Bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy

Bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Sau đây gọi tắt là PJICO) sẽ bồi thường cho Người được Bảo hiểm:

1. Tất cả các khoản tiền mà Người được Bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường.

1.1 thương tật bất ngờ hoặc bệnh tật về người

1.2 những tổn thất bất ngờ về tài sản,

phát sinh từ hoạt động kinh doanh và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa lý quy định trong GCNBH/ HĐBH và xảy ra hoặc gây nên như miêu tả trong mục "Mô tả hoạt động kinh doanh" ghi trong GCNBH/ HĐBH;

2. Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng

2.1 bên nguyên đơn chống lại Người được Bảo hiểm được bồi hoàn.

2.2 đã phát sinh với sự đồng ý của PJICO bằng văn bản

về bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các qui định trong Quy tắc bảo hiểm này;

Bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy

Với điều kiện là trách nhiệm của PJICO đối với tất cả các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều bên Nguyên đơn về một hay nhiều sự cố phát sinh từ cùng một nguồn hay có thể qui kết cho cùng một nguồn hay một nguyên nhân gốc, sẽ không vượt quá giới hạn bồi thường qui định trong GCNBH/ HĐBH đối với mỗi sự cố, và đối với tất cả các thương tật, mất mát hay thiệt hại là hậu quả của tất cả các sự cố xảy ra trong suốt thời hạn được bảo hiểm sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm qui định trong GCNBH/ HĐBH đối với mỗi thời hạn bảo hiểm.

Trong trường hợp Người được Bảo hiểm bị chết, thì đối với trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm phải gánh chịu, PJICO sẽ bồi thường cho người đại diện của Người được Bảo hiểm theo các điều kiện và phụ thuộc vào hạn mức trách nhiệm qui định trong Quy tắc bảo hiểm này, với điều kiện là người đại diện đó phải tuân thủ, thực hiện đầy đủ các điều khoản, các điểm loại trừ, các hạn mức trách nhiệm và các điều kiện của Quy tắc bảo hiểm này như thể chính họ là Người được Bảo hiểm.

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM Quy tắc bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy và GCNBH/ HĐBH là bộ phận cấu thành của Bộ hợp đồng bảo hiểm và mọi từ hay cụm từ được gán một nghĩa đặc biệt ở bất cứ phần nào của Quy tắc bảo hiểm hay GCNBH/ HĐBH này vẫn sẽ mang ý nghĩa như vậy dù nó xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào.

Trong trường hợp phát sinh một sự cố có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy này, thì Người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho PJICO càng sớm càng tốt. Mọi thư từ, đơn khiếu nại, giấy triệu tập của tòa án và các giấy tờ khác có liên quan phải được thông báo hoặc chuyển ngay cho PJICO khi nhận được. 2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Người bảo hiểm thì Người được bảo hiểm không được từ chối trách nhiệm, không được thương lượng, không được chấp nhận, không được đề xuất, hứa hẹn hay thanh toán bất kỳ khoản nào có liên quan đến sự cố hay khiếu nại, PJICO nếu thấy cần thiết có quyền tiếp quản và thực hiện với danh nghĩa của Người được bảo hiểm việc biện hộ chống lại bất kỳ khiếu nại nào hay bằng chi phí của mình và vì quyền lợi của mình có quyền nhân danh Người được bảo hiểm khởi tố chống lại bất kỳ người nào đòi họ bồi thường tổn thất.

PJICO cũng có quyền tự do hành động trong việc kiện tụng và giải quyết việc khiếu nại đó, và Người được bảo hiểm phải cung cấp mọi thông tin và hỗ trợ nếu PJICO yêu cầu.

Trong trường hợp có khiếu nại về thương tật, ốm đau, tổn thất hay thiệt hại, PJICO có thể trả cho Người được bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy số tiền bảo hiểm tối đa qui định trong GCNBH/ HĐBH cho sự cố đó hoặc với một số tiền nhỏ hơn tùy theo kết quả giải quyết khiếu nại nảy sinh từ sự cố đó. Sau khi đã bồi thường, PJICO sẽ không phải chịu thêm trách nhiệm đối với sự cố đó trừ trách nhiệm thanh toán các chi phí kiện tụng đã phát sinh trước ngày thanh toán tiền bồi thường.

