Mật rỉ đường là gì? Những ứng dụng nổi bật của sản phẩm

Mật rỉ đường là phụ phẩm được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống sản xuất. Mặc dù chỉ là phụ phẩm nhưng khả năng ứng dụng của mật rỉ là rất lớn. Chính điều này được đông đảo mọi người quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Vậy mật rỉ đường là gì? Những ứng dụng tiêu biểu của chúng là gì bạn có biết?

Mật rỉ đường là gì? Đặc tính nhận biết

Mật rỉ đường còn được gọi là phụ phẩm được sinh ra trong giai đoạn cuối cùng sản xuất đường mía. Đặc biệt lượng mật đường sinh ra cực kỳ ít, cứ 100 tấn mía được sử dụng ếp đường thì chỉ có khoảng từ 3 đến 4 tấn mật đường nguyên chất sinh ra. Vì thế chúng mới được gọi là mật rỉ đường hay rỉ mật hoặc rỉ đường. Tên tiếng anh của chúng là Molasses.

Mật rỉ đường là gì? Đặc tính nhận biết

Tại Việt Nam, mật rỉ đường chủ yếu được lấy trong quá trình sản xuất mía lấy đường. Tuy nhiên chúng cũng có thể lấy từ củ cải đường ở một số quốc gia khác. Sau khi cô đặc và kết tinh để rút đường thì rỉ mật sẽ được sinh ra dưới dạng chất lỏng rất đặc và sánh.

Mật đường có màu hơi nâu đen. Màu sắc của chúng thường có sự khác biệt sau mỗi mẻ làm vì phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Rỉ mật chất lượng là có độ nguyên chất cao, đồng nhất và có thể hòa tan được khi đưa vào nước. Vì thế, khi tìm mua rỉ mật đường,bạn có thể dựa vào đặc tính này của chúng để đảm bảo sản phẩm mua là tốt, chất lượng.

Mật rỉ đường có những thành phần hóa học nào? Hàm lượng dinh dưỡng?

Để xác định chính xác mọi thành phần có trong mật đường là rất khó bởi chúng hoàn toàn phụ thuộc vào giống mía được đem ép. Bên cạnh đó, thời tiết, thổ nhưỡng hay khoảng thời gian thu hoạch cũng có những tác động nhất định đến các chất có trong rỉ mật. Đây cũng là nguyên do chính khiến màu sắc, mùi vị và độ nhớt của chúng đôi khi không giống nhau.

Mật rỉ đường có những thành phần hóa học nào?

Tuy có sự khác biệt nhất định về một số thành phần nhỏ nhưng công dụng và vị đặc trưng của rỉ mật là không khác. Theo đó, mật rỉ đường nguyên chất vẫn đảm bảo được những thành phần cố định là:

Đường đôi và đường đơn

Vì rỉ mật là sản phẩm cuối cùng của đường mía khi ép nên thành phần chính của chúng chính là các loại đường đôi và đường đơn. Những chất này gọi chung là gluxit hòa tan. Trong đó, sucroza là thành phần chủ yếu, hòa trộn thêm với số ít glucoza và fructoza.

Thành phần hữu cơ

Trong rỉ mật không chỉ chứa các thành phật của đường mà còn có nhiều chất hữu cơ khác. Những chất này quyết định một phần đến trạng thái vật lý của rỉ mật đường, đặc biệt là ở độ nhớt dính. Những chất hữu cơ không phải đường có trong rỉ mật thường là những loại gluxit từ tinh bột, hợp chất chứa N và thêm những loại axit hữu cơ khác.

Mật rỉ chứa thành phần hữu cơ không đường

Thành phần khoáng

Trong rỉ mật đường có chứa hàm lượng khoáng lớn. Trong rỉ mật có chứa các khoáng tự nhiên như Na, K, Mg, S. Bên cạnh đó, chúng cũng có nhiều các nguyên tố vi lượng, tiêu biểu là Cu, Zn, Fe, Mn. Nhờ vậy chúng có tác động tích cực lớn trong các hoạt động chăn nuôi, làm kinh tế hiện nay.

Quy trình sản xuất mật rỉ đường cơ bản

Mật rỉ đường là sản phẩm quen thuộc nhưng phần lớn người dùng chỉ biết chúng được làm ra trong quá trình sản xuất đường mía. Tuy nhiên chi tiết các bước hình thành rỉ mật nguyên chất đạt tiêu chuẩn thì hiếm người có thể hình dung. Vì thế, những chia sẻ dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh về quy trình sản xuất mật rỉ đường cơ bản:

  • Mía đến mùa sẽ được thu hoạch, gọt sạch lá chỉ để lại phần thân. Thân mía được rửa sạch đất, bỏ đi phần rễ mọc rồi cắt thành các đoạn nhỏ. Những đoạn này sẽ được ép bằng máy để lấy nước.

  • Nước mía thu được người công nhân sẽ mang đi đun sôi, quấy đều liên tục cho đến khi phần nước mía cô đặc lại và hình thành nên các tinh thể đường.

Quy trình sản xuất mật rỉ đường cơ bản

  • Những tích thể đường này sẽ được công nhân tách ra để làm thành phẩm, bao gồm đường mía và mật mía. Mật mía lúc này sẽ được tiếp tục cô đặc để lấy tiếp tinh thể.

  • Quá trình này lặp lại đến lần thứ 3 thì không thể tạo ra thêm được tinh thể đường nữa. Lúc này, chất lỏng đặc quánh, màu nâu đen còn lại được gọi là rỉ đường. Rỉ được được lấy sau khi quá trình sản xuất đường mía hoàn thành. Số lượng rỉ đường thu được cực kỳ ít, chỉ chiếm khoảng 3% đến 4% tổng số lượng mía tươi được đem đi ép.

Xem thêm: https://vinong.net/mat-ri-duong/