BOOK I
QUYỂN I: NHỮNG QUY TẮC TỔNG QUÁT
(ĐIỀU 1 – 203)
BOOK I: GENERAL NORMS
I.ĐỀ MỤC 1. LUẬT GIÁO HỘI (ĐIỀU 7 – 22)
TITLE I. ECCLESIASTICAL LAWS (Cann. 7 - 22)
II.ĐỀ MỤC 2. TỤC LỆ (ĐIỀU 23 – 28)
TITLE II. CUSTOM (Cann. 23 - 28)
III.ĐỀ MỤC 3. NHỮNG SẮC LUẬT VÀ NHỮNG HUẤN THỊ (ĐIỀU 29 – 34)
TITLE III. GENERAL DECREES AND INSTRUCTIONS (Cann. 29 - 34)
IV.ĐỀ MỤC 4. CÁC HÀNH VI HÀNH CHÍNH RIÊNG BIỆT (ĐIỀU 35 – 93)
TITLE IV. SINGULAR ADMINISTRATIVE ACTS (Cann. 35 - 93)
1. CHƯƠNG 1. NHỮNG QUY TẮC CHUNG (ĐIỀU 35 – 47)
CHAPTER I. COMMON NORMS
2. CHƯƠNG 2. NHỮNG NGHỊ ĐỊNH VÀ NHỮNG MỆNH LỆNH (ĐIỀU 48 – 58)
CHAPTER II. SINGULAR DECREES AND PRECEPTS
3. CHƯƠNG 3. РHÚC CHIẾU (ĐIỀU 59 – 75)
CHAPTER III. RESCRIPTS
4. CHƯƠNG 4. ĐẶC ÂN (ĐIỀU 76 – 84)
CHAPTER IV. PRIVILEGES
5. CHƯƠNG 5. MIỄN CHUẨN (ĐIỀU 85 – 93)
CHAPTER V. DISPENSATIONS
V.ĐỀ MỤC 5. CÁC QUY CHẾ VÀ NỘI QUY (ĐIỀU 94 – 95)
TITLE V. STATUTES AND RULES OF ORDER (Cann. 94 - 95)
VI.ĐỀ MỤC 6. CÁC THỂ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN (ĐIỀU 96 – 123
TITLE VI. PHYSICAL AND JURIDIC PERSONS (Cann. 96 - 123)
1. CHƯƠNG 1. TÌNH TRẠNG GIÁO LUẬT CỦA CÁC THỂ NHÂN (ĐIỀU 96 – 112)
CHAPTER I. THE CANONICAL CONDITION OF PHYSICAL PERSONS
2. CHƯƠNG 2. CÁC PHÁP NHÂN (ĐIỀU 113 – 123)
CHAPTER II. JURIDIC PERSONS
VII.ĐỀ MỤC 7. CÁC HÀNH VI PHÁP LÝ (ĐIỀU 124 – 128)
TITLE VII. JURIDIC ACTS (Cann. 124 - 128)
VIII.ĐỀ MỤC 8. QUYỀN LÃNH ĐẠO (ĐIỀU 129 – 144)
TITLE VIII. THE POWER OF GOVERNANCE (Cann. 129 - 144)
IX.ĐỀ MỤC 9. GIÁO VỤ (ĐIỀU 145 – 196)
TITLE IX. ECCLESIASTICAL OFFICES (Cann. 145 - 196)
1. CHƯƠNG 1. BỔ NHIỆM VÀO GIÁO VỤ (ĐIỀU 146 – 183)
CHAPTER I. PROVISION OF ECCLESIASTICAL OFFICE
a. TIẾT 1. TỰ Ý TRAO BAN (ĐIỀU 157)
Art. 1. FREE CONFERRAL
b. TIẾT 2. GIỚI THIỆU (ĐIỀU 158 – 163)
Art. 2. PRESENTATION
c. TIẾT 3. BẦU CỬ (ĐIỀU 164 – 179)
Art. 3. ELECTION
d. TIẾT 4. THỈNH CỬ (ĐIỀU 180 – 183)
Art. 4. POSTULATION
2. CHƯƠNG 2. CHẤM DỨT GIÁO VỤ (ĐIỀU 184 – 196)
CHAPTER II. LOSS OF ECCLESIASTICAL OFFICE
a. TIẾT 1. TỪ NHIỆM (ĐIỀU 187 – 189)
Art. 1. RESIGNATION
b. TIẾT 2. THUYÊN CHUYỂN (ĐIỀU 190 – 191)
Art. 2. TRANSFER
c. TIẾT 3. GIẢI NHIỆM (ĐIỀU 192 – 195)
Art. 3. REMOVAL
d. TIẾT 4. BÃI NHIỆM (ĐIỀU 196)
Art. 4. PRIVATION
X.ĐỀ MỤC 10. THỜI HIỆU (ĐIỀU 197 – 199)
TITLE X. PRESCRIPTION (Cann. 197 - 199)
XI.ĐỀ MỤC 11. CÁCH TÍNH THỜI GIAN (ĐIỀU 200 – 203)
TITLE XI. COMPUTATION OF TIME (Cann. 200 - 203)
QUYỂN I: NHỮNG QUY TẮC TỔNG QUÁT (ĐIỀU 1 – 6)
BOOK I: GENERAL NORMS
Điều 1
Các điều của Bộ Luật này chỉ chi phối Giáo Hội La-tinh mà thôi.
