HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH CONTENT SEO CHO WEBSITE CŨ TỪ A-Z

HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH CONTENT SEO CHO WEBSITE CŨ TỪ A-Z



Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Content SEO Cho Website Cũ Từ A-Z

Vì Sao Hôm Nay Mình Chia Sẻ Về Chủ Đề Này?

Mình thấy việc lập kế hoạch content SEO hay lập kế hoạch backlink (nói chung là kế hoạch các hạng mục trong SEO) là kỹ năng cần thiết khi làm việc ở bất kỳ công ty nào từ inhouse cho đến Agency. Các người quản lý, sếp luôn cần những người biết lập kế hoạch cho dự án SEO. Hay khi bạn đi phỏng vấn xin việc SEO, ở vị trí thực tập sinh hay học việc thì mình không nói. Nhưng mình nghĩ từ vị trí Executive trở lên thì đây là kỹ năng không thể thiếu trong mắt các nhà tuyển dụng......

Vào khoảng đầu tháng 05/2024 thì bên công ty mình có tuyển dụng thực tập sinh SEO, và có 4 bạn đã apply vào công ty mình. Sau 1-2 tuần được training kiến thức về SEO, thì sếp có giao cho mỗi bạn một website trước đó đã triển khai SEO, đề bài là lập kế hoạch content SEO.

Thì trong quá trình các bạn Intern SEO bên mình do là newbie chưa từng lập kế hoạch content SEO bao giờ. Nên không biết bắt đầu từ đâu, thì các bạn có hỏi và mình có hướng dẫn các bạn làm.

Trong quá trình hướng dẫn thì mình thấy bước này vô cùng quan trọng và mình nghỉ là không riêng gì các bạn newbie như các bạn Intern bên mình không biết làm bước này, mà thậm chí rất nhiều người đã từng SEO vẫn không biết làm, hoặc chưa nhận thức được là phải làm kế hoạch content SEO cho website. Dẫn đến việc triển khai một thời gian thì website không tăng tưởng, từ khóa không lên top => Tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

Nên hôm nay mình lên bài viết này mong muốn giúp giải quyết vấn đề đau đầu này của bạn. Ngoài ra, mình cũng có share file template Keyword Research và Plan Content mẫu để bạn có thể tự lập kế hoạch content SEO cho dự án của mình sau khi đọc xong bài viết.

Tầm Quan Trọng Của Việc Lập Kế Hoạch Content SEO Đối Với Website Cũ

Lập plan content SEO cho website là một hạng mục trong Audit Website hay lập kế hoạch SEO cho website cũ. Việc lập kế hoạch content sẽ giúp bạn:

Hướng Dẫn Các Bước Chi Tiết Lập Plan Content SEO Cho Website Cũ

1. Phân Tích Từ Khóa (Keyword Research)

Bạn cần research toàn bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của website của mình. Cách mình thường làm:

Bước 1: Xác định các chủ đề (topic) chính của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang triển khai. Sau đó bỏ từ khóa chính (head keyword) của các topic vào các công cụ để phân tích. Ví dụ, nếu website bạn là web nội thất, có nhiều topic như nội thất phòng ngủ, phòng khách,... thì nên làm cuốn chiếu từng topic một. Vì nếu làm 1 lần, data sẽ rất nhiều => Mất rất nhiều thời gian để xử lý.

Bước 2: Export data về máy tính.

Bước 3: Lọc bỏ các cột dữ liệu không cần thiết, chỉ giữ lại các cột: Từ khóa và Volume.

Bước 4: Lọc các từ khóa không liên quan.

Công cụ sử dụng: Ahref, Semrush, Sona Tools, KeywordTool. Mình suggest cho các bạn sử dụng Sona Tools nha.

Bởi vì sao? Vì khi phân tích từ khóa bằng Ahref, Semrush hay Keywordtool thì các công cụ này chỉ trả về dữ liệu các từ khóa có chứa từ khóa chính của bạn. Ví dụ như khi bạn nhập từ khóa “seo” để phân tích thì các công cụ này sẽ trả về rất nhiều kết quả có chứa từ khóa “seo” và trong đó sẽ có rất nhiều các từ khóa không liên quan như “park hang seo”, “park seo joon” hay “phim seo việt nam” đừng có search thử nghe trời, không thoát ra được đó =)). Điều này khiến cho bạn mất nhiều thời gian trong việc lọc các keyword không liên quan như này.

