Câu Hỏi 18: Vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm

Câu Hỏi 18: Vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào nền kinh tế để sinh lời được quy định như thế nào?

 

 

Trả lời: 

Về cơ bản, vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư sinh lời. 

Điều 98 Luật KD BH quy định:

1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c) Kinh doanh bất động sản;

d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.”

Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.    

Điều 11 NĐ 46 quy định chi tiết các nguồn vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư như sau:

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Nguồn vốn chủ sở hữu.

2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”

Đặc điểm của Quỹ bảo hiểm (thu từ phí bảo hiểm) số tiền chưa phải bồi thường ngay sẽ có một thời gian tạm thời nhãn rỗi nhất định nên không thể lãng phí mà phải đầu tư để sinh lợi. Lợi nhuận từ đầu tư sẽ gánh vác một phần chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của  người tham gia bảo hiểm hoặc làm tăng thêm các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

(Theo webbaohiem.net)

 

 

 

TIN KHÁC

Câu Hỏi 18: Vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào nền kinh tế để sinh lời được quy định như thế nào?

 

 

Trả lời: 

Về cơ bản, vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư sinh lời. 

Điều 98 Luật KD BH quy định:

1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

c) Kinh doanh bất động sản;

d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.”

Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.    

Điều 11 NĐ 46 quy định chi tiết các nguồn vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư như sau:

Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Nguồn vốn chủ sở hữu.

2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”

Đặc điểm của Quỹ bảo hiểm (thu từ phí bảo hiểm) số tiền chưa phải bồi thường ngay sẽ có một thời gian tạm thời nhãn rỗi nhất định nên không thể lãng phí mà phải đầu tư để sinh lợi. Lợi nhuận từ đầu tư sẽ gánh vác một phần chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của  người tham gia bảo hiểm hoặc làm tăng thêm các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

(Theo webbaohiem.net)

 

 

 

TIN KHÁC