HƯỚNG DẪN SUBMIT URL LÊN GOOGLE NHANH CHÓNG 2022

HƯỚNG DẪN SUBMIT URL LÊN GOOGLE NHANH CHÓNG

Có một sự thật rất đơn giản: Nếu công cụ tìm kiếm không biết đến Website bạn, cơ hội xếp hạng sẽ bằng 0.

Có cả trường hợp là Website chính thức hoạt động được vài tuần mà vẫn chẳng tìm thấy chúng ở đâu trên Google/Bing/Yahoo. Chưa nói đến những URL được xuất bản khoảng 2-3 ngày thì 95% người dùng không thể tìm thấy chúng trên công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn tiếp tục đọc bài viết này, mình đoán bạn là một trong số những doanh nghiệp gặp vấn đề tương tự.

Thế nên hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cách Submit URL Google và các công cụ tìm kiếm phổ biến khác. Giờ thì bắt đầu nhé!

I. Submit là gì? Vì sao submit lại quan trọng trong SEO?

1. Submit URL là gì?

Submit URL là một thuật ngữ phổ biến và quan trọng đối với người làm SEO, dịch theo tiếng Việt có nghĩa là báo cáo URL hoặc khai báo URL. Đây là cách khai báo đường link giúp con bot của Google nhận biết các nội dung mới của website để quay lại đọc bài và trả kết quả index sớm nhất.

2. Khi nào cần Submit website lên Google?

Thông thường, bạn sẽ submit website ngay khi bắt đầu launch website lần đầu tiên để Google biết đến sự tồn tại của website hoặc khi chuyển toàn bộ website của mình và redirect sang một tên miền mới.

Nếu một website đã tồn tại, bạn không cần phải submit toàn bộ web nếu như nó đã được lập chỉ mục. Tuy nhiên, khi website được fix lại hay có các thay đổi mới thì nên submit website.

Website xuất hiện các lỗi như 404 trong Search Console và cần edit chỉnh sửa lại. Hay đôi khi bạn vô tình thêm thẻ rel=”noindex” trên trang, làm trang bị loại khỏi danh sách được index bài viết. Sau đó, bạn bỏ đi thẻ rel=”noindex” và muốn Google index lại bài viết của mình.

3. 3 Lý do nên Submit URL Google

- Cẩn thận ngay từ ban đầu vẫn hơn là hối tiếc về sau. Google vẫn có thể tìm thấy trang Web bạn cả khi bạn không Submit URL Google. Nhưng mình nghĩ vẫn nên chủ động làm. Việc này chỉ mất có 1, 2 phút gì thôi.

- Google không thể khám phá mọi thứ thông qua thu thập dữ liệu. Nếu bạn gửi trang Web của mình qua Google Search Console, bạn sẽ có cơ hội cung cấp Google thêm một vài thông tin hữu ích khác về trang Web mình. Đây là những thông tin mà các con bọ có thể không tiếp cận được.

- Submit URL Google sẽ giúp cải thiện trang Web của bạn. Nó sẽ thường xuyên thông báo tình trạng Website thông qua Công cụ Quản trị Trang. Nếu có vấn đề/ lỗi xảy ra trên trang Web, bạn sẽ dễ dàng sửa lỗi hơn.


THAM KHẢO : DỊCH VỤ GOOGLE NEW INDEX TỰ ĐỘNG BÀI VIẾT


4. 4 Cách Submit URL Google nhanh chóng

Sau đây sẽ là hướng dẫn của mình về cách Submit URL Google theo mục đích, như URL trên toàn bộ Website hay từng URL.

- Cách 1: Submit toàn bộ Website bằng Sitemap.XML

Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để gửi trang Web đến Google là thêm sơ đồ trang Web (Sitemap) XML vào Google Search Console. Có thể làm như vậy bằng cách chuyển đến Tab Sơ đồ trang Web của Search Console .

