Bồi thường bảo hiểm hỏa hoạn nhà xưởng

Bồi thường bảo hiểm hỏa hoạn nhà xưởng

Hồ sơ yêu cầu bồi thường tư vấn 0932377138

1. Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

4. Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

5. Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác hoặc các bằng chứng chứng minh tổn thất.

6. Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại

Giám định tổn thất tư vấn 0932377138

Bồi thường bảo hiểm hỏa hoạn nhà xưởng

Bồi thường bảo hiểm hỏa hoạn nhà xưởng

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền sẽ tiến hành giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định độc lập. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Hình thức bồi thường tư vấn 0932377138

1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

c) Trả tiền bồi thường.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản tư vấn 0932377138

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Tuân thủ các quy định về báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy quy định

b) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết chậm nhất không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.

c) Trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm do người thứ ba gây ra, bên mua bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm và làm các thủ tục pháp lý cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại của doanh nghiệp bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đòi người thứ ba. Trường hợp thiệt hại do người có hành động cố ý gây ra, bên mua bảo hiểm phải báo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra biết.

d) Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm những thông tin cần thiết, gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ngắn nhất các hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại cùng với bản kê khai thiệt hại. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm xuất trình sổ tài sản và chứng từ kế toán để kiểm tra.

8. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của bên mua bảo hiểm

Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm:

1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;

2. Máy móc thiết bị;

3. Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác.

Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm. tư vấn 0932377138

Giải thích từ ngữcác từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.

4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ:

a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).

5. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là các cơ sở được quy định

6. Mức khấu trừ là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm

Hiện trường tẩy độc kho Rạng Đông

Hà NộiHơn 130 cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô và Binh chủng Hóa học đã đến Công ty Rạng Đông sáng nay để tẩy độc khu vực nhà kho bị cháy.

Trước khi dọn dẹp, các lực lượng phải phun nước vào vật liệu cháy dở hoặc phun sương trong khu vực nhà kho để ngăn bụi và mạt sắt dính thủy ngân bay lên cũng như giảm nhiệt độ môi trường bởi từ 30 độ C trở lên sẽ khiến thủy ngân bốc hơi.

Các chiến sĩ chia thành nhiều nhóm lần lượt dọn dẹp đống đổ nát trong nhà kho.

Một tuần trước, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Binh chủng Hoá học đã đến hiện trường lấy 25 mẫu kiểm tra mức độ nhiễm độc thuỷ ngân, làm cơ sở xây dựng phương án tiêu tẩy.

Sau gần nửa tháng xảy ra vụ cháy, hiện trường nhà kho bóng đèn Rạng Đông vẫn ngổn ngang vật liệu, sản phẩm cháy dở, tường bao quanh ám khói.

Bộ đội của Binh chủng Hóa học thu dọn hai tầng nhà kho, cho vật liệu vào bao tải để đưa lên xe của đơn vị môi trường chở đi tiêu huỷ. Nhiều bóng đèn chưa vỡ được các chiến sĩ dùng xẻng dằm nhỏ ra để dễ đóng gói.

Trên tầng hai nhà kho, lượng lớn bóng đèn huỳnh quang, đèn tuýp có thành phần thủy ngân đã bị thiêu rụi.

Nhiều loại bóng đèn thủy tinh bị nung chảy, biến dạng.

Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

Hầu hết lượng thủy ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy. Ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của nhà kho và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m.

Cũng trong sáng nay, một số nhân viên của Công ty môi trường đô thị Urenco 10 cùng với lực lượng quân đội tham gia tẩy độc nhà kho Rạng Đông. Tối qua 11/9, Urenco 10 đã thu dọn mặt bằng khu vực cháy.

Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) đặt 4 thiết bị quan trắc quanh kho Rạng Đông để đánh giá nồng độ tro bụi phát tán trong quá trình dọn dẹp, tẩy độc kho.

Thượng tá Nguyễn Văn Bổng, Trưởng ban Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết, các lực lượng chức năng phối hợp thu dọn hiện trường vụ cháy, vận chuyển chất thải đi xử lý; sau đó sẽ tiêu tẩy, đảm bảo làm sạch khu vực này. "Do khối lượng phải thu dọn lớn nên thời gian thực hiện sẽ khá lâu", ông Bổng nói.

Khu vực nhà kho bị cháy nhìn từ trên cao sáng 12/9.

Đám cháy nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông (số 87-89 phố Hạ Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bùng phát lúc 18h ngày 28/8, kéo dài suốt 5 tiếng. Thiệt hại ban đầu khoảng 150 tỷ đồng, trong đó sản phẩm đèn huỳnh quang là 480.000 chiếc, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc

Tin liên quan