Dịch Vụ Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ

Dịch Vụ Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ uy tín, nhanh chóng


Ngày nay, mọi ý tưởng hay dù chỉ một sáng tạo nhỏ đều có thể trở thành hàng hóa, mua bán, sở hữu và kinh doanh. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ càng cần phải chú trọng hơn. Dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những kiến ​​thức pháp luật liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ, bao gồm các quy định về bảo hộ sáng chế, bản quyền, sở hữu công nghiệp, kiểu dáng, logo, nhãn hiệu ... phòng chống xâm phạm.


Các vấn đề về sở hữu trí tuệ cần lưu ý

  • Các đối tượng được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019): quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng.

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

  • Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

  • Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (khoản 3, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Vì vậy, khi đã nộp đơn đăng ký bảo hộ hợp pháp ở thị trường nội địa thì không tự động mang lại sự bảo hộ ở thị trường xuất khẩu, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường xuất khẩu liên quan. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ như ở một số nước, nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng; một số quyền không yêu cầu tuân thủ các thủ tục hành chính để có được sự bảo hộ như quyền tác giả và quyền liên quan.

Xem thêm: https://luatthanhcong.com/luat-su-so-huu-tri-tue/

Tags: #luatsutuvansohuutritue #dichvuluatsutuvansohuutritue #hangluatthanhcong