Su Khac Nhau Giua Incoterms 2010 Va Incoterms 2000

1. Tổng quan về sự ra đời của Incoterms và vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế:

1.1. Sự ra đời của Incoterms:

  • Incoterms viết tắt từ 3 chữ International Commercial Terms, dịch ra tiếng Việt nghĩa là những điều kiện thương mại quốc tế còn gọi là những điều kiện cơ sở giao hàng.

  • Incoterms ra đời năm 1936 nhằm giúp cho các nhà kinh doanh thương mại và những bên có liên quan trên toàn cầu thuận lợi hơn khi đàm phán, ký kết và tổ chức các công việc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy thương mại trên toàn cầu phát triển. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trãi qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010. Sự thay đổi nội dung của Incoterms theo hướng:

  • Phù hợp hơn với tập quán thương mại quốc tế thay đổi;

  • Rõ ràng hơn, giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi cơ bản, có liên quan đến người bán và người mua trong hoạt động thương mại quốc tế.

  • Mỗi loại Incoterms phù hợp với những loại phương tiện vận tải cơ bản, ví dụ điều kiện FOB, FAS, CIF… chủ yếu áp dụng với loại phương tiện vận tải đường thủy; còn điều kiện FCA, CPT; DAP, DAT… chủ yếu áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức.

1.2. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế:

  • Nghiên cứu thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, Incoterms có 5 vai trò quan trọng:

  • (1) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới.

  • (2) Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương.

  • (3) Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương.

  • (4) Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá.

  • (5) Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

  • thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

  • vận chuyển hàng hóa quốc tế

vận chuyển hàng đi campuchia

So sánh Incoterms 2000 và Incoterms 2010

Đối với thắc mắc của bạn, trước hết cần xác định, Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Sau Incoterms 2000 thì cho đến thời điểm hiện nay, Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.

Căn cứ vào các điều khoản của hai phiên bản Incoterms, chúng ta có thể so sánh hai phiên bản này như sau:

- Giống nhau:

+ Đều có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP;

+ Khuyến cáo áp dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF;

+ Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP;

+ Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương.

- Khác nhau:

+ Về số điều kiện thương mại: Incoterms 2000 quy định 13 điều kiện, chia thành 04 nhóm, tới phiên bản Incoterms 2010 rút gọn còn 11 điều kiện và được chia thành 02 nhóm;

+ Về cách thức phân nhóm các điều kiện: Incoterms 2000 phân nhóm dựa theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro còn Incoterms 2010 phân nhóm theo tiêu chí hình thức và phương tiện vận tải;

+ Về nghĩa vụ bảo đảm an ninh hoàng hóa: Incoterms 2000 không quy định còn Incoterms 2010 có quy định bao gồm: A2/B2; A10/B10;

+ Về khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms: Incoterms 2000: áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế còn Incoterms 2010 khuyến cáo áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế và nội địa, các khu ngoại quan;

+ Về quy định đối với chi phí liên quan: Incoterms 2000 quy định không cụ thể còn Incoterms 2010 quy định khá rõ: A4/B4 & A6/B6;

+ Các điều kiện thương mại DAF, DES, DEQ, DDU: Incoterms 2000 có còn Incoterms 2010 không có;

+ Các điều kiện thương mại DAT, DAP: Incoterms 2000 không quy định còn Incoterms 2010 có quy định;

+ Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF: Incoterms 2000 quy định ở lan can tàu còn Incoterms 2010 quy định nơi chuyển rủi ro là hàng xếp xong trên tàu;

+ Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán hàng trong quy trình vận chuyển): Incoterms 2000 quy định còn Incoterms 2010 quy định.

Những điều kiện thương mại mới của Incoterms 2010

3.3.1 DAT

GIAO TẠI BẾN TỚI ( BẾN TÀU; SÂN BAY; GA CUỐI CỦA CUỘC HÀNG TRÌNH….

1. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1. Nghĩa vụ chung của người bán

  • Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp khác mà hợp đồng có thể đòi hỏi.

  • Bất kỳ chứng từ nào được đề cập trong mục A1-A10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu được các bên thảo thuận hoặc tập quán quy định.

