Chữ phiên âm

Quốc ngữ phiên âm tự, Kí hiệu phát âm, Việt ngữ chú giải phiên âm tự hay Chữ chú âm tiếng Việt, một số nơi có thể gọi tắt là chữ PA, là những tên gọi khác nhau của bộ chữ do một kỹ sư phần mềm người Đức gốc Việt sáng tạo vào khoảng năm 2013 và được những người dùng trong cộng đồng cải tiến, chỉnh sửa nhiều lần. Tên gọi của bộ chữ vẫn chưa được thống nhất. Bộ chữ được công bố và sử dụng trên trang web chunom.org. Hệ thống này ban đầu được tạo ra để chú thích âm đọc cho các chữ hán-nôm trên trang web.

Theo quan điểm của tác giả bộ chữ này, âm tiết tiếng Việt được chia thành các đơn vị ngữ âm:

- 23 phụ âm đầu: được ghi bằng các bộ nét hoặc bộ thủ chữ hán có phụ âm đầu tương ứng trong cách đọc. Ví dụ: (ba)=b, (công)=c, (dẫn)=d...

- 22 nguyên âm (gồm 8 tổ hợp bán nguyên âm đầu + nguyên âm): được ghi bằng các nét sổ, móc...dựa trên mối liên hệ về ngữ âm học của từng nguyên âm. Bán nguyên âm đầu /w/ được kí hiệu bằng một nét gạch ngang phần đầu của nguyên âm tương ứng trong tổ hợp

- 2 bán nguyên âm cuối: =/w/ và =/j/

- 8 phụ âm cuối: cũng ược ghi bằng các bộ nét hoặc bộ thủ chữ hán được viết bớt nét hoặc chỉnh sửa hình dạng có phụ âm đầu tương ứng trong cách đọc. Ví dụ: (bao)=p, (cá)=c, (nhĩ)=nh...

Với mô hình [phụ âm đầu – nguyên âm] – [bán nguyên âm cuối / phụ âm cuối], bộ chữ này tuy phá vỡ khuôn phép chữ vuông truyền thống nhưng đã giải quyết được vấn đề số lượng kí tự, cho phép những người phát triển nó dễ dàng tạo và sửa đổi bộ gõ và font chữ. Ngoài ra đặc điểm này cũng cho phép người dùng sử dụng nó phối hợp với chữ hán theo kiểu “quốc âm hán tự”, nghĩa là như người Nhật dùng kana với kanji: các từ mang âm đọc có chứa phụ âm cuối, vì được viết bằng 2 kí tự, sẽ có kí tự đầu được thay thế bằng một chữ hán ghi nghĩa, kí tự sau sẽ được giữ nguyên như dấu hiệu để người đọc phát âm chữ hán phía trước theo tiếng Việt. Ví dụ từ “biết” có thể ghi là <知夕>, “hay” có thể được ghi là < >... Bên cạnh đó, kiểu ghi này cũng gợi cho người dùng liên tưởng tới những bộ chữ phụ âm abugida của các ngôn ngữ thuộc các nền văn hoá Ấn Độ- Đông Nam Á, mà tiếng Việt, được cho là thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, là một trong số đó.

Theo thời gian, bộ chữ đã có nhiều bản cải tiến do người dùng đóng góp.

Bản cải tiến đầu tiên là ở cách ghi thanh điệu. Ở phiên bản gốc, tác giả sử dụng các dấu phụ để ghi thanh điệu. 4 dấu thanh và 2 vị trí đặt dấu là cách bộ chữ ghi 6 thanh điệu tiếng Việt. Tuy vậy nhiều người không thích dùng dấu phụ, nó làm cho kí tự “bớt vuông” đi và gây ra một số trở ngại nhất định cho việc làm font chữ dọc. Vì lý do này mà vào năm 2019, một người dùng đã dề xuất một phiên bản mới nhằm hạn chế dấu phụ và cố định vị trí đặt dấu, đồng thời thay đổi hình dáng các tự vị ghi phụ âm cuối để không bị nhầm lẫn khi dùng chung với chữ hán trong văn bản.

Cụ thể, tác giả của phiên bản này tích hợp ghi dấu phụ vào tự vị ghi phụ âm đầu (ý tưởng từ bộ chữ nôm âm), sử dụng cách chia thanh điệu truyền thống tạo ra 2 bảng phụ âm: bậc dương, ứng với các tiếng có thanh ngang, sắc, hỏi và bậc âm ứng với các thanh huyền, ngã, nặng. 2 bậc phụ âm này kết hợp với 2 dấu phụ (tính luôn cả trường hợp không có dấu phụ) sẽ ghi được cả 6 thanh điệu của tiếng Việt.

Trong các cách dùng chung với chữ hán, chữ PA này còn có một cách “phiên âm” khác là dùng 1 chữ hán có cách phát âm gần với phụ âm đầu và nguyên âm cần ghi và gắn vào phía sau bán nguyên âm/phụ âm cuối của âm tiết cần ghi mà phát âm của chữ hán phía trước còn thiếu. Ví dụ: từ “vui” (coi như phát âm là “dui”) có thể được viết là <愉レ>, từ “đây” có thể được ghi là <低レ>, “tết” có thể được phiên âm là <祭タ>...

Bản cải tiến mới nhất là ở hình dáng tự vị. Trên tinh thần lấy hán nôm làm văn tự chính, chữ kí âm là phụ, tác giả của bộ PA mới này ngoài việc thay đổi hình dáng các tự vị, đã bỏ hết các dấu phụ ghi thanh điệu. Bộ chữ vì thế không còn ghi chính xác thanh điệu mà chỉ còn phân biệt thanh điệu bậc dương và bậc âm. Với cách viết này, theo tác giả, người đọc vẫn có thể đoán ra thanh điệu qua ngữ cảnh và qua những chữ hán trong câu, như cách chúng ta đã đọc chữ nôm suốt mấy trăm năm qua.

Các tự vị thay thế lần này hoàn toàn được mượn từ những chữ hán quen thuộc nhưng đã có sự sửa đổi để đảm bảo người đọc có thể nhận ra đó là chữ kí âm trong văn bản có chữ hán. Ngoài ra mối liên hệ giữa các nguyên âm vẫn được phản ánh theo nguyên lý của chữ PA cũ. Những đặc điểm này giúp cho bộ chữ trở nên dễ tiếp thu đối với những người đã quen với chữ hán.