Bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

5.2.1. Nhận thông tin từ khách hàng

  • KTV có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về sản phẩm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của PJICO nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. KTV tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng... Và có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khai chi tiết các thông tin cần thiết.
  • KTV có trách nhiệm cung cấp Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng.
  • KTV cần khuyến cáo với khách hàng: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không có giá trị nếu khách hàng cung cấp hoặc kê khai sai hoặc không khai báo những chi tiết quan trọng có liên quan đến tài sản, hàng hoá yêu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

  • Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
  • KTV thông qua các số liệu thống kê về khách hàng và các thực tiễn từ hoạt động kinh doanh để tư vấn cho Lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro. Kết hợp với bộ phận bồi thường để tính được hiệu quả bảo hiểm đối với từng khách hàng, theo từng năm nghiệp vụ để kịp thời đề xuất ý kiến điều chỉnh tỷ lệ phí cho thích hợp .
  • Chi tiết việc đánh giá và phân tích rủi ro xem hướng dẫn nghiệp vụ (HD.26.4)
    • Xem xét đề nghị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và việc phân tích các thông tin có liên quan, KTV và/hoặc Lãnh đạo đơn vị đánh giá quy mô và mức độ phức tạp của dịch vụ, đối chiếu với quy định về phân cấp khai thác để xác định các bước tiến hành tiếp theo.

a. Trường hợp thuộc phân cấp cho đơn vị : tiến hành theo bước 5.2.3.1

  • Xử lý trong phân cấp
  • Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp cùng với chính sách khách hàng của Công ty, KTV xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp với đối tượng bảo hiểm và các quy định của Công ty và làm bản chào phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Trong trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm, KTV chỉ chào phí bảo hiểm cho khách hàng khi đã nhận được thông báo phí của thị trường tái bảo hiểm.
  • Trường hợp khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại một Phòng BHKV, VPĐD trực thuộc Công ty hoặc đơn vị thành viên của PJICO thì đơn vị thứ hai phải có trách nhiệm thông báo và hai đơn vị phải cùng phối hợp để có những quyết định đúng đắn, thuyết phục khách hàng tiếp tục bảo hiểm tại PJICO. Tuyệt đối tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm, tăng chi phí... dẫn đến khai thác chồng chéo gây tốn kém chi phí, dễ bị khách hàng lợi dụng.
  • Đối với khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khác, KTV phải chú ý tới các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, tình hình thanh toán phí bảo hiểm trước đây có nợ không, tình hình tổn thất các năm qua...
  • Trường hợp các yêu cầu trên không được thoả mãn, KTV - có thể từ chối nhận bảo hiểm...
  • Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, khách hàng tiềm năng, tính kỹ thuật phức tạp, KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng hoặc Lãnh đạo Công ty phương án đàm phán tối ưu nhằm tranh thủ được dịch vụ.

b. Trường hợp dịch vụ khai thác lớn, vượt quá phân cấp của đơn vị thực hiện theo bước 5.2.3.2 sau đây.

  • Xử lý trên phân cấp - theo sơ đồ số 2 mục 5.1.2

a Phòng BHHH Công ty nhận thông tin về các dịch vụ trên phân cấp từ đơn vị (bước I - sơ đồ 5.1.2) kèm theo đề xuất cụ thể của đơn vị theo Tờ trình bảo hiểm hàng hóa trên phân cấp (BM.26.1 - 02).

b Xem xét đề xuất của đơn vị:

b.1 Cán bộ phòng BHHH có trách nhiệm xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của đơn vị để đưa ra ý kiến của mình, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể thu thập thêm thông tin từ đơn vị yêu cầu. Nếu thuộc thẩm quyền của Phòng BHHH thì Lãnh đạo phòng BHHH quyết định và thông báo tới đơn vị.

Trong quá trình xem xét đề xuất của đơn vị nếu thấy không hợp lý hoặc thiếu thông tin và nằm trong thẩm quyền của Phòng BHHH, Lãnh đạo phòng có thể từ chối.