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

  • Nếu có quy định, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và làm tất cả tủ tục hải quan để xuất khẩu, để vận tải qua các nước.

A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

  • a)Hợp đồng vận tải

  • Người bán phải chịu phí tổn ký hợp đồng vận tải để chuyển chở hàng hóa tới bến chỉ định tại cảng hoặc nơi đến thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được một bên cụ thể hoặc không quyết định được theo tập quán, thì người bán có thể chọn một bến tại cảng hoặc nơi đến thỏa thuận phù hợp nhất với mục đích của mình.

  • b)Hợp đồng bảo hiểm

  • Người bán không có nghĩa vụ với người mua về ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí (nếu có), người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

A4. Giao hàng

  • Người bán phải dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải và sau đó phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại bến chỉ định như tại mục A3 a) ở cảng hoặc nơi đến thỏa thuận, vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.

A5. Chuyển rủi ro

  • Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao theo mục A4 trừ trường hợp mất mát hoặc hư hỏng trong các trường hợp quy định tại điều B5.

A6. Phân chia chi phí

  • Người bán phải trả:

  • a) ngoài các chi phí phát sinh từ mục A3 a), mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng đã được giao theo mục A4; ngoại trừ những chi phí người mua trả theo mục B6; và

  • b) chi phí về thủ tục hải quan, nếu có, cần thiết để xuất khẩu cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí và chi phí khác phải trả khi xuất khẩu và chi phí vận chuyển qua bất kỳ nước nào trước khi giao hàng theo mục A4.

A7. Thông báo cho người mua

  • Người bán phải thông báo cho người mua các thông tin cần thiết để người mua có thể áp dụng các biện pháp thông thường cần thiết để nhận hàng.

A8. Chứng từ giao hàng

  • Người bán phải cung cấp cho người mua, bằng chi phí của mình chứng từ để người mua có thể nhận hàng theo mục A4/B4.

A9. Kiểm tra-đóng gói, bao bì-ký mã hiệu

  • Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở mục A4, kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

  • Bên người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hóa, trừ khi theo thông lệ của ngành hàng, hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi người mua đã thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi hợp đồng được ký kết. Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp.

A10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

  • Nếu có quy định, người bán, theo yêu cầu của người mua, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để nhập khẩu và/hoặc vận tải đến địa điểm cuối cùng.

  • Người bán phải hoàn trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí mà người mua đã chi để lấy hoặc giúp đỡ để lấy được các chứng từ và thông tin theo mục B10.

2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

  • Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

  • Bất kỳ chứng từ được đề cập trong mục B1-B10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu được các bên đồng ý hoặc tập quán quy định.

B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

  • Nếu có quy định, người mua phải tự chịu rủi ro và phí tổn để lấy được giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

  • a) Hợp đồng vận tải

  • Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng vận tải

  • b) Hợp đồng bảo hiểm

  • Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng bảo hiểm

  • Tuy vậy, khi người bán yêu cầu, người mua phải cung cấp cho người bán các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

B4. Nhận hàng

  • Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa được giao theo mục A4.

B5. chuyển rủi ro

  • Người mua phỉa chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theo mục A4. nếu

  • a) người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng cuả hàng hóa xảy ra từ việc đó, hoặc

  • b) người mua không thông báo theo mục B7, thì người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày cuối cùng của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng, với điều kiện hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B6. Phân chia chi phí

  • Người mua phải trả:

  • a) tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao theo mục A4

  • b) các chi phí phát sinh mà người bán đã chi nếu người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 hoặc không thông báo theo mục B7 với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng; và

  • c) nếu có, tất cả các chi phí thủ tục hải quan cũng như thuế, lệ phí và các chi phí khác phải trả khi nhập khẩu hàng hóa.

B7. Thông báo cho người bán

  • Người mua phải, khi quyết định được về thời gian trong khoảng thời gian thỏa thuận và/hoặc địa điểm nhận hàng tại bến chỉ định, thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

B8. Bằng chứng giao hàng

  • Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp phù hợp với mục A8.

