Trần Xuân An - (tập thơ thứ 17) - Phần 5 (bài 44 đến bài 54)

Bài 44

NGÔI TRƯỜNG HỒNG

Trần Xuân An

tặng bạn học Duy Cương

ngôi trường hồng bên bờ sông Hương?

nhưng vôi tím Huế như màu áo

rồi áo thành màu vở trắng ngần

phượng đỏ ngóng đường xanh long não

thì hồng là màu tuổi học trò

hồng lòng tay, gương mặt thời con gái

lễ rước, diễn binh, mỗi xuân hồng:

Hai Bà Trưng hành quân từ mãi mãi

tên trường chỉ là chiếc khánh bằng đồng

ai trêu ngày xưa, ai hồng đôi má

thành Trưng Trắc, vẫn nhớ lễ xưa hoài

thì Hai Bà Trưng nghe? Hồng tiếng dạ (*)

tròn trăm năm, vôi vẫn màu tím Huế

bao nhiêu năm, áo lụa trắng ửng hồng

có mươi sắc độ hồng, nhưng màu hồng ấy

thành Ngôi Trường Hồng, tôi hiểu rứa, tếu không?

T.X.A.

04-03-2017

(*) Trước 1975, trường mang tên Đồng Khánh, nhưng mỗi dịp lễ kỉ niệm của trường đều có cuộc diễn hành Hai Bà Trưng cỡi voi ra trận. Sau 1975, tên trường là Trưng Trắc, rồi thành Hai Bà Trưng.

Bài 45

TRƯỚC TÁC PHẨM TƯỢNG PHẬT ĐỘC ĐÁO

Trần Xuân An

tu thành Phật, không còn phần mình

chỉ chiếc đầu, đôi vai, tay chân tồn tại

hết yêu giận oán sầu, thôi thèm, chẳng đói?

vâng, trái tim, bụng dạ có như không

nhưng sống, phải làm người con, tận lòng

làm người chồng, người cha, người ông, tận sức

cuốc cày hay viết, đổ mồ hôi sôi nước mắt

và cần thấu suốt sắc sắc không không

xin kính trọng người khoác áo nâu sồng

và chấp nhận thế gian cùng quy luật

quy luật thấm nhuần từ bi, tính Phật

đỏ đen tim, thơm thối bụng, hữu nhưng vô hình

phổi lọc không khí ô nhiễm thành trong lành

tim lọc máu đen thành máu đỏ

ruột lọc dưỡng chất tinh, trả phân cho đất đai mầu mỡ

chim bướm ơi, tính Phật sản sinh

tôn giáo là gì? Là bộ lọc trái tim

bộ lọc phổi, bộ lọc ruột, nhưng chim bướm

chim bướm có bộ lọc sau vầng trán

Đức Phật là bộ lọc của cõi con người.

T.X.A.

trước 08:20, 05-03-2017 (HB17)

Ảnh từ FB. của anh Việt Yên Lê

Một pho tượng Phật Thích Ca độc đáo: không có phần ngực, phần bụng, chỉ có phần đầu, phần vai và tứ chi. Tôi mạn phép gọi là “Tượng Phật tâm không & hung không” (hung: bụng; “binh giáp tàng hung trung”). Nhưng, thật ra, “tâm không” là đã bao gồm “tâm không” và cả “hung không” rồi.

Bài 46

TẶNG HỒNG NỬA ĐOÁ

Trần Xuân An

tặng nhau một nửa đoá hồng

phía sau mặt giấy có không xin tuỳ

tình nào cũng ở thế nguy

dù lâu rồi, áo mở khuy vợ chồng

vẽ bằng chìm vực nổi sông

đoá trăm năm trọn, khi lồng ngực im

tương lai, trong kỉ niệm tìm

tặng hồng nửa đoá, ngắm nhìn nửa sau.

T.X.A.