Bây giờ bạn sẽ thấy hộp ‘Thêm sơ đồ trang Web mới’. Hãy tiếp tục và nhập phần mở rộng của sơ đồ trang XML của trang Web của bạn.

(hình 2) Click vào sitemap trong Google Search Console

(hình 3) Nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML vào hộp “Add a new sitemap”.

Sau khi hoàn thành bạn sẽ thấy danh sách các Sitemap đã gửi và số lượng URL được tìm thấy như sau: (hình 4)

Các Sitemaps mà bạn đã gửi và số lượng URL được tìm thấy.

Ưu điểm của phương pháp này là Google sẽ cào toàn bộ URL trên Website và sẽ Index hàng loạt URL của Web.

Nhược điểm song song đó sẽ là mất tầm 2-3 tuần cho mỗi lượt cào tổng thể như vậy.

*Nếu như Website bạn đã từng Submit Sitemap XML rồi và bạn chỉ đang muốn Submit các URL mới. Thì có thể Submit phiên bản cập nhật của Sitemap.

Khi bạn gửi một Sitemap được Updated tới Search Console và bao gồm các URL mới. Có nghĩa là: Bạn đang thông báo cho Google rằng đã có sự thay đổi và các trang này sẽ được Crawl.

- Cách 2: Submit từng URL trong Search Console

Rất có thể bạn vừa sử dụng công cụ Kiểm tra URL để kiểm tra xem URL của bạn có nằm trong Index của Google hay không. Và đây cũng là cách nhanh nhất để đưa URL vào Index của Google.

Bất kể URL có hay không Index, bạn sẽ thấy liên kết “REQUEST INDEXING” ở cuối hộp. Hãy tiếp tục Click vào đây và trang của bạn sẽ được thêm vào danh sách đợi Index. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, bạn sẽ được thông báo.

(hình 5) Thông báo trang của bạn đã được thêm vào danh sách đợi Submit URL.

Nhưng nếu bạn có một loạt các URL cần được Submit với Google thì sao? Hoặc bạn muốn được Submit cả URL trên những trang con khác? Đây là lúc bạn cần cách thứ 3 ngay sau đây.

- Cách 3: Submit URL Google hàng loạt

Có nhiều website hướng dẫn “khai báo” URL với Google bằng Internal Link. Phương pháp này đúng, thế nhưng chưa đủ. Bởi vì Internal Link trên Website cần phù hợp ngữ cảnh bài viết để không gián đoạn trải nghiệm người dùng. Vậy nên sẽ rất bất tiện nếu bạn chèn Link các Web con.

Và Submit bằng GSC cũng chỉ quét các URL trên Website chính mà thôi. Thế nếu cần được quét URL trên nhiều trang cùng lúc thì sao?

Ở đây mình dùng Blogger để Submit hàng loạt URL kiểu trên. Các bước thực hiện như sau:

- Tạo 1 tài khoản đăng nhập Blogger

- Kết nối Blog với Google Search Console

- Viết bài Post và chèn Link vào bài

Ví dụ như Website có 30 URL mới và các Web con có 20 bài viết mới. Mình sẽ chèn 50 URL này vào bài để Google có thể cào và Index chúng.

(hình 6) Ví dụ chèn Link để Submit URL hàng loạt trên Blogger

- Cách 4: Submit URL bằng công cụ Index

Có rất nhiều công cụ giúp bạn Submit URL Google như Lar Index, My Pagerank, Indexking,… Tùy thuộc vào tính năng mỗi công cụ mà bạn có thể lựa chọn nhé!

Note: Tùy Website, Search Console (Webmaster Tool Submit) sẽ giới hạn số lượng Add URL Google Submit trong ngày để hạn chế tình trạng Spam.

II. Khắc phục tình trạng website không được Google index (Tạo mới)

Nếu bạn thử hết tất cả các cách trên và chờ đợi khá lâu mà không thấy website của mình không được index, thì có thể website của bạn đang bị vướng các gặp các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Website có chứa thẻ No-index

Thẻ No-index có nghĩa là không cần lập chỉ mục trang này, nếu website vô tình chứa thẻ này thì website của bạn sẽ không được Google index.

