Chữ hán

Chữ hán bắt đầu được dùng để ghi tiếng Việt, theo nhiều tài liệu, từ thế kỉ thứ 10. Tên gọi ngày xưa của nó chính xác là chữ An Nam, còn ngày nay thì gọi là chữ nôm. Trong lịch sử, tuy chữ hán được sử dụng xuyên suốt nhưng tiếng Việt chỉ được công nhận là ngôn ngữ chính thức của các chính thể thành lập trên lãnh thổ Việt Nam trong 2 thời kì: Đại Việt năm 1792 dưới triều vua Quang Trung và Việt Nam từ năm 1859 đến năm 1945 dưới thời Pháp thuộc. Nhưng vì tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc nên dù không được nhà nước áp dụng trong lĩnh vực hành chính bao lâu, tiếng Việt và chữ hán vẫn luôn đi cặp với nhau trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, học thuật... và trong giao tiếp xã hội. Từ sau năm 1975, do việc giảng dạy hệ chữ này ở cấp học phổ thông trên cả nước bị bãi bỏ, phạm vi sử dụng của hệ chữ này giảm đáng kể. Hiện nay, cộng đồng những người nói tiếng Việt sử dụng hệ chữ này bị phân tán và sinh sống chủ yếu ở hải ngoại, đặc biệt là ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và CHLB Đức. Họ giao tiếp với nhau và với cộng đồng hán tự trong nước chủ yếu thông qua các mạng xã hội.

Về cấu thức chữ, các nhà nghiên cứu trước giờ phân ra hơn chục loại. Còn về đối tượng được ghi, chữ hán có thể ghi cả 2 đối tượng lời nói và ý nghĩa tuỳ theo kiểu ghi. Có 3 kiểu ghi :

- Ghi ý nghĩa: là cách ghi được sử dụng ở thời gian đầu. Ở kiểu ghi này người ta lấy trực tiếp nguyên vẹn các chỉnh hợp (chữ) dùng để ghi tiếng Hán đã có sẵn để ghi trực tiếp hình vị tiếng Việt, cả chữ tượng hình, chỉ sự lẫn hình thanh, giống như cách chữ hán (kanji) ghi tiếng Nhật bây giờ. Các tự vị dù mang giá trị âm thanh khi ghi tiếng hán, do vậy, trở nên vô giá trị trong hầu hết các trường hợp được dùng để ghi tiếng Việt theo kiểu này. Ví dụ: viết (mộc) đọc là “cây”, viết (tử) đọc là “con”, viết (thảo) đọc là “cỏ”...

- Ghi lời nói: nếu như ở cách ghi trên, người ta chỉ quan tâm tới nghĩa của chữ chứ không đếm xỉa gì tới phát âm của chữ đó trong tiếng Hán, thì ở cách ghi này, người ta làm ngược lại: chỉ lấy cái phát âm của chữ đó trong tiếng Hán để mô phỏng lại một âm tiết trong tiếng Việt mà không cần biết chữ đó trong tiếng Hán mang nghĩa gì. Các tự vị mang giá trị hình ảnh hay ngôn ngữ khi ghi tiếng hán do vậy trở nên vô giá trị trong hầu hết các trường hợp được dùng để ghi tiếng Việt theo kiểu này. VÍ dụ: viết phát âm là “tiếng”; viết phát âm là “nói”...

- Ghi ý nghĩa + lời nói: là kiểu ghi phổ biến ở giai đoạn sau. Cách tạo chữ cho kiểu ghi này tương đương với phương pháp hình-thanh trong lục thư. Ở kiểu ghi này, người ta lấy một tự vị mang giá trị ngôn ngữ trong tiếng hán ghép với một tự vị khác mang giá trị lời nói cũng trong tiếng hán mà vẫn giữ nguyên các giá trị đó tạo thành một chữ ghi hình vị-âm tiết trong tiếng Việt.

Ngày nay, người ta sử dụng đồng thời cả 3 kiểu ghi này.