07-03-2017 (HB17)

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.txawriter.wordpress.com ( cauyhe.net )

http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

Bài 47

HAI ĐOÁ HOA THUẬT NGỮ

Trần Xuân An

— kính tặng tất cả mọi người mẹ, người vợ trong chiến tranh —

“Chiến tranh Hai Khối ngoại xâm”

đan xen “Nội chiến Đỏ – Vàng”

hai thuật ngữ – hai tên gọi –

hai đoá hoa sự thật nở ra cùng thế giới

cùng văn và sử nước ta sũng máu từng trang

hai thuật ngữ –

hai đóa hoa sự thật nở ra, rõ ràng

xoa dịu bao trái tim người mẹ nhức nhối

thơm hương bao trái tim người vợ nát tan

nếu có một ngày tôn vinh, tạ ơn phụ nữ

đừng quên hai đoá hoa thuật ngữ

(như gọi “Trịnh – Nguyễn phân tranh”,

một thuở hai Đàng)

nở khách quan

như thiên nhiên, như lòng dân

như cả nhân gian

hai thuật ngữ

giảm đau bao người mẹ, người vợ

nỗi niềm thế giới, nỗi niềm Việt Nam

thời máu lửa, văn hiến thành dã man

để có hoà bình, nước non lành lặn

chỉ có thể, khi một Miền chiến thắng

chiến thắng rồi, thôi đừng dối gian

những người ủng hộ xưa, giờ nói thẳng

tôi cũng vậy, nói trong cay đắng:

hai thuật ngữ – hai đoá hoa dịu dàng

giảm đau trong ai hãnh tiến đỏ

giảm đau trong ai oan hận vàng

lại ngọt lòng, thơm thảo, chứa chan

bao người mẹ, người vợ

nỗi niềm thế giới, nỗi niềm Việt Nam.

T.X.A.

06:11 – 07:40, 08-03-2017 (HB17)..

Bài 48

CẢM GIÁC ĐỘC LẬP

Trần Xuân An

nhắc nhau chút sử, chuyện xưa

chỉ mong dịu nắng, nhẹ mưa lòng đời

đội Mác Lê, lụy nhờ thôi

nay cất ảnh tượng cho phơi phới đầu

cùng cười vang tới ngàn sau

đại đồng, độc lập mãi sâu ước này

nhẹ nhàng một cái hất tay

Bác Hồ thắp sáng lại Ngày Tuyên ngôn.

T.X.A.

chiều 12-03-2017

Bài 49

NHỚ “KẺ TUẪN ĐẠO” CỦA UNAMUNO (*)

Trần Xuân An

giám mục được phong thành thánh sống

nhưng không tin Chúa, lướt câu kinh (**)

vẫn tin ảo tưởng là mầu nhiệm

cứu rỗi tín đồ, đời ổn bình

ảo tưởng khiến người không tiếc máu

nhưng không làm được máy cày đâu

mồ hôi, chất xám và quy luật

vật chất nhân lên vật chất giàu

chủ nghĩa Mác Lê: kinh giảng đạo

một thời đỏ rực nước non mình

chiến công nhờ ảo, duy không ảo:

thương nước, xả thân để quyết sinh

kinh tế, nếu nuôi bằng ảo tưởng

chỉ làm ra ảo, ảo huyền thôi

đo nhau, đo mức cao năng suất

ảo tưởng, đừng treo trước mũi đời

nhà giáo một thời giáo sĩ đỏ

tôi chưa sùng bái tượng Lênin

ngỡ rằng ảo tưởng nhân thêm lúa

nhưng rã bao điều nhà máy tin

chính trị hết rồi tôn giáo đỏ

tôi về im lặng ngó sông Hương

lặng im, thương kính ngôi trường cũ

thương bạn bè ta và Huế thương.

T.X.A.

05:09 – 08:01, 14-03-2017 (HB17)

(*) Tác giả người Tây Ban Nha, Trần Xuân Kiêm dịch, Nhà xuất bản Quế Sơn – Võ Tánh, Sài Gòn, 1971.

(**) Nhân vật giám mục này được phong thánh sống, nhưng ông không bao giờ đọc câu kinh thể hiện đức tin về sự tồn tại Đức Chúa Trời. Ông không tin có Chúa Trời, mặc dù đó là điều răn số một, cơ bản nhất của Thiên Chúa giáo.

Trân trọng mời đọc lại, trọn vẹn bài thơ

VỀ THĂM CẦU Ý HỆ

T.X.A.

.

Bài 52

ĐƯỜNG PHỐ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

Trần Xuân An

đi trên đường phố tên Người

ơn bao chất xám, mồ hôi, tấm lòng

mấy hội thảo vọng núi sông

những ai yêu nước mang gông, lưu đày

xác biệt xứ, về quê đây

ai còn nhiễm giặc báo này sách kia!

chí cháu chắt cũng héo lìa

ngậm cay nuốt đắng lạy bia mộ Người

đau nhọ sử, quãng tuổi mười

bao năm viết sách, tên Người sáng ra

yêu nước ta buộc lầm ta

ngẩn ngơ hậu duệ, chí sa, lại ngời

đường tên Người nắng thắp rồi

quãng đông vui, quãng biếc trời, đất xanh

sách – gạch xây; biển – ốp quanh

với tôi, hậu duệ, đã thành Tổ lăng.