B9. Kiểm tra hàng hóa

  • Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra thei yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

B10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

  • Người mua phải thông báo cho người nhận một cách kịp thời các yêu cầu về thông tin an ninh để người bán có thể thực hiện mục A10.

  • Người mua phải trả hoàn toàn cho người bán tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi để cung cấp hoặc giúp đỡ để cung cấp chứng từ và thông tin theo mục A10.

  • Nếu có quy định, theo yêu cầu của người bán, do người bán chịu rủi ro và phí tổn, người mua phải cung cấp hoặc giúp đỡ người bán một cách kịp thời để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác.

3.3.2. DAP

GIAO HÀNG TẠI ĐỊA ĐIỂM ĐẾN

  1. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

A1. Nghĩa vụ chung của ngừơi bán

  • Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi.

  • Bất kỳ chứng từ được để cập trong mục A1-A10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu đựơc các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.

A2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

  • Nếu có quy định, người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy bất kỳ giấy phép xuất khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua các nứơc trước khi giao hàng.

A3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

  • a) Hợp đồng vận tải

  • Người bán phải, bằng chi phí của mình ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến chỉ định hoặc tới một địa điểm thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến chỉ định. Nếu không thỏa thuận đựơc một địa điểm đến cụ thể hoặc không quyết định đựơc theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm tại nơi đến phù hợp nhất với mục đích của mình.

  • b) Hợp đồng bảo hiểm

  • Người bán không có nghĩa vụ với người mua về ký hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, nếu có, người bán phải cung cấp cho người mua những thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

A4. Giao hàng

  • Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của ngừơi mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận.

A5. Chuyển rủi ro

  • Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa đựơc giao theo mục A4 trừ trường hợp mất mát hoặc hư hỏng trong các trường hợp quy định tại điều B5.

A6. Phân chia chi phí

  • Người bán phải trả:

  • a) ngoài các chi phí phát sinh từ mục A3 a), mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến khi hàng đã được giao theo mục A4, ngoại trừ những chi phí người mua trả theo mục B6.

  • b) chi phí dỡ hàng tại nơi đến mà người bán phải chịu theo hợp đồng vận tải

  • c) chi phí về thủ tục hải quan (nếu có) , cần thiết để xuất khẩu cũng như tất cả các thứ thuế, lệ phí và chi phí khác phải trả khi xuất khẩu và chi phí vận chuyển qua bất kỳ nước nào trước khi giao hàng theo mục A4.

A7. Thông báo cho người mua

  • Người bán phải thông báo cho người mua các thông tin cần thiết để người mua có thể áp dụng các biện pháp thông thừơng cần thiết để nhận hàng.

A8. Chứng từ giao hàng

  • Người bán phải chịu phí tổn cung cấp cho người mua chứng từ để người mua có thể nhận hàng theo mục A4/B4.

A9. Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

  • Người bán phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo , đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở mục A4 kể cả các phí tổn cho bất kỳ việc kiểm tra nào trước khi gửi hàng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nứơc xuất khẩu.

  • Bên người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hóa, trừ khi theo thông lệ của ngành cụ thể, hàng hóa được vận chuyển không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói hàng phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi người mua thông báo cho người bán yêu cầu cụ thể về đóng gói trước khi hợp đồng đựơc ký kết. Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp.

A10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

  • Nếu có quy định, người bán, theo yêu cầu của người mua do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để nhập khẩu và/hoặc vận tải đến địa điểm cuối cùng.

  • Người bán phải hòan trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí phát sinh trong trừơng hợp người mua đã chi để lấy hoặc giúp đỡ để lấy được những chứng từ và thông tin theo mục B10.

2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

B1. Nghĩa vụ chung của người mua

  • Người mua phải thanh tóan tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

  • Bất kỳ chứng từ được đề cập trong mục B1-B10 đều có thể là các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương nếu được các bên đồng ý hoặc tập quán quy định.

B2. Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

  • Nếu có quy định, ngừơi mua phải, tự chịu rủi ro và bằng chi phí của mình lấy giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

B3. Hợp đồng vận tải và bảo hiểm

  • a) Hợp đồng vận tải

  • Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng vận tải.