Can. 1 The canons of this Code regard only the Latin Church.
Điều 2
Nói chung, Bộ Luật này không ấn định những nghi thức phải tuân giữ trong các buổi cử hành phụng vụ, cho nên vẫn buộc phải tuân giữ những luật phụng vụ hiện đang còn hiệu lực, trừ khi có luật nào trong những luật đó trái ngược với các điều của Bộ Luật này.
Can. 2 For the most part the Code does not define the rites which must be observed in celebrating liturgical actions. Therefore, liturgical laws in force until now retain their force unless one of them is contrary to the canons of the Code.
Điều 3
Các điều của Bộ Luật này không bãi bỏ và không sửa đổi các hiệp ước mà Tông Tòa đã ký với các quốc gia hoặc xã hội chính trị khác; do đó, các hiệp ước này vẫn có hiệu lực y như bây giờ, bất kể các quy định trái ngược của Bộ Luật này.
Can. 3 The canons of the Code neither abrogate nor derogate from the agreements entered into by the Apostolic See with nations or other political societies. These agreements therefore continue in force exactly as at present, notwithstanding contrary prescripts of this Code.
Điều 4
Những quyền lợi thủ đắc cũng như những đặc ân do Tông Tòa ban cho các thể nhân hoặc pháp nhân từtrước đến nay đang còn hiệu lực và không bị thu hồi, thì vẫn còn giá trị, nếu không bị các điều của Bộ Luật này thu hồi cách minh nhiên.
Can. 4 Acquired rights and privileges granted to physical or juridic persons up to this time by the Apostolic See remain intact if they are in use and have not been revoked, unless the canons of this Code expressly revoke them.
Điều 5
§1. Các tục lệ phổ quát hay các tục lệ địa phương hiện đang còn hiệu lực mà lại trái ngược với những quy định của các điều này, và bị chính các điều của Bộ Luật này bác bỏ, thì bị hủy bỏ hoàn toàn và không được phép phục hồi lại; các tục lệ trái ngược khác cũng được coi là bị hủy bỏ, trừ khi Bộ Luật đã minh nhiên dự liệu cách khác, tuy nhiên, các tục lệ đã có từ trăm năm hay từ lâu đời có thể được châm chước nếu, theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền sau khi đã xem xét những hoàn cảnh địa phương và con người, không thể bị hủy bỏ.
§2. Các tục lệ phổ quát hay các tục lệ địa phương ngoại luật hiện đang còn hiệu lực, thì được duy trì.
Can. 5 §1. Universal or particular customs presently in force which are contrary to the prescripts of these canons and are reprobated by the canons of this Code are absolutely suppressed and are not permitted to revive in the future. Other contrary customs are also considered suppressed unless the Code expressly provides otherwise or unless they are centenary or immemorial customs which can be tolerated if, in the judgment of the ordinary, they cannot be removed due to the circumstances of places and persons.
§2. Universal or particular customs beyond the law (praeter ius) which are in force until now are preserved.
Điều 6
§1. Từ khi có hiệu lực, Bộ Luật này bãi bỏ: 1° bộ Giáo Luật ban hành năm 1917;
2° những luật phổ quát hoặc những luật địa phương khác ngược với các quy định của Bộ Luật này, trừ khi có một quy định minh nhiên khác liên quan đến những luật địa phương;
3° tất cả mọi luật hình sự phổ quát hay luật hình sự địa phương do Tông Tòa ban hành, trừ những luật được Bộ Luật này giữ lại;
4° những luật phổ quát khác về kỷ luật có liên quan đến một vấn đề đã được Bộ Luật này cải tố hoàn toàn.
§2. Cũng phải dựa vào truyền thống của giáo luật để giải thích những điều của Bộ Luật này trong mức độnhững điều này lập lại luật cũ.
Can. 6 §1. When this Code takes force, the following are abrogated:
1º the Code of Canon Law promulgated in 1917;
2º other universal or particular laws contrary to the prescripts of this Code unless other provision is expressly made for particular laws;
3º any universal or particular penal laws whatsoever issued by the Apostolic See unless they are contained in this Code;
4º other universal disciplinary laws regarding matter which this Code completely reorders.
§2. Insofar as they repeat former law, the canons of this Code must be assessed also in accord with canonical tradition.
ĐỀ MỤC 1. LUẬT GIÁO HỘI (ĐIỀU 7 – 22)
TITLE I. ECCLESIASTICAL LAWS (Cann. 7 - 22)
Điều 7
Luật được thiết lập khi được ban hành.
Can. 7 A law is established when it is promulgated.
Điều 8
§1. Những luật phổ quát của Giáo Hội được ban hành bằng việc công bố trên báo Acta Apostolicae Sedis, trừkhi có một hình thức ban hành khác được quy định cho những trường hợp đặc thù, và những luật này chỉ có hiệu lực sau ba tháng, kể từ ngày được ghi trong số báo Acta, trừ khi những luật này buộc tức khắc do bản chất của sự việc, hay chính luật đã minh nhiên ấn định cách đặc biệt một thời hạn ngắn hơn hay dài hơn.
§2. Những luật địa phương được công bố theo thể thức do nhà lập pháp xác định và bắt đầu buộc sau một tháng, kể từ ngày được ban hành, nếu chính luật đó không ấn định một thời hạn nào cả.