Do đó, hãy kiểm tra website của bạn, nếu Google hiển thị URL đã gửi được đánh dấu No-index thì bạn nên khắc phục theo cách sau.

Truy cập HTML code và tìm kiếm 1 trong 2 đoạn mã sau và xóa chúng:

<meta name = “googlebot” content = “noindex”>

<meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex

- Trường hợp 2: Google bot đã bị file Robot.txt chặn không cho index website

Robot.txt là một tệp cho phép hoặc giới hạn không cho Google Bot index website.

Nếu không muốn URL nào đó được index thì có thể thông báo rằng URL này không quan trọng, Google Bot sẽ không lập chỉ mục cho trang đó.

Để kiểm tra URL đó, truy cập

https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool/ và paste URL cần kiểm tra vào xem có bị chặn hay không.

- Trường hợp 3: Bạn bị mắc phải hình phạt thủ công

Hình phạt thủ công hay còn gọi Google Penalty được webmaster của Google thực hiện để trừng phạt các website vi phạm nguyên tắc quản trị trang web theo Google.

Những website bị phạt thủ công có khả năng cao bị xóa khỏi danh sách index của Google và phải bỏ ra nhiều nỗ lực để có thể khôi phục lại.

Thực ra, trường hợp này chỉ xảy ra nếu bạn sử dụng chiến thuật Black Hat SEO, điều này cực kỳ tối kỵ.

Cách kiểm tra website hay URL đã được Index hay chưa (Tạo mới)

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc làm cách nào để kiểm tra được website của mình đã được Google index hay chưa? Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn biết cách để có thể kiểm tra website và URL đã được Index hay chưa qua phần dưới đây nhé!

1. Kiểm tra URL đã được index

Truy cập Google, dán link URL bạn cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm, nếu top đầu kết quả hiện ra đúng bài viết mà bạn post có nghĩa là Google đã lập chỉ mục cho URL đó. Trường hợp kết quả trả về không có bài viết của bạn thì URL này chưa được Google hỗ trợ index.

2. Kiểm tra website đã được index

Để kiểm tra các link trên website đã được Google index hay chưa, bạn truy cập vào Google và nhập cú pháp site:tenmien.com (lưu ý không có khoảng cách sau dấu “:”).

Nếu kết quả trả về không có gì nghĩa là website chưa được index.

Tuy nhiên nếu bạn vừa submit website, thì kết quả sau đó sẽ được xuất hiện, vì Google đã nhận request của bạn chỉ là chưa kịp index thôi. Nên bạn hãy chờ đợi và đừng lo lắng nhé.

Tuy nhiên, website được xây dựng và hoạt động lâu nhưng vẫn không hiển thị thì có vấn đề xảy ra rồi.

III. Một số thủ thuật giúp tăng tốc độ submit URL lên Google (Tạo mới)

Để tăng tốc độ Google index URL thì ngoài các phương pháp truyền thống, sau đây mình sẽ hướng dẫn một vài cách submit chuyên nghiệp bên dưới nhé.

#1: Sử dụng các dịch vụ index URL trả phí

Hiện nay có khá nhiều bên thứ 3 cung cấp dịch vụ giúp bạn cải thiện index nhiều URL hơn, một số đơn vị chuyên nghiệp bạn có thể tham khảo như: Elite Link Indexer, Instant Link Indexer, Express Indexer,…

Tuy nhiên, mỗi đơn vị sẽ có tỷ lệ số lượng URL được index so với tổng số link được submit là khác nhau, có sự chênh lệch nhẹ. Nên khi chọn bất kì bên thứ 3 hay công cụ nào bạn nên xem review về cách đăng ký và sử dụng trước khi dùng.

