bảo hiểm cháy nổ bảo nhiêu tiền

bảo hiểm cháy nổ bảo nhiêu tiền

bảo hiểm cháy nổ không phải như cái quần cái áo hay cái đồ đạc gì mà có một mức giá cụ thể nha quý khách. Giá bảo hiểm cháy nổ tính trên giá trị tài sản mua bảo hiểm giá trị tài sản nhiều thì phí bảo hiểm phải đóng nhiều và ngược lại giá trị tài sản thấp thì phí bảo hiểm cháy nổ đóng mỗi năm sẽ thấp. Vì vậy, khách hang cần tính được giá trị tài sản của mình để mua bảo hiểm, Nhưng nếu hai công ty cùng giá trị tài sản thì tính sao... à  giá bảo hiểm còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh ví dụ như ngày may mặc, gỗ, giấy rủi ro cao dễ cháy nổ và cháy nổ lớn khi xảy ra cháy nổ gây thiệt hại lớn thì mức phí sẽ cao hơn với ngành có rủi ro thấp

vì vậy hỏi bảo hiểm cháy nổ nhiêu tiền thì nhân viên bảo hiểm hỏi lại bạn giá trị tài sản của công ty bạn bao nhiêu tiền và ngành nghề kinh doanh của khách hang là gì nhiêu đó luôn là đủ để tính giá bảo hiểm cháy nổ

Xem thêm: bảo hiểm cháy nổ công ty sản xuất


bảo hiểm cháy nổ bảo nhiêu tiền- 0932377138

tuy nhiên, theo kinh nghiệm của em thì quý dzị không nên chỉ quan tâm mức phí mà cần lưu ý một số vấn đề sau khi mua bảo hiểm cháy nổ.

thứ nhất là uy tín của công ty, công ty bảo hiểm cháy nổ có uy tín không thành lập được bao nhiêu năm rồi. với những công ty mới mở thì giá rẻ hơn là điều dễ hiểu có mấy  trăm tỷ là mở công ty bảo hiểm rồi quý dzị ưi.

Thứ hai là điểm loại trừ, nói bảo hiểm cháy nổ chứ không  phải cứ cháy, nổ là được bồi thường  nha. Cháy từ xưởng bên cạnh lan qua là không được bồi thường nha. Khủng bố, chiến tranh… nhiều cái loại trừ nha lưu ý đọc chứ đừng nhăm nhăm cái phí không. Rồi lúc xảy ra việc không được bồi thường quay ra chửi bảo hiểm lừa đảo bla blum kk

Xem thêm: Bảo hiểm cháy nổ kho hàng hóa

Thứ ba là mức khấu trừ là số tiền bạn phải chịu khi xảy ra rủi ro giống như chia sẻ với công ty bảo hiểm vậy. nói mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ sơ sơ cho bạn hiểu thế này . giá trị tài sản 5 tỷ mua bảo hiểm. mức khấu trừ 20 triệu / vụ tổn thất thì: khi xảy ra cháy nổ giả sử cháy nhỏ hơn hoặc bằng 20 triệu thì bạn tự lo công ty bảo hiểm không quan tâm không đền bù gì hết. Khi xảy ra cháy nổ thiệt hại từ 20 triệu trở lên ví dụ cháy hết 25 triệu thì bạn phải chịu 20 triệu còn công ty bảo hiểm đền 5 triệu. cháy 5 tỷ thì bạn cũng chịu 20 triệu còn bảo hiểm cháy nổ đền 4.980.000.000 đ. Đấy có vậy thôi bạn hiểu mức khấu trừ chưa. Không hiểu thì tôi nể bạn lắm. bạn gọi cho tôi để tôi biết mặt bạn nha.

Thứ 4 là điều khoản bổ sung gọi là bổ sung là thấy ngon rồi. nói chung nhiều và hạn mức cao là ngon rồi tuy nhiên cũng có một số điều khoản bổ sung lại có lợi cho công ty bảo hiểm, nói giảm quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Tạm tạm về bảo hiểm cháy nổ vậy thôi chứ quy định của nhà nước ở đây là nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP của chính phủ bạn đọc cũng khá rõ cái gì không rõ thì làm lon bia vào là thông não ra ngay thôi quý dzi.

Một số vấn đề cụ thể trên nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Đối tượng bảo hiểmcháy nổ

1. Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểmcháy nổ

Xem thêm: hướng dẫn mua bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng

Phạm vi bảo hiểmcháy nổ

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

- Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểmcháy nổ và bên mua bảo hiểmcháy nổ thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm

1. Mức phí bảo hiểm cháy nổ

Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm cháy nổ và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Xem thêm : bảo hiểm phòng cháy chữa cháy

Mức khấu trừ bảo hiểm cháy nổ

Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mức khấu trừ bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro và lịch sử xảy ra tổn thất của từng cơ sở.

b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Bồi thường bảo hiểmcháy nổ

1. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.

c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm nhà xưởng.

b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm nhà xưởng, Giấy chứng nhận bảo hiểm nhà xưởng.

c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).

d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.

đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.

e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại

TIN KHÁC