Can. 8 §1. Universal ecclesiastical laws are promulgated by publication in the official commentary, Acta Apostolicae Sedis, unless another manner of promulgation has been prescribed in particular cases. They take force only after three months have elapsed from the date of that issue of the Acta unless they bind immediately from the very nature of the matter, or the law itself has specifically and expressly established a shorter or longer suspensive period (vacatio).
§2. Particular laws are promulgated in the manner determined by the legislator and begin to oblige a month after the day of promulgation unless the law itself establishes another time period.
Điều 9
Các luật nhằm tương lai, chứ không nhằm quá khứ, trừ khi luật đã dự liệu đích danh về những việc quá khứ.
Can. 9 Laws regard the future, not the past, unless they expressly provide for the past.
Điều 10
Chỉ những luật nào minh nhiên ấn định rằng một hành vi không có hiệu lực hoặc một người không có khảnăng, thì mới được xem là luật bãi hiệu hoặc luật bãi năng.
Can. 10 Only those laws must be considered invalidating or disqualifying which expressly establish that an act is null or that a person is unqualified.
Điều 11
Những người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay những người đã được được nhận vào Giáo Hội Công giáo và là những người đã sử dụng đủ trí khôn và, nếu luật không minh nhiên dự liệu cách khác, đã được bảy tuổi trọn, buộc phải giữ những luật thuần túy Giáo Hội.
Can. 11 Merely ecclesiastical laws bind those who have been baptized in the Catholic Church or received into it, possess the sufficient use of reason, and, unless the law expressly provides otherwise, have completed seven years of age.
Điều 12
§1. Những luật phổ quát buộc tất cả những người mà luật nhằm đến trong bất cứ lãnh thổ nào.
§2. Tuy nhiên, tất cả những người hiện đang cư ngụ trong một lãnh thổ mà các luật phổ quát không có hiệu lực, thì họ không buộc phải giữ những luật đó.
§3. Các luật được thiết lập cho một lãnh thổ đặc thù thì buộc những người mà luật nhằm đến, và là những người có cư sở hay bán cư sở đồng thời hiện đang cư ngụ ở đó, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 13.
Can. 12 §1. Universal laws bind everywhere all those for whom they were issued.
§2. All who are actually present in a certain territory, however, are exempted from universal laws which are not in force in that territory.
§3. Laws established for a particular territory bind those for whom they were issued as well as those who have a domicile or quasi-domicile there and who at the same time are actually residing there, without prejudice to the prescript of can. 13.
Điều 13
§1. Các luật địa phương không được suy đoán là luật tòng nhân nhưng là luật tòng thổ, trừ khi đã rõ cách khác.
§2. Các lữ khách không buộc phải giữ:
1° những luật địa phương của lãnh thổ họ, bao lâu họ còn vắng mặt, trừ khi việc vi phạm luật ấy gây thiệt hại cho lãnh thổ họ, hoặc vì những luật ấy là luật tòng nhân;
2° các luật của lãnh thổ họ đang cư ngụ, ngoại trừ những luật về trật tự công cộng, hoặc những luật xác định những thể thức của hành vi pháp lý, hoặc những luật liên can đến bất động sản trong lãnh thổ đó.
§3. Những người không có cư sở buộc phải tuân giữ cả những luật phổ quát và những luật địa phương hiện đang có hiệu lực tại nơi họ cư ngụ.
Can. 13 §1. Particular laws are not presumed to be personal but territorial unless it is otherwise evident.
§2. Travelers are not bound:
1º by the particular laws of their own territory as long as they are absent from it unless either the transgression of those laws causes harm in their own territory or the laws are personal;
2º by the laws of the territory in which they are present, with the exception of those laws which provide for public order, which determine the formalities of acts, or which regard immovable goods located in the territory.
§3. Transients are bound by both universal and particular laws which are in force in the place where they are present.
Điều 14
Trong trường hợp hồ nghi về pháp luật, luật không buộc, kể cả những luật bãi hiệu hay bãi năng; trong trường hợp hồ nghi về sự kiện, thì các Đấng Bản Quyền có thể chuẩn những luật đó, với điều kiện, nếu là một sựmiễn chuẩn được dành riêng, nhà chức trách chuẩn ngăn trở dành riêng vẫn thường ban phép chuẩn này.
Can. 14 Laws, even invalidating and disqualifying ones, do not oblige when there is a doubt about the law. When there is a doubt about a fact, however, ordinaries can dispense from laws provided that, if it concerns a reserved dispensation, the authority to whom it is reserved usually grants it.
Điều 15
§1. Sự không biết hay sự lầm lẫn về những luật bãi hiệu hay bãi năng không làm cho những luật này mất hiệu lực, trừ khi luật đã minh nhiên ấn định cách khác.
§2. Sự không biết hay sự lầm lẫn về luật hoặc về hình phạt, Về sự kiện của riêng mình hoặc về sự kiện hiển nhiên của người khác, đều không được suy đoán; sự không biết hay sự lầm lẫn về sự kiện không hiển nhiên của người khác thì được suy đoán cho đến khi có chứng cớ ngược lại.
Can. 15 §1. Ignorance or error about invalidating or disqualifying laws does not impede their effect unless it is expressly established otherwise.
§2. Ignorance or error about a law, a penalty, a fact concerning oneself, or a notorious fact concerning another is not presumed; it is presumed about a fact concerning another which is not notorious until the contrary is proven.
