Bảo hiểm tiền vận chuyển

Bảo hiểm tiền vận chuyển

Phạm vi bảo hiểm tiền vận chuyển

 

Căn cứ vào điều khoản và điều kiện quy định trong Hợp đồng bảo hiểm tiền vận chuyển này hay trong Hợp đồng Sửa đổi bổ sung,bảo hiểm PJICO sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm tiền vận chuyển (NĐBH) đối với những mất mát, thiệt hại về tiền, bao gồm tiền mặt, séc lữ hành, thẻ tín dụng, biên lai thuộc sự trông nom của người được bảo hiểm tiền vận chuyển hay người đại diện đưọc ủy quyền của người được bảo hiểm tiền vận chuyển do bị cướp trong quá trình vận chuyển bằng xe ô tô trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và được quy định theo các tuyến đường ghi rõ trong Bản phụ lục

 

Xem thêm: Giá bảo hiểm nhà máy cơ khí

 

 


Bảo hiểm tiền vận chuyển

 

Thuật ngữ “Cướp” sẽ được áp dụng trong trường hợp nếu:

Có hành động bạo lực hoặc sử dụng các phương tiện khác để uy hiếp hòng loại trừ mọi kháng cự lại việc ăn cướp và trộm cắp tài sản được bảo hiểm;

Do có sự đe dọa bị chết hoặc bị thương tật, người trôm nom tài sản buộc phải giao nộp hay từ bỏ tài sản được bảo hiểm;

Tài sản được bảo hiểm bị lấy cắp khi người trông nom tài sản sau khi bị tai nạn hoặc do một nguyên nhân nào khác mà không phải do lỗi của mình bị mất sức đề kháng do sự suy yếu về tình trạng thể lực của bản thân.

 

Bảo hiểm PJICO sẽ bồi thường trên cơ sở tổn thất đầu tiên tới hạn mức cao nhất bằng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận cho mỗi chuyến đối với những mất mát xảy ra trong thời gian hiệu lực của đơn bảo hiểm như đã ghi trong Bản phụ lục kèm theo hoặc trong thời gian bảo hiểm thêm mà bảo hiểm PJICO có thể chấp nhận bằng việc trả phí tái tục lại hợp đồng này.

 

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhà máy

 

Các điểm loại trừ

Bảo hiểm PJICO sẽ không chịu trách nhiệm theo đơn bảo hiểm tiền vận chuyển này về những hậu quả dù trự̣c tiếp hay gián tiếp của:

 

1. Việc chuyên chở là của các hãng vận chuyển tiền chuyên nghiệp;

2. Sự tham ô, cất giấu, cải tín, bội tín, hoặc hành động gian lận, không thành thật của phía NĐBH hay các bên có cùng quyền lợi với người được bảo hiểm tiền vận chuyển, người làm công hay đại lý nào khác của người được bảo hiểm tiền vận chuyển;

 

3. Hành động cố ý hay lỗi cố ý của người được bảo hiểm tiền vận chuyển;

4. Mất không lý giải được, biến mất một cách bí hiểm, mất mát hay thiếu hụt được phát hiện trong khi tiến hành kiểm kê, thiếu hụt do lầm lẫn hay lỗi về kế toán hay hành chính, các hoạt động sai sót;

 

Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn công nhân

 

5. Mất mát mang tính chất là hậu quả, mất mát hay thiếu hụt do đồng tiền bị mất giá hay lạm phát;

6. Mất mát do xe không có người hộ tống, mất cắp thông thường, mất cắp do bị lừa;

7. Những khiếu nại về trách nhiệm, thương tật hay thiệt hại đối với phương tiện chuyên chở;

8. Mất mát hay thiệt hại do máy bay hay các phương tiện hàng không khác bay với tốc độ âm thanh hay siêu âm và dưới sức ép sóng của các thiết bị đó;

9. Mất mát hay thiệt hại do hao mòn tự nhiên, mối mọt hay các loại côn trùng khác;

10.  Mất mát hay thiệt hại do động đất, núi lứa phun, lụt, bão, xoáy lốc, giông tố hay chấn động thiên nhiên hoặc xáo động khí quyển;

 

11.  Mất mát hay thiệt hại phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp do chậm trễ, trưng thu hay bắt giữ của hải quan hay nhà cầm quyền hoặc chính quyền địa phương;

 

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ bệnh viện

 

12.  Mất mát hay thiệt hại do chiến tranh (dù công bố hay không công bố), xâm lược, hành động thù địch, chiến sự, quân sự, lực lượng thủy quân hay lực lượng tiếm quyền, luật quân sự, bắt giữ của nhà nước, cách mạng nổi loạn, dấy loạn, đình công, nổi loạn dân sự, khởi nghĩa binh biến, âm mưu, hành động khủng bố, trưng thu phá hủy theo lệnh của chính phủ hay nhà cầm quyền;

 

13.  Mất mát hay thiệt hại do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ hạt nhân.

 


 

 

Quy định mới về giao nhận, vận chuyển tiền mặt

 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

 

 

Theo Thông tư, việc giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng được thực hiện như sau: Trường hợp giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông; giao nhận tiền mặt theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau, việc giao nhận tiền mặt sẽ theo bó tiền đủ 10 thếp, nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong kẹp chì.

 

 

Nếu giao nhận các loại tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước sẽ giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong.

 

 

Việc giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong cũng sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau: Các loại tiền được kiểm đếm, phân loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại đóng bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng văn bản.

 

 

Theo Ngân hàng hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận tiền mặt trong hệ thống.

 

Nhiều điểm mới

thegioibaohiem.net/vi/tin-tuc/515/bao-hiem-tien-van-chuyen.html