  • b) Hợp đồng bảo hiểm

  • Người mua không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kết hợp đồng bảo hiểm. tuy vậy, nếu người bán yêu cầu, người mua phải cung cấp cho người bán các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm.

B4. Nhận hàng

  • Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa được giao theo mục A4.

B5. Chuyển rủi ro

  • Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao theo mục A4. Nếu

  • a) người mua không hòan thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa xảy ra từ việc đó, hoặc

  • b) người mua không thông báo theo mục B7, thì người mua chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hạn của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

B6. Phân chia chi phí

  • Người mua phải trả:

  • a) tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng được giao theo mục A4

  • b) tất cả các chi phí dỡ hàng cần thiết để nhận hàng từ phương tiện vận tải tại điểm nơi đến chỉ định, trừ khi những chi phí này do ngừơi bán chịu theo hợp đồng vận tải;

  • c) các chi phí phát sinh nếu người mua không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo mục B2 hoặc không thông báo theo mục B7 với điều kiện hàng đã đựơc phận biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng; và

  • d) nếu có, tất cả các chi phí thủ tục hải quan cũng như thuế, lệ phí và các chi phí khác phải trả khi nhập khẩu hàng hóa.

B7. Thông báo cho người bán

  • Người mua phải, khi quyết định đựơc thời gian trong khoảng thời gian thỏa thuận và/hoặc địa điểm nhận hàng tại nơi đến chỉ định, thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

B8. Bằng chứng giao hàng

  • Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp theo mục A8

B9. Kiểm tra hàng hóa

  • Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu

B10. Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

  • Người mua phải thông báo cho người bán một cách kịp thời các yêu cầu về thông tin an ninh để người bán có thể thực hiện mục A10.

  • Người mua phải hoàn trả cho người bán tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi để lấy hoặc giúp đỡ để lấy đựơc những chứng từ và thông tin theo mục A10.

  • Nếu có quy định, theo yêu cầu của người bán, do người bán chịu rủi ro và phí tổn, người mua phải giúp đỡ người bán một cách kịp thời để lấy hoặc giúp đỡ để lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người bán cần để vận tải, xuất khẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác.

Muốn ra chơi ở bất cứ sân nào cũng đều phải thạo luật nơi đó. Các Doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường thế giới thì bắt buộc phải hiểu các quy tắc chung của quốc tế. Incoterms 2010 là phiên bản thứ 8 có hiệu lực từ 01.01.2010 của ICC. Do vậy các Doanh nghiệp Việt Nam từ nay sẽ phải cẩn thận hơn nhiều với các điều kiện giao hàng mới theo thông lệ quốc tế mang tên Incoterms 2010.

Danh sách tài liệu tham khảo

  1. ICC Phòng thương mại quốc tế (2010), Tìm hiểu những điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010, Nhà xuất bản lao động.

  2. ICC Phòng thương mại quốc tế (2010), Incoterms 2010, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

  3. ICC Phòng thương mại quốc tế (2010), Incoterms 2010 – Những quy định pháp luật mới nhất về xuất nhập khẩu và hải quan, Nhà xuất bản lao động.

  4. PGS.TS Nguyễn Văn Hồng (2010), “Những điểm mới của Incoterms 2010”, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 45

Liên hệ:

Name: Vận Tải Top One Logistics

Phone:901201166

Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com

Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Nguồn

https://vanchuyenhanggiatot.com/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va-incoterms-2000/


Nguồn liên quan:

https://gab.com/vantaitoponelogistics/posts/109076275821972882

https://start.me/w/yvJqQO

https://toponelogistics.mystrikingly.com/blog/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va-incoterms-2000

https://vantaitoponelogist.wixsite.com/my-site/post/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va-incoterms-2000

https://vantaitoponelogistics.blogspot.com/2022/09/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va.html

https://sway.office.com/QdCkyRSJXYeB8uuh

https://vantaitoponelogistics.nethouse.ru/posts/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va-incoterms-2000

https://vantaitoponelogistics.thinkific.com/pages/su-khac-nhau-giua-incoterms-2010-va-incoterms-2000

https://www.liveinternet.ru/users/vantaitoponelogistics/post495457622/