EM gốc trong chăn nuôi

Ứng dụng của chế phẩm sinh học EM gốc trong chăn nuôi

3.1 Sản xuất ra EM Bokashi

Làm thức ăn cho gia súc ( Bokashi B)

– Công thức sản xuất Bokashi thức ăn

1 lít EMGRO + 1 lít Rỉ đường + 30 lít Nước + (70 – 100kg) thức ăn —> đảo đều, ủ kín 7-10 ngày —> Bokashi B

– Thành phần thức ăn: bột ngô, bột cám, bột cá,..) được phối trộn theo tỷ lệ nhất định đảm bảo tỷ lệ đạm và dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi.

– Trộn đều các thành phần thức ăn, sau đó vừa phun dung dịch ( 1 lít EM1 + 1 lít rỉ đường + 30 lít nước sạch) vào hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40% là được.

– Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt, có nghĩa EM bokashi B đã làm xong và đem dùng.

Bokashi xử lý môi trường

– Công thức sản xuất Bokashi C

5 lít EMGRO + 5 lít Rỉ đường + 100 lít Nước + Cám gạo + mùn cưa —> Đảo đều, ủ kín 7-10 ngày —> Thu được Bokashi xử lý môi trường

– Cám gạo và mùn cưa được chia theo tỷ lệ 1:1. Trộn đều các thành phần, sau đó vừa phun dung dịch trên các hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40 % là được. Cho vào bao hoặc thùng chứ, bao kín để lên men kỵ khí.

– Sau 7 – 10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt.

Chú ý: nên sử dụng Bokashi mới. Khi muốn giữ thời gian dài (4-6 tháng) phải sấy khô EM Bokashi để độ ẩm đạt 12- 13% và cho vào bao kín tránh không khí xâm nhập vào.

3.2 Sinh khối sản xuất EM thứ cấp – EM2

– Công thức sản xuất EM2

1 lít EMGRO + 2 lít mật rỉ đường + 47 lít nước —> Khuấy đều, đậy ủ 3 – 5 ngày —> Thu được 50 lít EM thứ cấp

– Từ 1 lít EM gốc có thể sản xuất ra 50 lít EM thứ cấp. Với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng chế phẩm EM và giảm chi phí dùng sản phẩm

– Nên bảo quản trong thùng, can, chai … đóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

– Khi sinh khối ra EM2 nên sử dụng ngay cho hiệu quả tốt nhất. Thời gian bảo quản không quá 5 – 6 tháng

Xem ngay: Bật mí cách sản xuất và sử dụng chế phẩm EM2 hiệu quả nhất

3.3 Bổ sung vào thức ăn chăn nuôi

Có thể sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn hoặc pha với nước cho vật nuôi uống

– Cho uống: pha EM với nước sạch theo tỉ lệ 1:1000 ( 1 lít EM pha với 1000 lít nước) rồi cho vật nuôi uống trực tiếp

– Cho ăn: trộn chế phẩm EM với thức ăn theo tỉ lệ 2 – 3ml/1kg thức ăn. Sau đó để 30 phút – 1h rồi mới cho ăn

– Bổ sung chế phẩm EM vào thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt. Đặc biệt là phân thải ra đỡ hôi, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của vật nuôi

– Sử dụng bổ sung thường xuyên chế phẩm vào thức ăn cho vật nuôi ăn

– Có thể dùng EM bokashi B cho vào thức ăn

Chế phẩm sinh học EM gốc – Emgro có nhiều ứng dụng trong chăn nuôi

3.5 Ủ thức ăn cho vật nuôi

– Chế phẩm EM có tác dụng ủ chín sinh học thức ăn cho vật nuôi, giúp nâng cao dinh dưỡng thức ăn

– Công thức ủ chua thức ăn

1 lít EMGRO + 1 lít Rỉ đường + 60 lít Nước + (150 – 200kg) thức ăn —> đảo đều, ủ kín 7-10 ngày —> lấy thức ăn cho vật nuôi ăn

– Thành phần thức ăn: bột ngô, bột cám, bột cá,..) được phối trộn theo tỷ lệ nhất định đảm bảo tỷ lệ đạm và dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi.

– Trộn đều các thành phần thức ăn, sau đó vừa phun dung dịch ( 1 lít EM1 + 1 lít rỉ đường + 60 lít nước sạch) vào hỗn hợp vừa trộn cho đến khi độ ẩm đạt 30 – 40% là được.

– Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp có mùi lên men ngọt, thơm, có mốc trắng trên bề mặt là được

– Sử dụng thức ăn vừa ủ để cho vật nuôi ăn

3.6 Trị bệnh đi ỉa, đi kiết, phân sống

– Phòng bệnh: hòa tan 1 – 2ml chế phẩm EMGRO vào 1 lít nước, cho vật nuôi uống hàng ngày. Các vi sinh vật trong chế phẩm EM giúp vật nuôi ăn ngon, khỏe mạnh, lớn nhanh, đẹp mã … hấp thu dinh dưỡng tốt và ít bị bệnh về đường tiêu hóa

– Trị bệnh: Trường hợp vật nuôi bị đi ngoài cho uống trực tiếp EM1 với lượng 1ml/ 1kg trọng lượng, hoặc 1,5ml/1kg trọng lượng trong 3 ngày liền sẽ khỏi

– Chế phẩm EM có thể trị bệnh đi ỉa, đi kiết, phân sống …

3.7 Khử mùi hôi chuồng trại

– Hòa loãng EM2 với nước theo tỷ lệ 1/150 đến 1/200 phun rửa chuồng trại hàng ngày hoặc 3 ngày 1 lần tùy theo sự phát sinh mùi hôi của chuồng nuôi.

– Đối với nền chuồng không thu dọn hàng ngày, rắc EM Bokashi C lên nền chuồng với lượng 100 – 200gr/1m2 nền chuồng. Nếu chuồng nuôi quá ẩm có thể tăng lượng EM Bokashi lên; nếu còn mùi hôi thì phun EM2 pha loãng theo tỷ lệ 1/50 – 1/100 với lượng phun 1 lít pha loãng cho 1m2.

3.8 Làm đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, gà

– Phun EM thứ cấp lên nền đất (tỷ lệ pha loãng 1/10) 1 lít pha loãng/1m2

– Rải chất đệm chuồng

– Phun tiếp EM2 lên bề mặt theo tỉ lệ: 1 lít EM2/1m2.

– Sau đó che phủ bằng vải bạt để lên men trong 1 tuần lễ

– Tiến hành thả lợn, gà vào chăn nuôi

– Chăm sóc đệm lót: Khi xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành rắc thêm gói men khử mùi hôi chuồng trại, khử mùi hôi chuồng gà vào

3.9 Xử lý nước thải chăn nuôi

– Cho EM2 trực tiếp vảo bề theo tỷ lệ 1 lít EM2/100 – 150 lít nước thải.

– Nên cho hàng ngày theo lượng nước thải chảy vào bể để bổ sung kịp thời lượng vi sinh có trong EM đủ để xử lý nước thải.

Xem thêm: https://vinong.net/cach-su-dung-che-pham-em-goc-trong-chan-nuoi-hieu-qua/