Tại sao phải mua bảo hiểm công trình xây dựng ?

Tại sao phải mua bảo hiểm công trình xây dựng ?

1.Quy định của nhà nước bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình xây dựng :

Nghị định số Số: 119/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2015 quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng đã quy định rất rõ phải mua bảo hiểm công trình xây dựng và một số loại bảo hiểm như bảo hiểm tai  nạn 24/24 cho người lao động. bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kỹ sư, kiến trúc sư tư vấn. Theo nghị định này :

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về: Trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm và quản lý Nhà nước về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

 

Xem thêm: bảo hiểm hàng hóa lưu kho

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Chủ đầu tư, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).

2. Nhà thầu tư vấn.

3. Nhà thầu thi công xây dựng.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

 

Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

 

1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:

 

Xem thêm: giá bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhà xưởng

 

a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

 

b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

 

c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

 

Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ kho hàng hóa

 


2.Mua bảo hiểm để được bồi thường tổn thất khi không may xảy ra tai nạn, rủi ro :

 

Bồi thường khi nào ?

 

Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản nào có tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm công trình/hợp đồng bảo hiểm hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác với những nguyên nhân đã bị loại trừ một cách cụ thể, rõ ràng gây ra tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì PJICO có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định tại Giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm này bằng cách trả tiền,

 

sửa chữa hoặc thay thế (theo sự lựa chọn của PJICO). Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi hạn mức trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm.

 

Xem thêm: tính phí bảo hiểm hàng hóa

 

PJICO có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn dẫn đến yêu cầu bồi thường với điều kiện số tiền bảo hiểm cho chi phí này đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm công trình /hợp đồng bảo hiểm.

 

Người thứ ba được bồi thường khi nào ?

 

Trong phạm vi các số tiền bảo hiểm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm công trình /hợp đồng bảo hiểm, PJICO sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những số tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc gây ra:

Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba (chết hay không chết người);

Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba;

 

Trách nhiệm của PJICO chỉ phát sinh với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục được bảo hiểm theo thoả thuận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm tại khu vực công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.

Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận thanh toán, ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, PJICO có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm:

-             Tất cả chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm công trình;

-             Tất cả các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của PJICO,

Trách nhiệm của PJICO thuộc phần này không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm.

 

 

Rà soát địa chất toàn TP HCM sau hàng loạt sự cố

 

 

Chỉ đạo này vừa được lãnh đạo TP HCM đưa ra trong cuộc họp khẩn cấp ngày 1/11 sau liên tiếp các sự cố: sập trụ sở Viện khoa xã hội, nghiêng chung cư Cosaco và sụp nền trường học ở quận 2. Một đường dây nóng về việc giám sát các công trình sẽ được thiết lập.

 

 

Tại cuộc họp khẩn, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài khẳng định, phải nhanh chóng lên phương án khắc phục hậu quả các công trình xây dựng xảy ra sự cố trên, đồng thời chủ động tìm ra các giải pháp hạn chế tai nạn khi xây dựng cao ốc.

 

 

Việc quan trắc địa chất, kể cả dư chấn của các trận động đất nhẹ trước đây cũng được đặt ra.

 

 

Theo ông Tài, đối với những công trình nhà cao tầng có kết cấu tầng hầm như hiện nay, để đảm bảo tính an toàn, cần phải có quy chuẩn về chất lượng.

 

 

 

"Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu và tìm giải pháp để hỗ trợ TP HCM về những vấn đề này", ông Tài nói.

 

 

 

Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Hiệp khẳng định: "Việc quy trách nhiệm của ngành, cơ quan quản lý, đơn vị thi công sẽ tính đến. Tuy nhiên, trên nguyên tắc, hậu quả của công trình lân cận bị nghiêng, lún, sập thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính".

 

 

 

Ông Hiệp cho biết, Sở sẽ xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công không đúng trách nhiệm. Từ hàng loạt các công trình bị xảy ra sự cố trong tháng 10, ông Hiệp đề nghị các chủ đầu tư phải ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng hơn nữa, "dù cho đó là công trình thuộc nguồn vốn quốc gia hay cá nhân, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp".

 

 

 

Ngoài ra, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm, trong tuần tới, Sở sẽ thành lập một đường dây nóng về việc giám sát các công trình.

 

Đây sẽ là phương tiện liên kết các quận huyện, báo đài với nhau để cập nhật nhanh các thông tin xây dựng trên địa bàn thành phố, hỗ trợ cho đội ngũ thanh tra xây dựng đang thiếu hụt.

 

Một đêm sau khi khu vực vỉa hè của tòa chung cư Cosaco, số 5 đường Thi Sách, bất ngờ sụp sâu hơn 2 m, đường Thi Sách vẫn đang bị phong tỏa, bảo vệ nghiêm ngặt.

https://thegioibaohiem.net/vi/tin-tuc/1087/tai-sao-phai-mua-bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-.htmlthegioibaohiem.net/vi/tin-tuc/1087/tai-sao-phai-mua-bao-hiem-cong-trinh-xay-dung-.html