Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì

Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì

Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là loại hình bảo hiểm mà người cung cấp thực phẩm sẽ mua bảo hiểm cho sản phẩm của mình. Khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó nếu có phát sinh ảnh hưởng tới sức khỏe như ngộ độc... sẽ yêu cầu bồi thường. Khi đó bên bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cụ thể:

sẽ bồi thường cho Người được bảo hiểm:

1. Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải trả như tiền bồi thường cho:

1.1. những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau)

1.2 những thiệt hại bất ngờ về tài sản

gây nên bởi hàng hoá do Người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm ngộ độc thực phẩm;

Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì

Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì

2. Tất cả các khoản chi phí và phí tổn kiện tụng

2.1 bên nguyên đơn chống lại Người được Bảo hiểm được bồi hoàn,

2.2 phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của PJICO

đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm ngộ độc thực phẩm phải bồi thường và thuộc diện được bồi thường theo Đơn bảo hiểm này;

Tuy nhiên, trách nhiệm của PJICO đối với tất cả các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều bên nguyên đơn về một hay một loạt các sự cố phát sinh từ hay có thể quy cho cùng một nguồn gốc hay cùng một nguyên nhân, sẽ không vượt quá hạn mức bồi thường được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với một sự cố phát sinh trong suốt thời hạn được bảo hiểm, trách nhiệm của PJICO cũng sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với mỗi thời hạn bảo hiểm ngộ độc thực phẩm.

Trong trường hợp Người được Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm chết thì trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm phải gánh chịu, PJICO sẽ bồi hoàn cho người đại diện của Người được Bảo hiểm theo các điều kiện và các hạn mức qui định trong Đơn bảo hiểm này, với điều kiện là người đại diện đó phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đúng các quy định của các điều khoản, các điểm loại trừ, hạn mức trách nhiệm của Đơn bảo hiểm này như thể chính họ là Người được Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm .

Quy tắc bảo hiểm này không bảo hiểm:

1 Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người và tài sản là hậu quả của một hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của Người được Bảo hiểm và có thể quy kết một cách hợp lý rằng những thiệt hại đó liên quan tính chất hoặc tình huống của hành động hay sai sót cố ý như vậy;

2 Trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm chấp nhận theo một thoả thuận, trừ khi Người được Bảo hiểm đương nhiên phải chịu trách nhiệm đó cho dù không có thoả thuận đó.

3 Trách nhiệm đối với việc gây thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực hiện hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng học nghề với Người được Bảo hiểm, nếu trách nhiệm đó nảy sinh trong quá trình người đó làm thuê cho Người được Bảo hiểm hoặc trách nhiệm đối với các khoản mà Người được Bảo hiểm buộc phải trả theo các qui định của pháp luật liên quan đến bệnh nghề nghiệp hay thương tật do nghề nghiệp gây ra.

4 Trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản

4.1 thuộc sở hữu của Người được Bảo hiểm,

4.2 thuộc quyền cai quản hay kiểm soát của Người được Bảo hiểm hay người làm công hay người đại lý của họ

5 Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người (thương tật, ốm đau), và về tài sản( mất mát, hư hại) gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có liên quan đến

5.1 gây nên bởi bất kỳ một vật nào mà Người được bảo hiểm mua theo những điều kiện mà theo đó trách nhiệm pháp lý của Người bán hàng được giới hạn theo quy chế hoặc theo luật phổ thông

5.2 gây nên bởi bất kỳ hàng hoá nào (hay côngtennơ chứa hàng),

5.2.1 thuộc quyền quản lý hay quyền kiểm soát của Người được bảo hiểm ngộ độc thực phẩm,

5.2.2 do Người được bảo hiểm cung cấp có liên quan đến hoạt động kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện tại bất kỳ nơi nào khác ngoài phạm vi giới hạn địa lý đã quy định

  1. Trách nhiệm mà Người được bảo hiểm phải gánh chịu về thương tật, tổn thất hay thiệt hại nảy sinh trực tiếp hay gián tiếp từ thiết kế, bản vẽ, công thức hay tài liệu kỹ thuật của hàng hoá hay phát sinh từ sự chỉ dẫn, lời khuyên bảo hoặc các thông tin về các đặc tính, cách sử dụng, lưu kho hay cách áp dụng của hàng hoá nào đó,
  2. Trách nhiệm về tổn thất hay thiệt hại của những hàng hoá nào đó do Người được bảo hiểm cung cấp, nếu tổn thất hay thiệt hại đó có thể quy cho sự khiếm khuyết, tính chất độc hại hoặc tính không thích hợp của Hàng hoá đó,
  3. Bất kỳ vụ kiện đòi bồi thường nào được xét xử tại toà án của một lãnh thổ nào đó ở ngoài nước, nơi đóng trụ sở chính của Người được bảo hiểm như đã nêu trong Bản tóm tắt các điều kiện bảo hiểm,

