Phí bảo hiểm hàng hóa

Phí bảo hiểm hàng hóa

 

Tổng công ty bảo hiểm Petrolimex-Công ty bảo hiểm Pjico sài gòn nhận bảo hiểm hàng hóa cho các cơ quan doanh nghiệp cụ thể bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn và giải thích đầy đủ nhất về phí bảo hiểm hàng hóa cho quý khách hàng.

 

Với mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau.Phí bảo hiểm hàng hóa phụ thuộc và giá trị lô hàng và tỷ lệ phí cho lô hàng đó.Tỷ lệ phí của mỗi loại hàng hóa sẽ khác nhau do mức độ rủi ro khác nhau.Rủi ro này sẽ do cán bộ khai thác của công ty sau khi thu thập thông tin từ khách hàng và đánh giá.

 

Một yếu tố khác ảnh hưởng tới phí bảo hiểm hàng hóa đó là điều kiện mà khách hàng lựa chọn để tham gia bảo hiểm A,B hoặc C. Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng của từng loại hàng.

 

Xem thêm: bảo hiểm hàng hóa lưu kho

 

 


 

Phí bảo hiểm hàng hóa

 

 

Chúng tôi chỉ nhận bảo hiểm cho các lô hàng được chở trên tàu có tham gia bảo hiểm trách nhiệm P&I đầy đủ với một Hội bảo hiểm P&I quốc tế hoặc tương đương.

 

Với các tàu chở hàng phải tuân thủ theo điều luật ISM thì chủ tàu phải được cấp giấy chứng nhận tuân thủ DOC Document Of Compliance và Tàu phải được cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn SMC Safety Manegement Certificate.

 

Đối với những lô hàng có giá trị lớn trên 1 triệu USD chúng tôi yêu cầu khách hàng phải thông báo về tàu vận chuyển trước ít nhất là 1 ngày trở lên để PJICO tìm hiểu thông tin về tàu,chủ tàu.Nếu thông tin là khả quan thì chúng tôi mới cấp nhận cấp đơn bảo hiểm.

 

Xem thêm: giá bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhà xưởng

 

1.3 Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa

1.3.1 Tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ 1: Một Công ty A yêu cầu PJICO bảo hiểm cho lô bột mì với tổng giá trị lô hàng là 500,000USD. Hàng được vận chuyển bằng tàu hoả và lô hàng được bảo hiểm xuất phát từ kho cảng Hải Phòng đến kho cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Phí bảo hiểm hàng hóa được tính như sau:

Phí bảo hiểm = (0,14% + 0,03%) x  500,000USD = 850 USD

Trong đó : Phí chính = 0,14

               Phí luồng = 0,03

1.3.2 Tính phí bảo hiểm hàng nhập:

Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức:

                             C +F             Trong đó:

             CIF =                                                           C  : là trị giá hàng hoá.

                                 1 -R                                    F : là cước phí vận tải.

                                                                               R   : là tỷ lệ phí bảo hiểm.

            Trong đó:   I  : là phí bảo hiểm.

CIF : là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm

R  : là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có)

Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORK, CFR (CNF)……

Cụ thể cách tính các loại giá trên như sau:

-  Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thoả thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng tham gia bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB.

 

Xem thêm: tại sao phải mua bảo hiểm công trình xây dựng

 

 

-  Giá EX-Work là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thoả thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Word hoặc 110% trị giá EX.

-  Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hoá (FOB hoặc EX-Word) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm.

Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham giá bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF.

Ví dụ 2: Công ty B yêu cầu PJICO bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ cảng của Nga về cảng Việt nam, với giá trị lô hàng là 20 triệu USD (đã có cước vận chuyển). Hàng không xếp trong container được chở trên tàu đi biển đóng năm 2000 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm: A( mọi rủi ro).Tính phí như sau: 

-  Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa = 0,5% + 0,02% = 0,52% trong đó tỷ lệ phí chính =0,5%, phụ phí tuyến châu Âu = 0,02%.

Theo công thức: CIF= (C+F): (1-R), ta có: 20.000.000USD: (1-0,52%)= 20.104.543,62 USD, Phí bảo hiểm(I) = 20.104.543,62 USD x0,52% = 104.543,62 USD.

+ Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm 110% thì tổng số tiền bảo hiểm bằng 110%*CIF  (I = CIF x R x 110%).

 

Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ kho hàng hóa

 

 

+ Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, CF, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại số tiền bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng một Giấy sửa đổi bổ sung:

ü Phần chênh lệch tăng: đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí bảo hiểm hàng hóa.

ü Phân chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả phí bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng.

ü Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung đều không thu lệ phí bảo hiểm hàng hóa.

1.2.3 Tính phí bảo hiểm hàng xuất:  Cách tính tương tự như tính hàng nhập

1.2.4 Tính phí bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa : Cách tính tương tự như tính hàng nhập.   

 

 

Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 tháng năm 2023

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2023), trong 10 tháng năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị kim ngạch vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước (2022), tuy nhiên đà giảm đã chậm lại. Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

 

 

 

Về thị trường xuất khẩu

 

 

 

10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 77,09 tỷ USD, giảm 4,1%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu;

 

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 214,19 tỷ USD, giảm 8,1%, chiếm 73,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 95,08 tỷ USD, giảm 10,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 171,59 tỷ USD, giảm 13,3%.

 

 

 

Trong 10 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,2%);

 

có 41 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,4%). Các sản phẩm của ngành Nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước, đặc biệt tập trung các nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều…

 

 

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 10/2023 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong 10 tháng năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 3,8%.

 

 

 

Theo Tổng cục Hải quan (20230, ở chiều ngược lại, có tới 8 nhóm hàng trị giá xuất khẩu giảm trên 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

 

Đứng đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,24 tỷ USD; tiếp theo là hàng dệt may giảm 4,08 tỷ USD; giày dép các loại giảm 3,68 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,82 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,61 tỷ USD;

 

hàng thủy sản giảm 1,94 tỷ USD; hóa chất giảm 686 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép giảm 611 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu một số nhóm hàng trong 10 tháng năm 2023 vẫn đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hàng rau quả tăng 2,08 tỷ USD;

 

phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 1,66 tỷ USD; gạo tăng hơn 1 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 529 triệu USD và hạt điều tăng 405 triệu USD.

 

 

 

Về cơ cấu 10 tháng năm 2023, trong nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 257,42 tỷ USD, chiếm 88,3%; trong nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 250,12 tỷ USD, chiếm 93,8%.

thegioibaohiem.net/vi/tin-tuc/120/phi-bao-hiem-hang-hoa.html