T.X.A.

trước 17:20, chiều 23-03-2017 (HB17)

Bài 53

NHẠC, QUẢ ĐỎ TRÁI VÀNG

Trần Xuân An

lớp trẻ đang hát nhạc lính vàng

như nhớ về quan binh Lê – Trịnh

vô tư giếng sâu, trong và tĩnh

nhạc đỏ, nhớ quân Chúa Nguyễn xưa

cấm trái vàng lành – vở trời đùa

ngăn quả đỏ hiền – trò chống đất

đã thành sử rồi, thì hát tất

quả độc, trái say, lưu cẩm nang

mùa mới, đỏ, vàng thành thuốc thang

vết thương tâm hồn cần cầm máu

Gianh mù nhạc còn cần nhân hậu

Bến Hải cáp quang, cần thật hơn

mỗi dòng sông chảy giữa nước non

sông đổ vào sông không trở lại

đôi bờ sử, quả tươi, thơm trái

tâm Việt bao mùa ngọt đỏ vàng

tuy như Bến Hải, vết chém ngang

Gianh, tuyên truyền chi, bằng thằng mõ!

chỉ một mình Hiền Lương đau khổ

gánh máu xương, hai núi tuyên truyền!

bài đỏ, khúc vàng nào vẫn nguyên

sàng lọc qua thời gian, dần rõ

đạo phi thế quyền là đức độ

vàng, đỏ chỉ là sắc thiên nhiên

nhạc sử chia vàng, đỏ, hai miền

sau Cởi trói, chẳng phân biệt nổi

màu gì, trước góc nhìn chật chội

xanh và vàng – màu cầu Hiền Lương?

T.X.A.

06:11 – 07:32, 26 & chiều 27-03-2017 (HB17)

Bài 54

MÀU CẦU HIỀN LƯƠNG

Trần Xuân An

hồn nhiên như trẻ thơ, sông hát

xanh da trời phía Bắc

không phải màu da Thượng Đế cao vời

(tùy châu, Ông Trời vàng, đen, trắng)

phía Nam màu sớm mai, tươi non nắng

(trong mắt ai, màu lá sắp rơi)

Genève, năm tư, ngày 20 tháng 7 đắng

lòng dân ta, như ba nước gần xa, cắt rời

“không Jésus, không Marx”!

hồn dân tộc, không chia năm xẻ mười!

rồi đến hai màu này, hai phía đỏ, vàng đã thôi

cuộc đấu tranh bằng sơn trên vài sắt!

tôi lại đến đây, chiều rồi

Cầu Ý Hệ, sáng ngời

sau hơn bốn mươi mùa thu thống nhất

(sùng ngoại, khiến còn chia đôi Hai Khối chưa nguôi!)

di tích, dĩ nhiên, nguyên định nghĩa bằng màu sắc

đấu tranh, đối ngoại như trò chơi!

lịch sử đã qua, không thể nào khác

nghĩa binh Cần Vương gươm sáng lửa ngời

dù tuyệt vọng cầu Thanh, bế tắc

rồi bên đoạt cờ Quốc gia, bên nhân danh Lénin học Marx

hào quang thắng Pháp

vượt Hiền Lương gãy đổ. Rồi Sài Gòn chơi vơi

phục chế, lưu vào lịch sử muôn đời

phục chế, lưu vào tâm hồn em và tôi

đầy đủ lấp láy nghĩa màu, là chân thật

sự thật máu xương ý hệ cũng xa trôi

cầu còn lại màu hiền, màu lương, sông ơi

đừng cạn lòng, mặn trào nước mắt

T.X.A.

05:10 – 06:30, 28-03-2017 (HB17)

& trong một ngày sau đó

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/ —— 1851204538486822

.

ĐÃ ĐĂNG TẤT CẢ TRÊN FACEBOOK TRẦN XUÂN AN

.

Và rồi hình tượng tiếp tục phát triển thành con rồng lớn với đôi cánh là hai tà áo, biểu trưng cho hai miền đất nước, thân rồng là con sông Bến Hải. Còn bản thân tôi, tác giả bài thơ, chỉ nhỏ nhoi so với con rồng Bến Hải – Hiền Lương có cánh, hoá thành cây bút cài giắt trên vai rồng.

