Phạm Duy

Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013[1]), tên khai sinh Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam.

với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.[12] Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. 

Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi nhiều miền trên đất nước, giúp ông mở mang tầm mắt, ngoài ra khiến ông trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước Việt Nam.

Nguồn: wiki.