Điều 16
§1. Người giải thích luật cách chính thức là nhà lập pháp, cũng như người được vị này ủy quyền giải thích luật cách chính thức.
§2. Sự giải thích chính thức được thực hiện theo thể thức luật, thì có cùng hiệu lực như chính luật và phải được ban hành; nếu chỉ tuyên bố là ý nghĩa ngôn từ của luật tự nó đã chính xác rồi, thì sự giải thích chính thức có hiệu lực hồi tố; nếu giới hạn hay nới rộng luật hoặc vạch rõ một luật hồ nghi, thì sự giải thích chính thức không có hiệu lực hồi tố.
§3. Tuy nhiên, sự giải thích theo thể thức của một bản án tại tòa hay theo thể thức của một văn kiện hành chính trong một vấn đề riêng biệt, thì không có hiệu lực pháp lý và sự giải thích này chỉ ràng buộc những người nào và chỉ liên quan đến những vấn đề nào mà luật nhắm tới.
Can. 16 §1. The legislator authentically interprets laws as does the one to whom the same legislator has entrusted the power of authentically interpreting.
§2. An authentic interpretation put forth in the form of law has the same force as the law itself and must be promulgated. If it only declares the words of the law which are certain in themselves, it is retroactive; if it restricts or extends the law, or if it explains a doubtful law, it is not retroactive.
§3. An interpretation in the form of a judicial sentence or of an administrative act in a particular matter, however, does not have the force of law and only binds the persons for whom and affects the matters for which it was given.
Điều 17
Luật Giáo Hội phải được hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ trong bản văn và trong mạch văn; nếu còn hồ nghi và tối nghĩa thì phải nại đến những chỗ tương tự, nếu có, đến mục đích và những hoàn cảnh của luật cũng như đến ý định của nhà lập pháp.
Can. 17 Ecclesiastical laws must be understood in accord with the proper meaning of the words considered in their text and context. If the meaning remains doubtful and obscure, recourse must be made to parallel places, if there are such, to the purpose and circumstances of the law, and to the mind of the legislator.
Điều 18
Những luật ấn định một hình phạt hay hạn chế tự do sử dụng các quyền lợi hoặc hàm chứa một điều ngoại lệ, thì phải được giải thích theo nghĩa hẹp.
Can. 18 Laws which establish a penalty, restrict the free exercise of rights, or contain an exception from the law are subject to strict interpretation.
Điều 19
Trong một trường hợp đã được xác định, nếu không có quy định minh nhiên của luật phổ quát hay của luật địa phương hoặc nếu không có tục lệ, thì sự việc phải được giải quyết theo những luật đã được ban hành trong những trường hợp tương tự, theo những nguyên tắc tổng quát của luật đã được áp dụng với sự hợp tình hợp lý của giáo luật, theo án lệ và cách thực hành của Giáo Triều Rô-ma, theo ý kiến chung và kiên định của các học giả, trừ khi đó là vụ án hình sự.
Can. 19 If a custom or an express prescript of universal or particular law is lacking in a certain matter, a case, unless it is penal, must be resolved in light of laws issued in similar matters, general principles of law applied with canonical equity, the jurisprudence and practice of the Roman Curia, and the common and constant opinion of learned persons.
Điều 20
Luật sau bãi bỏ hoặc sửa đổi luật trước, nếu luật sau minh nhiên quy định như vậy, hoặc trực tiếp ngược với luật trước, hoặc đã sắp xếp lại toàn bộ nội dung luật trước. Nhưng luật phổ quát không sửa đổi luật địa phương hay luật đặc biệt, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
Can. 20 A later law abrogates, or derogates from, an earlier law if it states so expressly, is directly contrary to it, or completely reorders the entire matter of the earlier law. A universal law, however, in no way derogates from a particular or special law unless the law expressly provides otherwise.
Điều 21
Trong trường hợp hồ nghi, không được suy đoán là luật trước đã bị thu hồi, nhưng các luật sau phải được liên kết và phải được dung hòa với các luật trước bao nhiêu có thể.
Can. 21 In a case of doubt, the revocation of a pre-existing law is not presumed, but later laws must be related to the earlier ones and, insofar as possible, must be harmonized with them.
Điều 22
Những luật dân sự được luật Giáo Hội dẫn chiếu phải được tuân giữ trong giáo luật với cùng những hiệu lực pháp lý, trong mức độ những luật đó không trái với luật Thiên Chúa, và nếu giáo luật không dự liệu cách khác.
Can. 22 Civil laws to which the law of the Church yields are to be observed in canon law with the same effects, insofar as they are not contrary to divine law and unless canon law provides otherwise.
ĐỀ MỤC 2. TỤC LỆ (ĐIỀU 23 – 28)
TITLE II. CUSTOM (Cann. 23 - 28)
Điều 23
Một tục lệ do một cộng đoàn tín hữu du nhập có hiệu lực pháp lý khi được nhà lập pháp chuẩn nhận, chiếu theo quy tắc của các điều khoản sau đây.
Can. 23 Only that custom introduced by a community of the faithful and approved by the legislator according to the norm of the following canons has the force of law.
Điều 24
§1. Không một tục lệ nào trái ngược với luật Thiên Chúa lại có thể có hiệu lực pháp lý.