2

Sự xung đột ý thức hệ trong thế kỉ XX, cộng sản và tư sản, vô thần và hữu thần, đều là của người Tây (bao gồm người Mỹ)! Tình cảnh chia cắt ở Đức, thì đã đành. Nhưng oái oăm thay, lại bùng nổ ở Việt Nam mình! Oái oăm hơn nữa, không những ở Việt Nam mà cả ở Trung Hoa, bán đảo Cao Ly!

Ở khắp nơi trên thế giới, Chiến tranh Lạnh (Chiến tranh ý thức hệ) đã chấm dứt, chỉ còn riêng ở Trung Quốc – Đài Loan, Bắc Triều Tiên – Hàn Quốc trong thực trạng còn chia cắt, và ít nhiều ở Việt Nam, Cu Ba với tính chất khẩu chiến.

Riêng ở điểm này, người Châu Á, Châu Mỹ la-tinh quả là lạc hậu, bảo thủ, bi hài.

Xin hiểu Chiến tranh ý hệ là của người Tây! Hiểu đúng như thế để vươn vai, giũ bỏ, để Tổ quốc Việt Nam được bình an, không nên hà hiếp nhau làm gì.

Bài 50

SÔNG HƯƠNG KHÔNG TRÔI

Trần Xuân An

trở về nơi tuổi hai mươi

đoá hôn đầu, bỗng nên người – Người Yêu

giờ hai đứa có muốn liều

cũng hôn gạch đỏ óng rêu, sao đành!

đi xa, mình đã già nhanh

sông Hương trôi chậm, người xanh tóc hoài

gặp nhau? hay những ai ai?

tuổi hai mươi, hai đứa ngày xanh xưa!

màu đoá hôn, mặc nắng mưa

giấu trong lòng gạch không thừa đâu em

về soi tóc nước Hương thêm

sông thơm nhiều thuở mình mềm môi hôn?

sông lụa thời gian, lạ hơn

bảy trăm năm tuổi, hứa còn tóc xanh

hôn tay áp gạch, phải đành!

biết thương kỉ niệm, mãi thành Người Thương.

T.X.A.

trước ngày 18 & 20-03-2017 (HB17)

Bài 51

VỀ THĂM CẦU Ý HỆ

Trần Xuân An

trắng sơn một vạch rạch đôi

vàng màu nắng, xanh da trời, Hiền Lương!

như băng bằng lụa dễ thương

vết thương, chỗ cắt máu xương chưa lìa!

ngỡ cô gái Việt xưa kia

tâm hồn sũng máu đầy bia mộ người

áo hai tà lụa xinh tươi

gió hai phía thổi, chẻ đôi, nơi này!

giữa cầu, lặng đứng chiều nay

còn nghe hai hệ người Tây chẻ mình

đứng như cây bút đáng khinh

nếu không viết trọn thơ mình – lòng dân

lụa Hiền Lương tươi vô ngần

băng nơi chia cắt, thực dân hai đường

ngoại xâm hai phía vết thương

niềm thế giới tại quê hương, thế này!

hai miền dựa giặc, đắng cay

bên thắng Pháp đã lâu nay tỉnh rồi

Tàu nô ý hệ, cắt, rời

eo Đài Loan thêm nghẹn lời Hiền Lương!

hai màu sơn lụa mướt sương

dang tay níu, hai tà cương gió chiều

bay lên nhưng chẳng phiêu diêu

Hiền Lương vượt thoát nghìn điều dối gian

ước mong Tổ quốc bình an

hai miền – đôi cánh, dõi ngàn trùng khơi

viết thật, vì thương nước thôi

bay lên, Bến Hải, thân tôi: bút cài.

T.X.A.

15:24 h 18:05, ngày 21 (Ngày quốc tế về thơ ca do UNESCO của Liên hiệp quốc công nhận) và 06:13 – 07:01, 22-03-2017 (HB17)

.

.

1

Cô gái trong bài thơ là hình tượng hư cấu, thể hiện chung cho bao cô gái Việt Nam thời chiến tranh và hậu chiến. Sở dĩ như vậy là vì màu nắng vàng tươi và màu xanh da trời có chất nữ tính rất rõ. Nơi xương máu lại xinh tươi, dễ thương như vậy! Thật là lạ lùng. Và điều đó khiến tôi nghĩ bao cô gái Việt có bề ngoài xinh tươi nhưng “tâm hồn sũng máu đầy bia mộ người” (T.X.A.).

Google / host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ... / HOST, SEARCH & CACHE