Thời gian thực hiện tối đa : 01 ngày làm việc.

b.2 Ý kiến các bộ phận liên quan

Trường hợp vượt thẩm quyền của Trưởng phòng BHHH

Trưởng phòng BHHH lấy ý kiến từ các bộ phận có liên quan như: Tái bảo hiểm, Giám định – Bồi thường và trình Lãnh đạo Công ty quyết định, ý kiến của các bộ phận được lưu bằng văn bản tại hồ sơ liên quan.

Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến từ các phòng ban liên quan, nếu hồ sơ không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, Lãnh đạo phòng BHHH hoặc Lãnh đạo Công ty sẽ thông báo từ chối.

Thời gian thực hiện tối đa 03 ngày làm việc, trong đó thời gian lấy ý kiến tại các bộ phận có liên quan là 02 ngày.

c Chấp nhận bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Sau khi Lãnh đạo Công ty quyết định hoặc Lãnh đạo phòng hàng hoá chấp nhận sẽ được tiến hành theo bước (II)

5.2.4. Đàm phán chào phí

  • KTV xem xét đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Sau khi đã gửi Bản chào phí tới khách hàng mà khách hàng vẫn chưa chấp thuận thì có thể đề xuất Lãnh đạo Phòng hoặc Lãnh đạo Công ty tiếp tục đàm phán.
  • Nếu đáp ứng được nhu cầu khách hàng, KTV tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức.
  • Nếu không thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ tiến hành thông báo từ chối với khách hàng và nêu rõ lý do từ chối.
    • Chuẩn bị đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, đề nghị gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu (BM.26.1 - 01) hoàn chỉnh chính thức bằng văn bản cho PJICO (yêu cầu có ký tên và đóng dấu).
  • Sau khi nhận được GYCBH, KTV chuẩn bị đơn/Hợp đồng/GCN BH
  1. Lấy số đơn

Trước khi cấp đơn bảo hiểm, phải tiến hành lấy số đơn bảo hiểm theo quy định và phân loại nhóm và mã nghiệp vụ theo phụ lục số PL.26.1- 01. Số đơn bảo hiểm phải được ghi vào sổ cập nhật chi tiết bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty, Chi nhánh, VPĐD (BM.26.1 - 08).

  1. Cấp đơn bảo hiểm /GCN BH
    • Tiến hành cấp đơn/GCN BH theo chương trình mẫu Quản lý hàng hoá của Công ty (BM.26.1-04.1; BM.26.1-04.2; BM.26.1-04.3)dựa trên những thông tin đã được cung cấp, áp dụng chung cho nghiệp vụ như sau:
  • Kiểm tra các thông tin, chứng từ, giấy yêu cầu bảo hiểm, phê duyệt của Lãnh đạo Công ty (nếu có):
  • Cấp Đơn/Hợp đồng/GCN bảo hiểm theo mẫu – KTV chịu trách nhiệm về tính chính xác của thời điểm cấp đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, điều kiện bảo hiểm phù hợp.
  • Tính phí bảo hiểm, thông báo thu phí, sửa đổi bổ sung .
  • Thông báo thu phí và Mẫu sửa đổi bổ sung theo biểu mẫu số BM.26.1-07, BM.26.1-06 (Chi tiết sẽ được cụ thể hoá trong Hướng dẫn khai thác BH hàng hoá HD.26.4)

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1

Quy tắc chung này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá trị hàng hoá, lãi ước tính nếu có, phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy tắc này còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không.

PHẠM VI BẢO HIỂM

Điều 2:

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:

Điều kiện A:

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây.

Điều kiện B:

Trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây, theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:
    • Cháy hoặc nổ;
    • Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
    • Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
    • Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
    • Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
    • Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;
  2. Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

  • Hy sinh tổn thất chung;
  • Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
  • Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;
  1. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
  2. Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hạơc phương tiện chở hàng mất tích.

Tin liên quan