§2. Cũng không có tục lệ nào trái ngược hoặc ngoài giáo luật có thể có hiệu lực pháp lý, trừ khi tục lệ này hợp lý; nhưng một tục lệ nào đó đã bị luật minh nhiên bác bỏ thì không còn hợp lý.
Can. 24 §1. No custom which is contrary to divine law can obtain the force of law.
§2. A custom contrary to or beyond canon law (praeter ius canonicum) cannot obtain the force of law unless it is reasonable; a custom which is expressly reprobated in the law, however, is not reasonable.
Điều 25
Không một tục lệ nào có hiệu lực pháp lý, trừ khi được tuân giữ do một cộng đoàn có khả năng ít là tiếp nhận một luật với ý định du nhập một luật.
Can. 25 No custom obtains the force of law unless it has been observed with the intention of introducing a law by a community capable at least of receiving law.
Điều 26
Trừ khi có sự chuẩn nhận đặc biệt của nhà lập pháp có thẩm quyền, một tục lệ trái ngược với giáo luật đang có hiệu lực hoặc ngoài giáo luật, chỉ có hiệu lực pháp lý, khi được tuân giữ một cách hợp pháp và liên tục suốt ba mươi năm trọn; chỉ tục lệ nào đã có hàng trăm năm hoặc đã lâu đời mới có thể chiếm ưu thế hơn một điều luật hàm chứa một điều khoản cấm các tục lệ mới.
Can. 26 Unless the competent legislator has specifically approved it, a custom contrary to the canon law now in force or one beyond a canonical law (praeter legem canonicam) obtains the force of law only if it has been legitimately observed for thirty continuous and complete years. Only a centenary or immemorial custom, however, can prevail against a canonical law which contains a clause prohibiting future customs.
Điều 27
Tục lệ là cách giải thích tốt nhất của luật.
Can. 27 Custom is the best interpreter of laws.
Điều 28
Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 5, một tục lệ hoặc một luật trái ngược thu hồi tục lệ trái ngược hoặc ngoại luật. Nhưng nếu luật không minh nhiên nhắc tới, thì luật không thu hồi những tục lệ đã có hàng trăm năm hoặc đã lâu đời và luật phổ quát không thu hồi các tục lệ địa phương.
Can. 28 Without prejudice to the prescript of can. 5, a contrary custom or law revokes a custom which is contrary to or beyond the law (praeter legem). Unless it makes express mention of them, however, a law does not revoke centenary or immemorial customs, nor does a universal law revoke particular customs.
ĐỀ MỤC 3. NHỮNG SẮC LUẬT VÀ NHỮNG HUẤN THỊ (ĐIỀU 29 – 34)
TITLE III. GENERAL DECREES AND INSTRUCTIONS (Cann. 29 - 34)
Điều 29
Qua những sắc luật, nhà lập pháp có thẩm quyền ban hành những quy định chung cho một cộng đoàn có khảnăng tiếp nhận luật; những sắc luật thực sự là những luật và được chi phối bởi những quy định của các điều liên quan đến luật.
Can. 29 General decrees, by which a competent legislator issues common prescripts for a community capable of receiving law, are laws properly speaking and are governed by the prescripts of the canons on laws.
Điều 30
Người nào chỉ có quyền hành pháp mà thôi thì không thể ban hành sắc luật được nói đến ở điều 29, trừ khi trong những trường hợp đặc biệt, họ được nhà lập pháp có thẩm quyền minh nhiên ban cho quyền này chiếu theo luật, khi đó họ phải tuân giữ những điều kiện đã được ấn định trong văn bản ban nhượng.
Can. 30 A person who possesses only executive power is not able to issue the general decree mentioned in can. 29 unless, in particular cases, it has been expressly granted to that person by a competent legislator according to the norm of law and the conditions stated in the act of the grant have been observed.
Điều 31
§1. Trong giới hạn thẩm quyền của mình, những người có quyền hành pháp có thể ban hành những sắc luật chấp hành, tức là những sắc luật ấn định chính xác hơn những thể thức phải giữ khi áp dụng luật hoặc thúc bách việc tuân giữ luật.
§2. Về việc ban hành và về thời hạn để các sắc luật bắt đầu có hiệu lực được nói đến ở §1, thì phải tuân giữnhững quy định của điều 8.
Can. 31 §1. Those who possess executive power are able to issue, within the limits of their competence, general executory decrees, namely, those which more precisely determine the methods to be observed in applying the law or which urge the observance of laws.
§2. With respect to the promulgation and suspensive period (vacatio) of the decrees mentioned in §1, the prescripts of can. 8 are to be observed.
Điều 32
Những sắc luật chấp hành ấn định cách thức áp dụng hay thúc bách việc tuân giữ luật thì buộc những người nào phải giữ những luật ấy.
Can. 32 General executory decrees oblige those who are bound by the laws whose methods of application the same decrees determine or whose observance they urge.
Điều 33
§1. Những sắc luật chấp hành, ngay cả khi được in trong các kim chỉ nam hay trong bất cứ một tài liệu nào khác, thì không sửa đổi luật, và những quy định nào của những sắc luật đó trái với luật thì sẽ không có hiệu lực.
§2. Những sắc luật chấp hành ấy hết hiệu lực khi nhà chức trách có thẩm quyền đã minh nhiên hay mặc nhiên thu hồi, và khi luật vì đó mà các sắc luật được ban bố để quy định việc chấp hành không còn nữa; nhưng các sắc luật không hết hiệu lực khi người ban hành đã hết quyền, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu ngược lại.
