịu vùng xương bị đau nhức thì hay đến ngay cơ sở y tế để được điều trị chuyên môn cao. Tùy theo vị trí tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị như nẹp, bó bột và kết hợp thuốc giảm đau chống viêm phù nề. Và chế độ dinh dưỡng ăn uống phù hợp nhất giúp xương của bạn mau lành nhanh chóng.

Vậy nứt xương chân bao lâu thì lành? Bình thường sẽ mất khoảng trong khoảng 1-2 tháng tùy từng tình trạng của mỗi người và nếu người bệnh được điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Với các trường hợp bị nhẹ thì không cần bó bột điều trị uống thuốc nghỉ nơi tránh vận động mạnh vết thương sẽ manh chóng lành. Nếu trường hợp nặng thì vết nứt sâu và dài cần bó bột cố định vết thương để nó không di chuyển nên thời gian sẽ lâu lành hơn.

Trên đây bảo hộ lao động Thiên Bằng đã chia sẻ về nguyên nhân, cách chữa trị nứt xương chân. Thời gian nứt xương chân bao lâu thì lành.

Xem thêm bài viết liên quan khác tại:

Dập móng chân: dấu hiệu và cách sơ cứu hiệu quả tốt

Mách bạn dập móng chân kiêng ăn gì giúp nhanh khỏi?