#2: Chạy quảng cáo Google Ads

Nếu bạn không quen thuộc với cách trên và chưa tin tưởng bỏ tiền ra thì phương pháp này sẽ đảm bảo hiệu quả 100%. Google Ads chính là phương pháp phổ biến, hữu ích, nhanh chóng. Ngay sau khi publish bài viết, bạn có thể chạy Ads cho bài viết này.

Khi chạy Ads, Google sẽ quét nội dung bài viết của bạn và crawl trước khi xếp hạng quảng cáo của bạn. Như vậy Google đã index bài viết của bạn trong một thời gian ngắn và hoàn toàn free.

#3: Mua các backlink dofollow chất lượng

Backlink dofollow được bot Google tìm kiếm và đánh giá chất lượng website nếu đó là backlink chất lượng và chỉ đến website của bạn. Các website có DR cao – xếp hạng cao, bot Google sẽ thường xuyên ghé qua và index website, từ đó web của bạn cũng được index theo.

Đặt backlink dofollow chất lượng không những được index nhanh mà còn gia tăng sức mạnh web, tăng traffic, tối ưu SEO.

#4: Tận dụng Internal Link

3 Cách trên sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh, nếu doanh nghiệp bạn không muốn tốn kém cho khoản này thì có thể áp dụng cách này.

Mỗi khi publish bài viết mới hay sửa đổi nội dung bài viết cũ, bạn hãy tìm một bài viết cũ có nhiều traffic – bài viết có thứ hạng càng cao càng tốt và chèn Anchor Link URL của bài viết mới này.

Khi đó bot Google sẽ ưu tiên quét các website có nhiều traffic và thứ hạng cao trước, dẫn đến khả năng cao bot cũng sẽ quét đến Internal Link và index bài viết mới của bạn. Tuy nhiên, để áp dụng thành công phương pháp này bạn cần tìm hiểu thêm về mô hình Internal Link.

#5: Share bài viết lên mạng xã hội

Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website thông qua các trang mạng xã hội. Công cụ tìm kiếm thường khuyến khích quản trị viên website liên kết bài viết, chia sẻ bài viết trên social media để tiếp cận đến nhiều người hơn.

Khi có một lượng lớn người dùng từ mạng xã hội truy cập vào URL website của bạn, đồng nghĩa với việc lượng traffic trên website của bạn sẽ được tăng lên, Bots Google sẽ chú ý đến và tiến hành lập chỉ mục thông tin cho URL này.

Quá trình này giúp bài viết được index trong tích tắc. Nên sau khi publish bài viết mới hãy chia sẻ lại trên Fanpage trên Facebook, đồng thời share vào các cộng đồng quan tâm đến nội dung đó để mọi người truy cập và cập nhật kiến thức mới.

#6: Sử dụng thẻ no-follow và no-index cho các trang không cần lập chỉ mục

Trên thực tế, Google chỉ cho bạn một lượng crawl nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ website của bạn có lượng crawl hàng tháng là 70 URLs, thì trong tháng đó khi bạn dùng hết 70 URLs, URL thứ 71 trở đi phải chờ đến tháng sau mới được index.

Do đó, bạn cần sử dụng lượng crawl sao cho hợp lý, bạn nên dành lượt crawl cho các bài viết thực sự cần được index như URL có nhiều traffic, bài viết mới, bài viết cập nhật nội dung mới.

Các trang còn lại bạn không muốn index hoặc không cần thiết thì bạn sử dụng no-follow và no-index cho chúng.

Chắc chắn là Google vẫn sẽ khám phá và Index trang web của bạn bất kể bạn có Submit URL Google hay không.

Tuy nhiên, như mình đã nói, Submit URL giúp quá trình index nhanh chóng gấp trăm lần.

Hãy tận dụng Search Console của Google vì một là nó rất đơn giản, dễ dùng và hai là mang lại nhiều lợi ích khác.

Chúc bạn thành công!

THAM KHẢO : Dịch vụ Entity tăng trust tổng thể website

Nguồn : Đỗ Anh Việt GTV