Nếu tại thời điểm phát sinh khiếu nại theo GCNBH/ HĐBH có một GCNBH/ HĐBH nào khác cũng bảo hiểm cho rủi ro đó hay một phần rủi ro đó, thì PJICO sẽ chỉ bồi thường cho phần trách nhiệm của mình trong khiếu nại đó theo tỷ lệ.

Với mục đích kiểm tra và xem xét tổn thất, PJICO có thể cử nhân viên hay đại lý của PJICO vào bất kỳ thời điểm hợp lý nào cũng có quyền đến hiện trường hoặc bất kỳ nơi nào được bảo hiểm theo GCNBH/ HĐBH hoặc nơi xảy ra thương tật ốm đau, mất mát hay thiệt hại và có thể yêu cầu giữ nguyên hiện trường để kiểm tra trong một thời gian hợp lý, và Người được bảo hiểm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho PJICO làm nhiệm vụ đó.

Người được bảo hiểm phải tiến hành mọi biện pháp hợp lý để ngăn chặn khả năng xảy ra thương tật, ốm đau, mất mát hay thiệt hại có thể dẫn đến khiếu nại theo Bộ hợp đồng bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy.

PJICO có thể huỷ bỏ GCNBH/ HĐBH vào bất cứ thời điểm nào với điều kiện thông báo trước 30 ngày bằng thư bảo đảm gửi cho địa chỉ mới nhất của Người được bảo hiểm bồi thường bên thứ ba sau cháy, và trong trường hợp đó, PJICO sẽ hoàn trả phí bảo hiểm theo tỷ lệ cho Người được bảo hiểm (sau khi đã điều chỉnh phí theo qui định nêu trong điều 8 nếu thấy cần thiết) theo số ngày còn lại của thời hạn bảo hiểm.

Trách nhiệm bồi thường của công ty rạng đông sau vụ cháy như thế nào?

Liên quan đến quyền lợi đòi bồi thường của người dân, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội khẳng định, hậu quả của vụ cháy này mà gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của bất cứ người dân nào xung quanh khu vực đám cháy, Công ty Rạng Đông phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường sẽ là thiệt hại thực tế đã gây ra đối với người bị hại, trừ trường hợp người bị hại có lỗi.

Trong vụ việc này, kể từ khi đám cháy xảy ra đến khi công ty nhận trách nhiệm, xin lỗi là cả một khoảng thời gian. Trước đó, công ty này còn cho rằng sau khi hỏa hoạn, công nhân dọn dẹp và làm việc bình thường... không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến môi trường, không đưa ra bất cứ khuyến cáo nào đối với người dân. Bởi vậy, những thiệt hại xảy ra đối với người dân có một phần lỗi của người đứng đầu, người có chức trách nhiệm vụ của công ty này. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là rất rõ ràng, theo pháp luật kể cả trong trường hợp công ty này không có lỗi thì vẫn phải bồi thường. Còn trường hợp có lỗi trách nhiệm bồi thường sẽ lớn hơn và có thể xem xét về trách nhiệm về hành vi vô ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác.

Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định đơn vị này đã vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy dẫn đến hỏa hoạn thì sẽ xử lý hình sự người có nhiệm vụ đối với việc phòng cháy chữa cháy ở công ty này.

Đám cháy của công ty này đã gây ra những thiệt hại về tài sản của nhiều tổ chức, cá nhân. Những tài sản bị thiệt hại có thể do cháy, cho khói bụi, kể cả thiệt hại về kinh doanh do phải đóng cửa hàng, giảm doanh số, chi phí để khắc phục, sửa chữa, chi phí phải di chuyển người, tài sản... cũng là cơ sở để phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toàn bộ những thiệt hại về tài sản từ vụ cháy đối với tổ chức, cá nhân thì công ty này có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định tại điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể hiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.

Tổng số tài sản phải bồi thường đối với từng hộ gia đình, cá nhân sẽ là tổng số thiệt hại của các khoản, các mục nêu trên. Thiệt hại được tính trên giá trị thực tế đã xảy ra và sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi vậy các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thiệt hại có thể căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên để thống kê và yêu cầu công ty này phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật. Trong trường hợp công ty này không bồi thường đúng, đầy đủ, kịp thời người bị thiệt hại có quyền khởi kiện đến tòa án để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Ngoài việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản những người bị thiệt hại về sức khỏe cũng có quyền yêu cầu công ty này phải bồi thường.

Tin liên quan