Incoterms la gi? So sanh đieu kien Incoterm 2010 và 2000

Incoterms là thuật ngữ được rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Thuật ngữ Incoterms được sử dụng nhằm chỉ những điều khoản Thương mại Quốc tế. Để biết thêm về thuật ngữ Incoterms là gì, các bạn hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay sau đây.

Incoterms là gì?

Incoterms là thuật ngữ được sử dụng để nói về các Điều khoản Thương mại Quốc tế. Incoterms được soạn thảo lần đầu vào năm 1936. Đồng thời, đây là một bộ gồm có 11 quy luật. Các quy luật của Incoterms nhằm xác định trách nhiệm của từng bên trong giao dịch quốc tế.

Thuật ngữ được Incoterms đã được biết đến và được chấp nhận từ Austin đến Zanzibar. Đây chính là yêu cầu trên mỗi hóa đơn thương mại. Các điều khoản của Incoterms giúp làm giảm thiểu tối đa những rủi ro hay nhầm lẫn gây phát sinh thêm chi phí.

Các điều khoản Incoterms quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro và chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá từ bên bán hàng hóa sang bên mua.

I/ Điểm giống nhau của Incoterms 2000 và Incoterms 2010

  • Có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP;

  • Khuyến cáo áp dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF;

  • Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP;

  • Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương

II/ Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010

STT

Tiêu chí so sánh

Incoterms 2000

Incoterms 2010

1

Số các điều kiện thương mại

13 điều kiện

11 điều kiện

2

Số nhóm được phân

04 nhóm

02 nhóm

3

Cách thức phân nhóm

Theo chi phí vận tải và địa điểm chuyển rủi ro

Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải

4

Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa

Không quy định

Có qui định A2/B2; A10/B10

5

Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan

6

Quy định về chi phí có liên quan

Không thật rõ

Khá rõ: A4/B4 & A6/B6

7

Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU

Không

8

Các điều kiện thương mại: DAT, DAP

Không

9

Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF

Lan can tàu

Hàng xếp xong trên tàu

10

Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán hàng trong quy trình vận chuyển)

Không

III/ Một số thay đổi chính của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000

1/ Thay đổi về số nhóm và các điều điện về giao hàng

  • Incoterm 2000 gồm 4 nhóm E,F,C,D với 13 điều kiện cơ sở giao hàng:

    • E: EXW

    • F: FAS, FOB, FCA

    • C: CFR, CPT, CIF, CIP

    • D: DES, DEQ, DAF, DDU, DDP

  • Incoterm 2010 có 2 nhóm điều kiện:

    • Nhóm 1: Áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP,DDP;

    • Nhóm 2: áp dụng cho vận tải đường thủy: FAS, FOB, CFR,CIF.

Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, nên nhớ rằng các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển.

Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua một ranh giới tưởng tượng.

  • Như vậy, trong Incoterms 2010, 3 điều khoản DAF, DES, DEQ đã được thay thế bởi DAP và DDU đã được thay thế bởi DAT.

    • DAT (Delivered at Terminal… named place of destination): người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã đặt hàng hóa (đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải chở hàng đến) tại các terminal (là địa điểm cuối cùng để tập kết hoá của các các phương tiện, thiết bị chuyên chở bao gồm cả đường bộ / thủy / sắt / không) hoặc tại địa điểm đến quy định;

    • DAP (Delivered at Place… named place of destination): người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa (hàng hóa chưa được dỡ khỏi phương tiện vận tải) được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm đến quy định.

2./ Phí THC (Terminal handling charge – Phí bến bãi)

Đối với một số điều khoản về giao hàng trong đó người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải như CIP, CPT, CFR, CIF…, có khả năng phí THC tại nơi đến đã được tính vào trong giá bán. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian vừa qua có nhiều trường hợp tại nơi đến người mua bị buộc phải trả khoản phí THC này tại nơi đến. Như vậy người mua đã phải thanh toán tiền hai lần cho một khoản phí. Chính vì vậy người mua hiện nay rất quan tâm đến các thỏa thuận giữa người bán và người chuyên chở. Do đó trong Incoterms 2010 đã làm rõ hơn về trách nhiệm trả các khoản phí này, Incoterms 2010 quy định người bán phải thông báo cho người mua về những khoản phí nào đã bao gồm trong cước phí chuyên chở khi thỏa thuận với người chuyên chở. Nếu trong trường hợp theo thông lệ cước phí đã bao gồm phí THC tại nơi đến, người bán không có quyền tính thêm khoản phí này cho người mua nữa.