Can. 33 §1. General executory decrees, even if they are issued in directories or in documents of another name, do not derogate from laws, and their prescripts which are contrary to laws lack all force.
§2. Such decrees cease to have force by explicit or implicit revocation made by competent authority as well as by cessation of the law for whose execution they were given. They do not, however, cease when the authority of the one who established them expires unless the contrary is expressly provided.
Điều 34
§1. Những huấn thị minh giải các quy định của luật, triển khai và ấn định những phương cách phải giữ khi thi hành những quy định này, thì được ban hành cho những người có nhiệm vụ lo cho luật được chấp hành và buộc họ phải giữ khi chấp hành. Trong giới hạn thẩm quyền của mình, những người nào có quyền hành pháp mới ban hành các huấn thị này cách hợp pháp.
§2. Những quy định trong các huấn thị đó không sửa đổi luật và nếu không thể dung hòa được với những quy định của luật, thì không có hiệu lực.
§3. Những huấn thị hết hiệu lực không những do sự thu hồi minh nhiên hoặc mặc nhiên của nhà chức trách có thẩm quyền ban hành huấn thị hoặc của nhà chức trách cấp trên, mà còn do sự chấm dứt của luật vì đó mà các huấn thị được ban bố để minh giải luật hoặc truyền thi hành luật.
Can. 34 §1. Instructions clarify the prescripts of laws and elaborate on and determine the methods to be observed in fulfilling them. They are given for the use of those whose duty it is to see that laws are executed and oblige them in the execution of the laws. Those who possess executive power legitimately issue such instructions within the limits of their competence.
§2. The ordinances of instructions do not derogate from laws. If these ordinances cannot be reconciled with the prescripts of laws, they lack all force.
§3. Instructions cease to have force not only by explicit or implicit revocation of the competent authority who issued them or of the superior of that authority but also by the cessation of the law for whose clarification or execution they were given.
ĐỀ MỤC 4. CÁC HÀNH VI HÀNH CHÍNH RIÊNG BIỆT (ĐIỀU 35 – 93)
TITLE IV. SINGULAR ADMINISTRATIVE ACTS (Cann. 35 - 93)
CHƯƠNG 1. NHỮNG QUY TẮC CHUNG (ĐIỀU 35 – 47)
CHAPTER I. COMMON NORMS
Điều 35
Một hành vi hành chính riêng biệt dù là một sắc lệnh, một mệnh lệnh, hay là một phúc chiếu, có thể được người có quyền hành pháp ban hành, trong giới hạn thẩm quyền của mình, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 76 §1.
Can. 35 A singular administrative act, whether it is a decree, a precept, or a rescript, can be issued by one who possesses executive power within the limits of that person’s competence, without prejudice to the prescript of can. 76, §1.
Điều 36
§1. Một văn kiện hành chính phải được hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ và theo ngôn ngữ thường dùng; trong trường hợp hồ nghi, những văn kiện hành chính liên quan đến tranh tụng, ngăm đe hay tuyên kết một hình phạt, hạn chế quyền lợi của cá nhân, xâm phạm quyền thủ đắc của người khác hoặc ngược với một luật có lợi cho tư nhân, thì phải được giải thích theo nghĩa hẹp; còn những hành vi hành chính khác phải được giải thích theo nghĩa rộng.
§2. Một hành vi hành chính không được nới rộng sang những trường hợp khác ngoài các trường hợp đã được nêu ra.
Can. 36 §1. An administrative act must be understood according to the proper meaning of the words and the common manner of speaking. In a case of doubt, those which refer to litigation, pertain to threatening or inflicting penalties, restrict the rights of a person, injure the acquired rights of others, or are contrary to a law which benefits private persons are subject to a strict interpretation; all others are subject to a broad interpretation.
§2. An administrative act must not be extended to other cases besides those expressed.
Điều 37
Một hành vi hành chính liên quan đến tòa ngoài phải được ghi trong văn bản; cũng vậy, nếu hành vi hành chính được ban hành theo hình thức ủy thác, thì lệnh thi hành cũng phải được ghi lại trong văn bản.
Can. 37 An administrative act which regards the external forum must be put in writing. Furthermore, if it is given in commissarial form, the act of its execution must be put in writing.
Điều 38
Một hành vi hành chính, dù là một phúc chiếu được ban dưới hình thức Tự sắc, cũng vô hiệu nếu xâm phạm đến một quyền lợi thủ đắc hoặc ngược với một luật hay một tục lệ đã được chuẩn nhận, trừ khi nhà chức trách có thẩm quyền đã minh nhiên thêm một điều khoản sửa đổi lại.
Can. 38 An administrative act, even if it is a rescript given motu proprio, lacks effect insofar as it injures the acquired right of another or is contrary to a law or approved custom, unless the competent authority has expressly added a derogating clause.
Điều 39
Các điều kiện trong một văn kiện hành chính chỉ được xem là chi phối sự hữu hiệu khi được diễn tả bằng những liên từ: nếu, trừ khi, miễn là.
Can. 39 Conditions in an administrative act are considered added for validity only when they are expressed by the particles if (si), unless (nisi), or provided that (dummodo).
