VỀ KHẢ NĂNG KÉO DÀI TUỔI THỌ VÀ VỊ TRÍ CON NGƯỜI TRONG SINH QUYỂN

TẢN MẠN VỀ KHẢ NĂNG KÉO DÀI TUỔI THỌ CON NGƯỜI VÀ VỊ TRÍ

CỦA LOÀI NGƯỜI TRONG SINH QUYỂN

A/ Một số tiền đề:

A1. Nhiều nghiên cứu của các nhà sinh học thống nhất rằng giới hạn tuổi thọ con người hiện nay là 142 năm;

A2. Các thống kê thực tiễn cho thấy loài người có tuổi thọ trung bình giao động từ 50% đến 55% tuổi thọ giới hạn nêu trên;

A3. Các thành tựu Y học, Sinh học cho phép dự báo khoảng 30 năm nữa (đến 2050) loài người có thể kéo dài tuổi thọ con người đến giới hạn tùy ý, căn cứ chủ yếu vào khả năng duy tu, bảo dưỡng, thay thế bất kỳ cơ quan nào trong con người có dấu hiệu suy yếu, không đồng bộ hoặc bị bệnh.

____________________________________

B/ Một số thực tiễn đã được nhận biết:

B1. Nhiều cá thể sau khi nhận tạng của người cho để thay thế tạng hỏng, lỗi, v.v. ví dụ thay tim; thay mắt; thay gan, v.v. có những thay đổi hành vi, lối sống và kỹ năng sống theo hướng lặp lại cá thể đã hiến tạng;

B2. Nhiều thí nghiệm cho thấy, sau khi được tiếp máu của chuột trẻ, đa số chuột già sẽ khỏe mạnh, năng động và có sức sống tăng lên một cách trông thấy;

B3. Như vậy, thông tin sinh học và trải nghiệm thực tế của chủ thể cho tạng hoặc hiến máu sẽ ảnh hưởng khách quan, ngoài mong muốn của chủ thể nhận tạng;

B4. Bất kỳ sinh thể nào (kể cả con người) được coi là đã chết nhưng thực tế chưa chết hẳn (bởi bản thân cái chết là một quá trình). Vậy tương tác của sinh thể chưa chết hẳn với chúng ta là gì? Có độc hại? Độc hại cỡ nào?, v.v.

Ví dụ 1: Chúng ta chưa giải thích được thấu đáo việc cành đào đã bị chặt khỏi cây, đem về cắm lọ trang trí vẫn nở hoa, đâm chồi trước khi lụi tàn!

Ví dụ 2: Khi ta chế biến thịt (chẳng hạn), ta không biết cách làm thế nào chế biến được cảm xúc của con vật khi bị chọc tiết giết thịt!!

Ví dụ 3: Khi ta đem xác người thân đã chết đi thiêu, ta không hề biết người thân trải qua những cảm xúc gì và những cảm xúc đó có tác động đến ta hay không? Tác động ra sao ?!!!

(về vấn đề này, một số n/c bí mật giai đoạn trước 1997 ở CCCP và gần đây ở Nga đã được hé lộ một phần. Xem tại địa chỉ sau: https://youtu.be/4cjvwm2JeVQ).

____________________________________

C/ Một số vấn đề cần nghiên cứu giải đáp:

C1. Giả sử con người được đảm bảo thay thế mọi cơ quan hỏng, lỗi, bị bệnh, v.v. bằng cơ quan của chính mình – nhờ các thuật nhân bản vô tính, hoặc bằng các cơ quan thân thiện và an toàn tuyệt đối về mặt sinh học;

Việc “nhuộm” thông tin sinh học của bản thể đối với các cơ quan mới được thay thế vào cơ thể con người diễn ra thế nào?;

Ví dụ 1: Tình hình ra sao nếu bản thể đã trải qua 70 năm cuộc sống thực được thay tim chưa trải qua cuộc sống thực năm nào?;

Ví dụ 2: Tình hình ra sao, nếu bản thể đã 70 tuổi, được thay máu chưa trải qua cuộc sống thực năm nào?;

Ví dụ 3: Tình hình ra sao, nếu bản thể là nhà chuyên môn giỏi được thay một phần não bộ chưa có trải nghiệm tích lũy bởi cuộc sống thực?;

C2. Mọi nguồn thực phẩm hiện nay đều được đánh giá bằng số năng lượng nó có thể cung cấp, Kcal/100 gr. Chi tiết có thể nêu bao nhiêu % đạm; % mỡ; % đường. Không hề có thông số nào liên quan tới cái gọi là thông tin sinh học (chẳng hạn, nguồn gốc gen? trải nghiệm của thực phẩm? v.v.) ?;

C3. Được biết, Nhật và nhiều nước đã có quy định không được ngược đãi, hành hạ động vật nuôi lấy thịt. Ngay cả thực vật trồng lấy quả, lấy lá, v.v. cũng không được ngược đãi chúng trong quá trình nuôi trồng. Phải chăng đây thuần túy chỉ là thói đạo đức giả của giống người tại một số nước phát triển? Hay còn có những căn cứ khoa học thuyết phục khác?;

____________________________________

D/ Trong khi chưa rõ thì ta nên làm gì?

D1. Nên chăng, thay vì trang trí cuộc sống, sự kiện cuộc đời bằng cái chết (bằng những bông hoa đã bị cắt lìa cành) thì hãy trang trí bằng sự sống (bằng cây cảnh hoặc mầm cây);

D2. Nên chăng, thay vì đem xác người thân đã khuất đi thiêu (!) thì hãy chôn cất họ về cát bụi theo con đường tự nhiên – địa táng;

D3. Hãy tránh xa và tẩy chay mọi sản phẩm biến đổi gen!

D4. Nên chăng, thay vì tích cực góp phần vào quá trình sát hại động vật thì hãy chiêm nghiệm lời răn của đạo Phật về Tham - Sân - Si, về tránh sát sinh, v.v.;

D5. Hãy suy nghĩ về “kẻ ác” thúc đẩy ta đến ngày tận diệt: Xã hội tiêu dùng và nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa.