TẢN MẠN VỀ MỘT ÁM ẢNH !

Năm 1972, tôi sang Liên Xô học ở khoa dự bị trường Đại học Xây dựng Kiev.

Trước khi về học Đại học Xây dựng Odessa hè năm 1973, tôi đọc được bản tin của Đại học Tổng hợp Kiev, trong đó công bố cách lý giải thuyết luân hồi dựa trên một số cơ sở toán học đơn giản sau:

1. Vật chất trong vũ trụ gần ta, bao gồm hệ mặt trời là hữu hạn;

2. Con người là một tổ hợp hữu hạn vật chất trong vũ trụ nói trên theo một trật tự nhất định (còn gọi là chỉnh hợp);

3. Số lượng chỉnh hợp nói trên sẽ được xác định theo công thức: M = n!/m!

Trong đó: n – là số vật chất trong vũ trụ; m – là số vật chất tổ hợp theo trật tự nhất định, tạo nên con người.

Số tổ hợp vật chất hình thành nên con người M là tổng số những người đã chết và những người đang còn sống tính đến thời điểm “t” là “k” nhỏ hơn M. Theo thời gian, số “k” sẽ tăng dần đến lúc bằng M và kể từ đó trở đi sẽ có sự lặp lại các tổ hợp đã có từ trước.

Dù M có lớn tới đâu đi nữa cũng là hữu hạn và sẽ đến thời điểm k=M.

Và thực tế không phải sự lặp lại bắt đầu từ khi k=M.

Tôi còn nhớ lời bình đùa khi đó rằng: Giả sử sau đây 500 năm có người y hệt bạn về mặt sinh học (về tổ hợp trật tự vật chất) thì bạn có muốn để lại lời nhắn gì cho người ấy không?


**********

Kể từ đó, bài viết này cứ theo tôi suốt những năm học đại học và khi về công tác ở Hà Nội.

Cuối năm 1989, khi thi đỗ và sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Xây dựng Mátxcơva tôi được đánh giá là n/c sinh suất sắc về môn triết học mà đã lâu nay chưa thấy trong số n/c sinh cả của Nga và nước ngoài (!) và có nhiều cơ hội trao đổi với các GS Khoa Triết học của trường. Có lần tôi đã nêu lại vấn đề luân hồi (реинкарнация) và những n/c từ 1972 dưới ánh sáng của Triết học phương Tây.

Đến năm 2000, khoa học thế giới mới biết rằng cả loài người chỉ có một sơ đồ gen!

Đến 2001 nhờ có thành tựu sinh học – Chú cừu Doly ra đời, con người vô tình lại tìm ra được bằng chứng về tính toàn đồ của vật chất là: Bất kỳ tế bào gốc nào cũng chứa đủ thông tin và có thể tái tạo được sinh thể chủ.

(Tính toàn đồ của vật chất nêu đại thể như sau: Mọi hệ thống vật chất đều bao gồm các hệ thống vật chất nhỏ hơn và mọi vật chất thành phần đều chứa toàn bộ hệ thống tổng thể).

Khoảng 2004, được biết với thành tựu của công nghệ thông tin lúc đó, loài người đã có thể quản lý được thông tin sinh học của khoảng 12 tỷ người (khi đó dân số gần 7 tỷ) và nếu như có một chương trình kiểm soát và giám sát sinh học thống nhất, đồng bộ, bao gồm cả việc thiết lập ngân hàng gen thì mọi trẻ em sinh ra đều có thể đối chiếu, so sánh với gen của những người đã sinh ra trước và mọi sự lặp lại đều được phát hiện ngay.

Lại nữa, với phong tục tập quán các dân tộc hiện nay trên thế giới, với tuổi thọ trung bình dưới 80 năm, với chế độ một vợ một chồng, với số con sinh ra trung bình là ≈ 2,7, v.v. thì người ta đã ước tính xác xuất lặp lại của một cá thể là ≈ 0,99999913 sau khoảng thời gian từ 300 năm đến 500 năm.

Với tính toán xác xuất thì những ai ta gặp được trong đời – kể cả những kẻ gây hại cho ta – cũng hầu như không có cơ hội gặp lại ta sau 500 năm nữa!

Nhà Phật nói gặp nhau bởi có Duyên là như vậy. 

Cái Duyên Vợ Chồng là Duyên ngàn năm cũng còn chưa chắc đúng sự thật, mà là Duyên nhiều ngàn năm. 

Chúng ta ước có Kiếp sau để xin lại được gặp nhau. Được Thương được Yêu, được Hờn được Giận, v.v. ấy là nói vậy mà thôi. Khi ta được lặp lại, xác xuất vợ/hoặc chồng cùng lặp lại là ≈ 0. Giả sử chúng ta cùng được lặp thì xác xuất gặp nhau cũng chẳng khác 0 là bao nhiêu (**)

Vậy đấy.

Cuộc sống Độc Đáo và Đẹp trong mọi khía cạnh biểu hiện của nó !

Hãy trân quý tất cả những gì có trên đời này !

(**) Xác xuất sự kiện hai vợ chồng gặp nhau ở kiếp sau tính theo một số giả thiết.

 

XÁC XUẤT SỰ KIỆN HAI VỢ CHỒNG GẶP NHAU Ở KIẾP SAU

Bài toán: Giả sử có luân hồi (tức khi lặp lại phần xác thì cũng lặp luôn phần hồn), xác suất sự kiện bạn gặp vợ ở kiếp sau là bao nhiêu nếu bạn cùng vợ tình cờ sống ở một Tp. có dân số 1 triệu người, sau đây từ 300 năm đến 500 năm nữa (ví dụ từ năm 2325 đến năm 2525) và hai người tình cờ đợi nhau trong 10 năm?

Giải: Trước hết giả sử gọi sự kiện vợi chồng có thể gặp lại ở kiếp sau là sự kiện A. Sự kiện này bao gồm các sự kiện đồng thời sau:

Sự kiện B – Sau từ 300 năm đến 500 năm, hai người cùng xuất hiện trở lại trên dương thế trong khoảng thời gian 2 năm (tức khi gặp nhau họ có thể chênh tuổi nhau tối đa 2 năm – gái hơn 2 trai hơn 1);

Sự kiện C – Hai người cùng xuất hiện trong một quốc gia và cùng một Tp. có dân số 1 triệu người;

Sự kiện D – Nếu không cùng xuất hiện thì người chồng có thể xuất hiện trước người vợ tối đa 10 năm (tình cờ đợi nhau 10 năm);

Như vậy, xác xuất sự kiện A là tích xác xuất của các sự kiện B; C; D.

Hình thức hóa xác xuất sự kiện A như sau:

P(A) = [P(B)*P(C)*P(D)]                                                          (1)

Ta lần lượt xác định các xác xuất sự kiện thành phần. Như dưới đây:

Sau từ 300 năm đến 500 năm, tức trong khoảng 200 năm dân số của trái đất thay khoảng 2,5 lần (với kỳ vọng tuổi thọ trung bình là 80 tuổi, nam nữ cùng chiếm 50% dân số); Những người cùng lứa tuổi với chồng hoặc vợ (xê dịnh 2 tuổi) chiếm 1 phần 80 dân số thế giới (để dễ tính tạm lấy 7 tỷ người), khi đó:

P(B) = [2/(7*2,5*10-9)] * [2*80/(7*10-9)] = 2,612*10-9              (2)

Giả sử số nước trên thế giới không thay đổi và là 160 nước;

Giả sử số thành phố có dân số 1 triệu người trung bình là 20 ở mỗi nước, khi đó:

P(C) = (1/160)*(1/20) = 1,953*10-6                                         (3)

Giả sử hai người không ra khỏi nơi định cư có 1000.000 dân, thì để dễ tính, ta coi một nửa là người khác giới. Trong số này, 30% là trẻ em, 35% là người già, 35% hoặc 175.000 là người khác giới còn lại.

Do đó, cơ hội bạn gặp vợ/hoặc chồng khởi đầu là 1 trong 175000 khả năng, tức là 5,7143 * 10-6.

Ký hiệu x và y thời gian đến điểm gặp, 0≤x, y≤200 (năm); 0≤y, x≤200 (năm).

Trong hệ tọa độ Descartes, hai người đều có cơ hội như nhau, không phụ thuộc vào người kia, điều kiện này được thỏa mãn bởi các điểm nằm bên trong hình vuông OABC.

Trong cuộc đời dài 80 năm, vì tình cờ đợi nhau 10 năm nên hai người sẽ gặp nhau nếu không quá 10 năm trôi qua giữa thời điểm họ đến điểm gặp, đó là:

y−x<10, y>x; x−y<10, x>y                                                       (4)

Những bất đẳng thức này được thỏa mãn bởi các điểm nằm trong vùng G được tô bao màu xanh. (Xem trong file đính kèm).

Gọi sự kiện gặp được nhau là D, xác xuất gặp nhau là P(D), khi liên tục hóa sự kiện (ví dụ đến từng giây) ta có: P(D) = (Diện tích hình G)/(Diện tích hình OABC).

P(D) = SG/SOABC = (80*80 - 70*70)/(80*80) = 0,234375        (5)

Tính đến cơ hội khởi đầu của hai người tính đến dân số của nơi định cư, xác suất cuộc gặp gỡ sẽ là: 

P(A)DAN =5,7143*10-6 0,234375 = 1,339298*10-6                     (6)

Theo công thức (1), ta tính được xác xuất sự kiện A là:

P(A) = (0,002612*10-6 )*(1,953*10-6)*(1,339298*10-6) = 0,006832075*10-6

Tức quãng gần 6,83 phần tỷ.

Nếu điểm gặp ở nơi định cư nào đó, ví dụ tại Tp.HCM nơi có khoảng 16 triệu dân sau đây 300 năm thì xác xuất sự kiện sẽ giảm đi 16 lần, tức khoảng 0,426875 phần tỷ.

______________________________________

 

Để giống thực tế thì đơn vị thời gian để gặp là giờ chứ không phải là năm. Tuy vậy, xác xuất không phụ thuộc vào đơn vị tính, mà chỉ phụ thuộc vào số lượng sự kiện thuận trong tổng số lượng sự kiện có thể có mà thôi.

______________________________________

 

Lưu ý:

1. Giả thiết lặp lại cùng lúc phần xác và phần hồn để có sự tuân thủ hoàn chỉnh khái niệm luân hồi;

2. Giả thiết xác xuất lặp lại bằng 1 sau 300 năm đến 500 năm;

3. Trên đây không ràng buộc hai vợ chồng gặp nhau ở độ tuổi dưới 40 – là độ tuổi thành thân phổ biến.

TẢN MẠN VỀ MỘT ÁM ẢNH-Update 2021.pdf