Điều 40
Người phải chấp hành một hành vi hành chính sẽ không thi hành nhiệm vụ của mình cách hữu hiệu trước khi nhận được văn thư và trước khi kiểm chứng tính xác thực và sự toàn vẹn của văn thư, trừ khi nhà chức trách đưa ra hành vi hành chính đó đã thông báo trước cho đương sự biết nội dung của văn thư.
Can. 40 The executor of any administrative act invalidly carries out his or her function before receiving the relevant letter and verifying its authenticity and integrity, unless previous notice of the letter had been communicated to the executor by authority of the one who issued the act.
Điều 41
Người nào phải chấp hành một hành vi hành chính mà chỉ được ủy thác nguyên việc thi hành, thì không thểtừ chối thực hiện hành vi đó trừ khi thấy rõ là hành vi ấy vô giá trị hoặc không thể chấp nhận được vì một lý do quan trọng khác, hoặc những điều kiện được đặt ra trong hành vi hành chính không thể thực hiện được; tuy nhiên, nếu việc thực hiện hành vi hành chính xem ra không thích hợp do hoàn cảnh con người hay địa phương, thì đương sự phải đình hoãn việc thi hành; trong những trường hợp này, đương sự phải thông báo ngay cho nhà chức trách đã đưa ra hành vi đó.
Can. 41 The executor of an administrative act to whom is entrusted merely the task of execution cannot refuse the execution of this act unless it clearly appears that the act itself is null or cannot be upheld for another grave cause, or the conditions attached to the administrative act itself have not been fulfilled. Nevertheless, if the execution of the administrative act seems inopportune due to the circumstances of person or place, the executor is to suspend the execution. In such cases the executor is to inform immediately the authority who issued the act.
Điều 42
Người chấp hành một hành vi hành chính phải tiến hành chiếu theo quy tắc của sự ủy nhiệm; nhưng việc thi hành ấy sẽ vô hiệu, nếu người ấy không hoàn thành các điều kiện thiết yếu được đặt ra trong văn thư và nếu không tuân giữ những thể thức căn bản của thủ tục.
Can. 42 The executor of an administrative act must proceed according to the norm of the mandate. If, however, the executor did not fulfill the essential conditions attached to the relevant letter and did not observe the substantial form of proceeding, the execution is invalid.
Điều 43
Tùy theo sự phán đoán thận trọng của mình, người chấp hành một hành vi hành chính có thể cử người khác thay thế mình, nếu việc thay thế đã không bị cấm hoặc nếu đương sự đã không được chọn do phẩm cách cá nhân hoặc nếu người thay thế đã không được chỉ định trước; tuy nhiên trong những trường hợp này, người thi hành vẫn được phép ủy thác cho một người khác thực hiện những việc chuẩn bị.
Can. 43 The executor of an administrative act can, according to his or her prudent judgment, substitute another as executor unless substitution has been forbidden, the executor has been chosen for personal qualifications, or a substitute has been predetermined. In these cases, however, the executor may entrust the preparatory acts to another.
Điều 44
Người kế nhiệm người chấp hành hành vi hành chính cũng có thể thực hiện hành vi đó, trừ trường hợp người chấp hành đã được chọn vì phẩm cách cá nhân.
Can. 44 The executor’s successor in office can also execute an administrative act unless the executor was chosen for personal qualifications.
Điều 45
Nếu đã phạm sai lầm nào đó trong khi thực hiện hành vi hành chính, người chấp hành vẫn được phép thực hiện lại hành vi đó.
Can. 45 If the executor has erred in any way in the execution of an administrative act, the executor is permitted to execute the same act again.
Điều 46
Hành vi hành chính không chấm dứt khi người ban cấp hết quyền, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
Can. 46 An administrative act does not cease when the authority of the one who established it expires unless the law expressly provides otherwise.
Điều 47
Việc thu hồi một hành vi hành chính do một hành vi hành chính khác của nhà chức trách có thẩm quyền chỉ có hiệu lực kể từ khi việc thu hồi được thông báo cách hợp pháp cho người mà hành vi hành chính đó được ban cho.
Can. 47 The revocation of an administrative act by another administrative act of a competent authority takes effect only from the moment at which the revocation is legitimately made known to the person for whom it has been given.
CHƯƠNG 2. NHỮNG NGHỊ ĐỊNH VÀ NHỮNG MỆNH LỆNH (ĐIỀU 48 – 58)
CHAPTER II. SINGULAR DECREES AND PRECEPTS
Điều 48
Nghị định là văn kiện hành chính do nhà chức trách hành pháp ban hành chiếu theo quy tắc luật định, nhằm đưa ra một quyết định hay một việc dự phòng trong một trường hợp đặc biệt; theo bản chất, việc quyết định và việc dự phòng này không giả thiết là phải có người yêu cầu.
Can. 48 A singular decree is an administrative act issued by a competent executive authority in which a decision is given or a provision is made for a particular case according to the norms of law. Of their nature, these decisions or provisions do not presuppose a petition made by someone.
Điều 49
Mệnh lệnh là sắc lệnh buộc cách trực tiếp và hợp pháp một cá nhân hay nhiều người nhất định phải làm hoặc bỏ một điều gì, nhất là để thúc bách họ giữ luật.
Can. 49 A singular precept is a decree which directly and legitimately enjoins a specific person or persons to do or omit something, especially in order to urge the observance of law.