3./ Liên quan đến an ninh hàng hóa

Hiện nay sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, vấn đề an ninh hàng hóa và phương tiện vận tải được đặt lên hàng đầu. Nhiều quốc gia hiện nay gia tăng kiểm tra an ninh về hàng hóa, phương tiện vận tải, các nước quy định các bên có liên quan đến hàng hóa phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về an ninh hàng hóa để được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy có sự khác biệt giữa “các thủ tục hải quan” và “các chức năng liên quan đến an ninh”. Một số quốc gia có sự phân biệt về luật giữa hai hoạt động này. Tuy nhiên trong các phiên bản Incoterms trước đây không đề cập rõ ràng về trách nhiệm và sự phối hợp giữa người mua và người bán liên quan đến việc cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa. Do đó, Incoterms 2010 quy định cả hai bên (người mua và người bán) có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin về hàng hóa cho các bên thứ ba có liên quan nếu họ yêu cầu để có thể thông quan về mặt an ninh cho lô hàng.

4./ Bảo hiểm

Bảo hiểm chỉ liên quan đến điều khoản CIP và CIF, theo đó người bán phải mua bảo hiểm cho người mua. Theo Incoterms 2000, người bán chỉ phải tuân thủ theo đúng nghĩa vụ được quy định trong Incoterms mà không tính đến sự thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới ra đời sau khi Incoterms 2000 được ban hành. Do đó, Incoterms 2010 quy định khi tiến hành mua bảo hiểm người bán phải tuân theo những thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới.

5./ Chứng từ điện tử

Incoterms trước quy định các bên được phép sử dụng trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử, cũng như cho phép sử dụng chứng từ điện tử nếu hai bên đồng ý sử dụng. Tuy nhiên, do nhận thức được tầm quan trọng cũng như tốc độ truyền tải thông tin bằng phương tiện điện tử, Incoterms 2010 quy định người mua và người bán có quyền sử dụng chứng từ điện tử hoặc trao đổi bằng phương tiện điện tử nếu hai bên đồng ý hoặc theo thông lệ hai bên được quyền sử dụng phương tiện điện tử. Theo thông lệ ở đây có ý nghĩa rất lớn, bởi vì trong một số trường hợp một bên không có quyền từ chối trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử, chẳng hạn như bằng email.

6./ Thay đổi đối với điều khoản FOB

Theo Incoterms 2000, điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là khi hàng hóa qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng. Nay Incoterms 2010 quy định cụ thể hơn về thời điểm này, đó là khi hàng hóa phải thực sự được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng quy định.

7./ Phạm vi áp dụng Incoterms

Incoterms 2010 có thể được áp dụng cho cả thương mại trong nước và thương mại quốc tế.


Đối với những quy định thuộc Incoterms 2000, điểm chuyển rủi ro từ bên xuất khẩu sang bên nhập khẩu là khi lô hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng.

Còn đối với Incoterms 2010 đã quy định cụ thể hơn về thời điểm này. Điểm chuyển rủi ro từ bên mua sang bên bán là khi lô hàng phải thực sự được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng quy định.

Vừa rồi, Vận Tải Top One Logistics vừa giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề Incoterms là gì. Chúng tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ có thêm kiến thức qua bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Liên hệ:

Name: Vận Tải Top One Logistics

Phone:901201166

Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com

Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Nguồn:

https://vanchuyenhanggiatot.com/incoterms-la-gi/


Ngồn liên quan:

https://gab.com/vantaitoponelogistics/posts/109076214601297375

https://start.me/w/qPMAPA

https://toponelogistics.mystrikingly.com/blog/incoterms-la-gi-so-sanh-dieu-kien-incoterm-2010-va-2000

https://vantaitoponelogist.wixsite.com/my-site/post/incoterms-la-gi-so-sanh-%C4%91ieu-kien-incoterm-2010-v%C3%A0-2000

https://vantaitoponelogistics.blogspot.com/2022/09/incoterms-la-gi-so-sanh-ieu-kien.html

https://sway.office.com/7x0KSlyqpQSBSKFy

https://vantaitoponelogistics.nethouse.ru/posts/incoterms-la-gi-so-sanh-ieu-kien-incoterm-2010-v-2000

https://vantaitoponelogistics.thinkific.com/pages/incoterms-la-gi-so-sanh-dieu-kien-incoterm-2010-va-2000

https://www.liveinternet.ru/users/vantaitoponelogistics/post495449213/

https://plaza.rakuten.co.jp/toponelogistics/diary/202210030038/