Còn khi bạn bỏ từ khóa “seo” vào Sona Tools thì công cụ này có cái hay là hiểu được ngữ nghĩa của từ khóa chính mà bạn nhập vào. Công cụ này không chỉ trả về cho bạn các từ khóa có chứa từ khóa “seo”, mà còn trả cho bạn các từ khóa liên quan về ngữ nghĩa đến SEO như “backlink la gi” hay “phân tích từ khóa”. Giúp bạn có bộ từ khóa đầy đủ về lĩnh vực mình triển khai, không cần phải đi phân tích quá nhiều lần. Đây cũng chính là lý do vì sao mình suggest Sona Tools cho bạn.

2. Gom Nhóm Từ Khóa (Keyword Grouping)

Đây là một trong các bước quan trọng nhất, theo mình đánh giá bước này chiếm 50% khả năng bài viết của bạn có được lên top hay không là ở bước này.

Ở bước này bạn cần gom nhóm bộ từ khóa mục tiêu của bạn thành nhiều nhóm từ khóa, mỗi nhóm từ khóa tương ứng với 1 bài viết.

Mỗi nhóm từ khóa sẽ chứa một list các từ khóa có chung ý định tìm tìm kiếm (Search Intent). Ngoài ra trong 1 nhóm từ khóa sẽ có 1 từ khóa chính và còn lại là các từ khóa phụ, từ khóa chính thường là các từ khóa có Volume Search cao nhất.

Việc gom nhóm từ khóa theo đúng Search Intent còn giúp bạn:

Để biết được các từ khóa nào có chung ý định tìm kiếm thì bạn chỉ cần search các từ khóa này trên google và xem kết quả top 10 của Google trả về.

Nếu có từ 3 kết quả giống nhau thì bạn có thể gom các từ khóa này vào cùng 1 nhóm để viết bài. Mỗi nhóm là 1 bài viết.

Ví dụ về 2 từ khóa có cùng Search intent: “phòng ngủ đẹp” và “thiết kế nội thất phòng ngủ”. Tuy 2 keyword này khác nhau về mặt từ khóa nhưng ý định người dùng đều muốn tìm đọc bài viết về mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ. Minh chứng là kết quả top 10 của Google trả về giống nhau 50%.

Lập lại quá trình này cho các từ khóa còn lại trong bộ từ khóa mà bạn đã research trước đó.

Mình suggest nếu trường hợp bộ keyword của bạn ít (vài chục key) thì có thể làm thủ công, còn trường hợp vài trăm hay vài nghìn từ khóa thì nên dùng tool gom nhóm nhé! Nhớ lúc xưa mình chưa biết dùng tool gom nhóm từ khóa thì bộ từ khóa 2000 từ mình gom tay đâu đó khoảng 7 ngày mới xong =)) nhức não luôn, thiếu điều muốn bệnh trĩ, mà gom tay chưa chắc đúng 100%. Nhưng hiện tại thì mình đã tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khâu này rồi, thì mình thường dùng Sona Tools để gom nhóm, bộ key 2000 key chắc mất đâu đó 3 phút là xong.

Lưu ý: Mình đã từng test rất nhiều tool gom nhóm từ khóa thì mình thấy cơ chế gom không đúng Search Intent. Vì vậy, khi bạn dùng tool gom nhóm thì bạn cần phải biết được cơ chế của tool và phải kiểm tra lại tool đó xem nó có gom đúng hay không.

Mình thấy trên thị trường có mấy cái tool gom nhóm miễn phí rất tào lao. Các từ khóa 2 chữ vô 1 nhóm, 3 chữ thì vô một nhóm. Hết sức tào lao =))

3. Xác Định Format Content (Content Type)

Bước tiếp theo đó chính là xác định Format Content cho từng nhóm từ khóa. Trên thị trường hiện nay có 7 loại Format Content sau:

4o