CÁCH LÀM PHÂN HỮU CƠ

Hiện nay, có 2 cách làm phân hữu cơ phổ biến. Một là truyền thống, hai là theo dây chuyền sản xuất công nghiệp. Cả 2 cách làm phân hữu cơ này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Về cách làm phân hữu cơ truyền thống. Thao tác vừa nhanh gọn lại đơn giản, dễ làm. Hầu như người nông dân nào cũng biết. Thêm vào đó, làm phân hữu cơ theo phương thức truyền thống cũng tiết kiệm được rất nhiều loại chi phí bên lề khác nhau.

Cách làm phân hữu cơ đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao

Tuy nhiên, một hạn chế lớn của cách làm truyền thống này là không thể sản xuất được số lượng lớn. Và cũng không áp dụng được nhiều công nghệ hiện đại vào.

Còn về cách làm phân hữu cơ kiểu công nghiệp thì hoàn toàn ngược lại. Chỉ có những đơn vị sản xuất đặc trưng, có công nghệ tiên tiến, máy móc tốt mới có thể cho ra lò được những thành phẩm “xịn”. Vậy nên, giá thành cũng không phải là quá rẻ. Nhưng bù lại thì sản xuất được số lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu trồng trọt của hàng ngàn hộ nông nghiệp trong nước. Thậm chí, nhiều nơi còn xuất khẩu nữa.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHÂN Ủ – PHÂN HỮU CƠ

1. Độ ẩm và không khí

Quá ẩm hoặc quá khô đều ảnh hưởng xấu đến sự phân hủy rác thải. Quá ẩm sẽ làm ôxi ( không khí) khó lọt qua đống phân và tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí hoạt động. Quá khô sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật, vì vi sinh vật cần độ ẩm. Tạo được độ ẩm và không khí tối ưu cho đống phân ủ sẽ giúp cho quá trình ủ phân diễn ra nhanh và chất lượng phân tốt.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng là quá trình ủ phân diễn ra tốt. Các loại mầm bệnh cũng bị tiêu diệt. Tuy nhiên không để mầm bệnh tăng quá 60 độ C. Ở nhiệt độ này, nhiều vi sinh vật có ích cũng bị tiêu diệt. Muốn giảm nhiệt độ chỉ cần đảo lại đống phân. Nhiệt độ tối ưu cho đống phân ủ là 50 – 60 độ C

3. Nguồn đạm trong nguyên liệu

Cacbon ( C) và đạm (N) là thức ăn của vi sinh vật phân giải chất thải thành phân ủ ( phân hữu cơ). Nếu nguyên liệu phân ủ thiếu đạm thì quần thể vi sinh vật phát triển kém. Trong trường hợp này cần bổ sung thêm phân gia súc, gia cầm hoặc nước tiểu.

4. Kích thước nguyên liệu

Kích thước nguyên liệu trong đống phân ủ càng nhỏ, diện tích bề mặt tiếp xúc với vi sinh vật càng tăng, tốc độ phân giải càng nhanh. Do vậy, rơm rạ, cành cây, thân cây cần băm nhỏ hoặc nghiền.

CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ

Ủ phân chính là một cách làm truyền thống nhất từ xa xưa đến nay. Cho dù trong công thức có thêm thắt một vài thứ, có thay đổi một vài chỗ. Song, hiệu quả đem lại vẫn cực kỳ ổn. Dưới đây sẽ là hướng dẫn về một số cách ủ phân tại nhà dễ làm.

Tất cả nguồn chất thải hữu cơ đều có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ

Cách ủ phân bò, phân gà, phân lợn, phân xanh

Trong nông nghiệp, các loại phân như phân bò, phân gà, phân lợn, phân xanh,… thường được gọi chung là phân chuồng. Vì thế, cách ủ những loại phân này cũng tương tự như nhau. Ở đây, ngoài những phế phẩm nông nghiệp sẵn có, chúng ta sẽ bổ sung thêm một ít chế phẩm nông nghiệp nhé.

Xem thêm: https://vinong.net/cach-u-phan-huu-co-chuan-nha-nong/