Van điện từ - sản phẩm khí nén được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong tất cả các thiết bị khí nén nói chung và van điều khiển khí nén nói riêng thì có lẽ van điện từ là sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao hiệu quả làm việc. Tất nhiên sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi van này có đặc điểm gì, hoạt động ra sao và giá thành như thế nào thì hy vọng bài viết này sẽ giải đáp một phần thắc mắc đó.

Cấu tạo, hoạt động và phân loại van điện từ khí nén

Một hệ thống khí nén sẽ bao gồm 1 hay rất nhiều van nhằm hỗ trợ, cung cấp khí để các thiết bị hoạt động. Van khí được chia làm 3 loại đó là van điều khiển bằng khí, van điện từ và van cơ.

Vậy van điện từ là gì? Đây là thiết bị còn có tên đầy đủ là van điện từ khí nén, cấu tạo của van điện từ khí nén gồm có 2 bộ phận chính đó là coil điện và thân van. Coil có rất nhiều loại đó là coil đúc, coil dây, tuy theo cấu tạo của từng van mà sử dụng loại coil thích hợp.

Nguyên lý làm việc của van điện từ là: hoạt động chủ yếu dựa trên lực từ được sinh ra để đóng mở cửa van của coil điện. Chúng ta có thể hiểu như sau: Khi chưa có dòng điện đi vào, van ở trạng thái đóng. Khi chúng ta cung cấp vào van 1 dòng điện, cuộn dây trong coil sẽ sinh ra từ trường, chính từ trường này tạo nên lực đủ để cho piston di chuyển. Piston khi di chuyển sẽ tác động để mở cửa van cho dòng khí nén đi qua. Khi ngắt điện, lực từ mất, van sẽ chuyển từ trạng thái mở sang đóng, giống như ban đầu.


Chính vì vậy mà khi phân loại người ta dựa trên trạng thái ban đầu mà có thể chia thành van điện từ thường mở, van điện từ thường đóng.Van thường mở sẽ ở trang thái mở, khi có điện cung cấp sẽ nhanh chóng chuyển trạng thái sang đóng và ngược lại.

Ngoài dùng cho môi trường khí, van còn dùng cho các môi trường nước, hóa chất, gas. Van điện từ dùng cho nước là gì? Đó là loại van có cấu tạo khá đặc biệt với vỏ làm bằng đồng, hợp kim nhôm để chịu được nước nóng, nước lạnh với cuộn coil dây và thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và lắp đặt.

Chúng ta thường bắt gặp loại van nước đóng mở bằng điện này trong các nhà máy xử lý nước thải, sản xuất nước sinh hoạt, hóa chất … Van thường được sử dụng nhiều đó là van điện từ nước 220V, van điện từ nước 12V, van điện từ 24V… Tùy theo dòng chất qua van, cấu tạo hệ thống mà khách hàng có thể lựa chọn van sao cho tương thích nhất.

Nếu như phân chia van theo cường độ dòng điện của cuộn coil thì có khá nhiều van như: van điện từ 12 vdc, van điện từ 24 vdc, van điện từ 220V, van điện từ 110V. Nên lựa chọn cường độ dòng điện phù hợp để giúp van có thể hoạt động tốt nhất, thời gian đóng mở cửa nhanh nhất.

Theo số ngã của van ta có van điện từ 2 ngã, van điện từ 3 ngã, van điện từ 5 ngã. Van điện từ 5 ngã là van bắt vit, có 5 cửa và 2 vị trí, các cửa van luân phiên kết nối và đóng mở khi có dòng điện chạy qua. Tương tự như vậy, cấu tạo van điện từ 3 ngã gồm có 3 cửa và 2 vị trí, khi chưa có dòng điện chạy qua thì cửa 1 bị đóng, cửa 2 và 3 thông nhau, sau đó thì cửa 3 chặn cửa 1 và 2 thông nhau.

Theo các hãng sản xuất thì ta có rất nhiều hãng chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm solenoid vale van điện từ như: Festo, Uni-D, TPM, STNC, PVN … Các van được hãng sản xuất với chất liệu tốt, dây chuyền theo tiêu chuẩn châu Âu, kiểm tra và đánh giá chất lượng nghiêm ngặt.

Ưu điểm của van điện từ đó là thời gian đóng mở rất nhanh, làm việc trong mọi môi trường với các chế độ công việc nặng nhọc và liên tục, ít hư hỏng và rò rỉ, không bị ăn mòn hay oxi hóa nhiều, rất dễ để có thể lắp đặt, sử dụng sửa chữa với cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ. Chính những ưu điểm này đã làm cho van điện ngày càng được nhiều người tin dùng hơn.

Những lưu ý giúp bạn chọn được van điện từ thích hợp

Để có thể khai thác và làm việc hiệu quả, khi mua van điện từ khách hàng có thể quan tâm đến những vấn đề như sau:

+ Dòng chất qua van là gì: khí nén, gas, hóa chất, nước nóng, nước lạnh để có thể lựa chọn van điện từ khí hay van điện từ dùng cho nước.

+ Kích thước van khác nhau như ren 10, 13, 17, 21, 27, 34. Ngoài ra còn có nhiều loại van như van tiết lưu, van gạt tay, van 1 chiều … cần phân biệt kĩ để tránh nhầm lẫn.

+ Cường độ dòng điện của hệ thống và của van có thể là van điện từ 12V, van điện từ 24V, van điện tư 220V, 110V. Lưu ý: dòng điện đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nếu điện không đủ mạnh, không liên tục mà bị dừng ngắt liên tục thì van kém hiệu quả trong việc đóng mở, ảnh hưởng đến hệ thống.

+ Cách lắp đặt của van: Van có nhiều kiểu lắp đặt khác nhau như lắp trực tiếp, lắp đế, lắp mặt bích. Cần tìm hiểu kỹ để khi lắp đặt và sử dụng được thuận tiện hơn.

+ Phụ kiện đi kèm van sẽ có vai trò hỗ trợ cho van hoạt động tránh rò rỉ, gây tiếng ồn như: co nối ống khí nén, ống hơi khí nén, giảm thanh, đế van, đồng hồ đo áp suất, ốc bít …

+ Chất liệu chế tạo van: hợp kim nhôm, đồng, thép, đây đều là chất liệu tốt giúp van có thể tăng tuổi thọ, ít bị ăn mòn.

+ Hãng sản xuất và giá bán: Mỗi hãng lại có giá đề xuất khác nhau với các phân khúc: cao cấp và tốt nên khi mua khách hàng nên lắng nghe tư vấn để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc. Một số hãng lớn mà khách hàng sau khi sử dụng thiết bị đánh giá tích cực: STNC, Festo, SMC, TPM, PVN, Uni-D …

Các bạn muốn được tư vấn, báo giá van điện từ có thể liên hệ với công ty TNHH thiết bị kỹ thuật Đà Nẵng qua số: 02363 767 3330982 434 694. Đừng lo lắng, vì nơi đây là công ty hàng đầu miền Trung trong lĩnh vực khí nén, thủy lực,tự động hóa, được nhiều khách hàng, nhà máy tin tưởng trong nhiều năm qua. Cam kết giá rẻ, chất lượng, uy tín và dịch vụ tận tâm.

Website: https://tudonghoadanang.com

Fanpage: https://www.facebook.com/tudonghoadn