Lý thuyết Dow là gì? Những xu hướng theo lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là một nền tảng cơ bản dành cho việc phân tích kỹ thuật trên sàn chứng khoán. Đây được gọi là khái niệm tiền đề để giúp các nhà đầu tư vận dụng trong việc giao dịch.


Lý thuyết Dow là gì ?


Lý thuyết Dow là một loại lý thuyết cơ bản của việc phân tích kỹ thuật, cũng là nền tảng để phát triển của nhiều lý thuyết giao dịch chứng khoán khác ( trừ Ichimoku của người Nhật Bản), thừa kế và phát triển trên nền tảng của lý thuyết Dow này, làm cho lý thuyết này thêm vững chắc hơn, đơn giản và cũng dễ hiểu hơn và thực tế hơn bằng đồ thị. Những biến động của cổ phiếu trên thị trường đều có các thay đổi theo những giả thuyết sau:

Không ai có thể thao túng được xu hướng của thị trường

Một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì không một ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự động chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại. Giải Nobel kinh tế năm 2012 cũng đã khẳng định điều này.

Ví dụ như xu hướng tăng của thị trường được xác nhận tăng liên tục. Những ai đang thao túng giá cả thì chỉ có thể làm giảm giá trong một thời gian ngắn rồi nó sẽ tiếp tục trở lại xu hướng chính. Sau đó thị tường cứ đi theo xu hướng chính cho đến khi mỏi mệt với cái xu hướng đó và nó sẽ tự đổi chiều để đi theo xu hướng khác.


Tất cả đều phản ánh vào giá cả


Lý thuyết Dow pdf chỉ giúp nhà đầu tư nhìn nhận lại xu hướng chính của thị trường giao dịch. Tuy nhiên, những thay đổi ngắn hạn này khó có thể để áp dụng. Lý thuyết này chủ yếu chỉ ra những nền tảng cơ bản nhưng việc áp dụng sẽ có sự khác nhau của từng nhà đầu tư nên không phải lúc nào việc phân tích cũng đưa cho cùng một kết quả.





Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn toàn chính xác

Lý thuyết Dow forex đưa ra những nguyên lý và bản chất của thị trường và giúp bạn loại bỏ được những tâm lý cá nhân khi tham gia thị trường giao dịch. Tuy nhiên, khi dựa vào lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo các tiêu chí khách quan, và không nên dựa trên những mong muốn của chính mình mà phân tích thì sẽ làm phân tích của bạn bị lệch lạc. Khi đấy phân tích của bạn bị sai lệch, chứ không phải là lý thuyết Dow đã đưa ra những điều không đúng. Vì vậy mới nói lý thuyết Dow không hoàn toàn chính xác. Cũng là dựa trên lý thuyết Dow nhưng những phân tích của những người khác nhau lại cho ra kết quả khác nhau.


Những xu hướng theo lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow chỉ ra thị trường vận động theo 3 xu hướng như: xu hướng cấp 1, xu hướng cấp 2 và xu hướng cấp 3.

  • Xu hướng cấp 1 cũng là xu hướng chính được quan sát trong khoảng thời gian dài hạn. Theo sau đó, xu hướng này sẽ bao gồm xu hướng tăng giá (Bull Market) và xu hướng giảm giá (Bear Market). Các xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi có sự thay đổi nhất định.

  • Xu hướng cấp 2 là xu hướng thứ cấp có những biến động trong xu hướng chính, bao gồm những đợt giảm trong một khoảng thời gian là vài tuần. Được nhận định là đợt điều chỉnh giá, đi ngược lại với xu hướng chính dài hạn.

  • Xu hướng cấp 3 cũng là xu hướng ngắn hạn có các biến động trong một khoảng thời gian rất ngắn. Có những sự thay đổi nhỏ hơn, thường không tác nhiều đến xu hướng dài hạn.


Những giai đoạn của xu hướng



Xu hướng tăng

Giai đoạn tích lũy hay còn gọi là giai đoạn đầu của xu hướng tăng. Đây là quãng thời gian bắt đầu cho đợt tăng giá, có thể xuất hiện từ một pha giảm trước đó. Tại thời điểm này, nhà đầu tư cảm thấy mức giảm đã đủ sâu và bắt đầu các đợt mua vào để tích lũy cổ phiếu. Với dấu hiệu nhận biết có thể thấy từ khối lượng giao dịch thấp, điều này phản ánh bên mua đang mua vào trong sự hoài nghi của thị trường giao dịch. Khi mức giá bắt đầu lên những mức cao hơn, thì khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng theo. Trong giai đoạn đầu này thì đà tăng sẽ xuất hiện những đợt giảm điều chỉnh, tuy nhiên các mức đáy tạo ra vẫn cao hơn mức đáy cũ.

Giai đoạn kế tiếp sẽ là giai đoạn tăng trưởng mạnh và kéo dài. Nhiều nhà giao dịch có thể kiếm được lợi nhuận trong giai đoạn này với đà tăng khá vững chắc. Đến giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng, thì mức tăng sẽ trở nên quá mức và đạt đỉnh, báo hiệu bắt đầu sự kết thúc xu hướng.

Xu hướng giảm

Xu hướng giảm bắt đầu sẽ là giai đoạn phân phối. Lực bán ra sẽ xuất hiện khi giá cổ phiếu được các nhà đầu tư đánh giá đã đạt đỉnh, dòng tiền thoái trào và rút ra khỏi thị trường. Khối lượng giao dịch tăng lên từ lực cung tăng cao. Và giai đoạn tiếp theo trong xu hướng giảm sẽ là pha giảm mạnh nhất và kéo dài. Nhiều nhà đầu tư đang mất dần kỳ vọng vào thị trường, gây nên tình trạng bán tháo. Đến giai đoạn cuối này, mức giảm xuống đáy và nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận ra giá cổ phiếu trở về mức rẻ từ đó mua dần trở lại, báo hiệu xu hướng giảm sắp kết thúc.


Lời kết

Nhìn tổng quan thì việc áp dụng lý thuyết Dow là bước đầu tiên mà nhà các đầu tư chứng khoán cần nắm vững, đây cũng là nền tảng cho việc sử dụng lý thuyết dow và sóng elliott (thể hiện những xu hướng ngắn hạn rõ nét hơn từ lý thuyết Dow). Ngoài ra, nhà đầu tư nên áp dụng một cách chính xác các chỉ báo phân tích khác để đưa ra những kết luận chính xác hơn.