9 Mọi trách nhiệm pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoặc được qui kết cho hoặc được phát sinh từ các nguyên nhân sau:

9.1 bức xạ ion hoá hay nhiễm xạ do các hoạt động phóng xạ từ năng lượng hạt nhân hay chất thải năng lượng hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân (bao gồm cả qui trình tự đốt cháy hay phân huỷ hạt nhân)

9.2 các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hay các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt nhân, nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân hay các chất có thành phần cấu tạo hạt nhân

9.3 nhiễm bệnh do chất amiăng hay các bệnh tật có liên quan khác (bao gồm cả ung thư) phát sinh từ quy trình sản xuất hay mua bán, phân phối, lưu kho hay sử dụng các chất amiăng, sản phẩm amiăng hay các vật có thành phần amiăng.

10 Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của

10.1 chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, chiến sự hay các hoạt động chiến tranh (dù tuyên chiến hay không tuyên chiến)

10.2 nội chiến, bạo động, quần chúng nổi dậy có quy mô hoặc có nguy cơ phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng, đảo chính, binh biến, trưng thu, trưng dụng, tịch thu, tiếm quyền,

10.3 thiết quân luật hay công bố tình trạng khẩn cấp hay bất kỳ một sự kiện hoặc nguyên nhân nào dẫn đến việc công bố tình trạng khẩn cấp hay bất kỳ một sự kiện hoặc nguyên nhân nào dẫn đến việc công bố hay duy trì tình trạng thiết quân luật hay tình trạng khẩn cấp.

10.4 hành động của bất kỳ người nào thay mặt hay có liên quan đến một tổ chức có những hành động nhằm trực tiếp lật đổ bằng vũ lực chính phủ hợp hiến hay chính phủ thực tại hay tác động đến chính phủ đó bằng khủng bố, vũ lực, cướp phá hay cướp bóc có liên quan đến những sự kiện nói trên.

Năm 2017, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm nhưng số người tử vong tăng gấp đôi

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho biết như vậy tại cuộc họp liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Cụ thể, năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường hợp chưa xác định nguyên nhân

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Ảnh: VGP

Cũng theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) cho biết nhiều khả năng số vụ vi phạm ATTP bị xử lý hình sự sẽ tăng mạnh từ năm 2018. “Thực tế rất nhiều vụ vi phạm ATTP vừa qua nếu căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2017 đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự để khởi tố.” – vị lãnh đạo này cho hay.

Theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo, trong năm 2017, cả nước đã thành lập 22.441 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tỷ lệ đạt yêu cầu tăng từ 91% (năm 2016) lên 97,3% (năm 2017). Đáng chú ý, cho đến thời điểm hiện nay, tất cả các mẫu thực phẩm không phát hiện có chứa chất cấm trên gần 10.000 mẫu tại các chợ, cơ sở giết mổ; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 0,06% giảm 2,05%. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm chỉ tiêu vi sinh chiếm tới 26,7% số mẫu được kiểm tra so với mức 9,35% của năm 2016.

Số tiền phạt vi phạm ATTP trong hoạt động kinh doanh nông lâm thủy sản là trên 80 tỷ đồng.

Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 , Bảo Hiểm Con Người, bảo hiểm người sử dụng điện, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm học sinh 24/24, Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy,bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng , bảo hiểm cháy nổ , bảo hiểm nhà xưởng, bảo hiểm ô tô hai chiều , bảo hiểm hàng hóa đường biển , bảo hiểm tòa nhà , phí bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu , bảo hiểm nhà tư nhân , bảo hiểm toà nhà, bảo hiểm cháy nổ tòa nhà . bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm hàng nông sản nhập khẩu , bảo hiểm trách nhiệm khám chữa bệnh ,tư vấn bảo hiểm tòa nhà , tư vấn bảo hiểm nhà xưởng , đất nhà sài gòn , đất nhà , chứng minh tài chính, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng. bảo hiểm tòa nhà , bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở tphcm,bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu, bảo hiểm xây dựng,bảo hiểm hàng hóa chở xá , bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm phòng chống cháy nổ , bảo hiểm tài sản nhà xưởng , bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chung cư , bảo hiểm hàng nông sản nhập khẩu , bảo hiểm hàng xá (hàng rời )

Tin khác