Điều 50
Trước khi ban hành một nghị định, nhà chức trách phải truy tầm các thông tin và chứng cớ cần thiết, và ngần nào có thể, phải lắng nghe những người mà quyền lợi của họ có thể bị tổn thương.
Can. 50 Before issuing a singular decree, an authority is to seek out the necessary information and proofs and, insofar as possible, to hear those whose rights can be injured.
Điều 51
Sắc lệnh phải được ban hành bằng văn bản, nếu là một quyết định thì phải trình bày các lý do, ít là cách sơlược.
Can. 51 A decree is to be issued in writing, with the reasons at least summarily expressed if it is a decision.
Điều 52
Nghị định chỉ có hiệu lực đối với sự việc đã được ấn định và đối với những người đã được nhằm đến; nghịđịnh ràng buộc những người này bất kỳ ở đâu, trừ khi đã rõ cách khác.
Can. 52 A singular decree has force only in respect to the matters which it decides and for the persons for whom it was given. It obliges these persons everywhere, however, unless it is otherwise evident.
Điều 53
Nếu các sắc lệnh trái ngược nhau, thì nghị định có giá trị hơn sắc luật trong những điểm được nêu lên cách riêng; nếu cả hai sắc lệnh đều là nghị định hay sắc luật, thì sắc lệnh sau sửa đối sắc lệnh trước trong những gì ngược với sắc lệnh trước.
Can. 53 If decrees are contrary to one another, a particular decree prevails over a general in those matters which are specifically expressed. If they are equally particular or equally general, the decree later in time modifies the earlier to the extent that the later one is contrary to it.
Điều 54
§1. Khi việc áp dụng một nghị định được ủy thác cho một người thi hành, thì nghị định có hiệu lực từ khi thi hành; nếu không, thì nghị định có hiệu lực từ lúc nhà chức trách ban hành nghị định thông báo cho đương sựbiết.
§2. Để có thể thúc bách việc thi hành nghị định, phải thông báo nghị định bằng văn thư hợp pháp chiếu theo quy tắc của luật.
Can. 54 §1. A singular decree whose application is entrusted to an executor takes effect from the moment of execution; otherwise, from the moment it is made known to the person by the authority of the one who issued it.
§2. To be enforced, a singular decree must be made known by a legitimate document according to the norm of law.
Điều 55
Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 37 và 51, khi có một lý do rất nghiêm trọng ngăn trở việc trao văn bản, sắc lệnh vẫn được xem như đã được thông báo, nếu đã được đọc cho đương sự nghe trước mặt một công chứng viên hay trước mặt hai nhân chứng, sau đó phải lập biên bản và tất cả những người hiện diện phải ký tên vào đó.
Can. 55 Without prejudice to the prescripts of cann. 37 and 51, when a very grave reason prevents the handing over of the written text of a decree, the decree is considered to have been made known if it is read to the person to whom it is destined in the presence of a notary or two witnesses. After a written record of what has occurred has been prepared, all those present must sign it.
Điều 56
Một sắc lệnh được xem như đã được thông báo, nếu đương sự đã được triệu tập cách hợp lệ để nhận hay nghe đọc sắc lệnh, nhưng đã không chịu đến hay không chịu ký tên, dù không có lý do chính đáng.
Can. 56 A decree is considered to have been made known if the one for whom it is destined has been properly summoned to receive or hear the decree but, without a just cause, did not appear or refused to sign.
Điều 57
§1. Mỗi khi luật buộc phải ban hành sắc lệnh hay khi đương sự thỉnh cầu hoặc thượng cầu một cách hợp pháp để được một sắc lệnh, thì nhà chức trách có thẩm quyền phải phúc đáp trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được đơn thỉnh cầu hay đơn thượng cầu, trừ khi luật đã ấn định một thời hạn khác.
§2. Hết thời hạn này, nếu sắc lệnh chưa được ban hành thì việc trả lời được suy đoán là bị từ chối đối với việc trình bày trong đơn thượng cầu sau.
§3. Dù việc trả lời được suy đoán là bị từ chối, nhà chức trách có thẩm quyền vẫn phải giữ nghĩa vụ ban hành sắc lệnh và cả nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có, chiếu theo quy tắc của điều 128.
Can. 57 §1. Whenever the law orders a decree to be issued or an interested party legitimately proposes a petition or recourse to obtain a decree, the competent authority is to provide for the matter within three months from the receipt of the petition or recourse unless the law prescribes some other time period.
§2. When this time period has passed, if the decree has not yet been given, the response is presumed to be negative with respect to the presentation of further recourse.
§3. A presumed negative response does not exempt the competent authority from the obligation of issuing the decree and even of repairing the damage possibly incurred, according to the norm of can. 128.
Điều 58
§1. Một nghị định hết hiệu lực do sự thu hồi cách hợp pháp của nhà chức trách có thẩm quyền cũng như do sự chấm dứt của luật vì đó mà nghị định được ban để thi hành.
§2. Một mệnh lệnh không được ban hành chính thức bằng một văn bản sẽ chấm dứt do sự mãn nhiệm của người đã ban hành mệnh lệnh.
Can. 58 §1. A singular decree ceases to have force through legitimate revocation by competent authority as well as through cessation of the law for whose execution it was given.
§2. A singular precept not imposed by a legitimate document ceases when the authority of the one who issued it expires.
CHƯƠNG 3. РHÚC CHIẾU (ĐIỀU 59 – 75)
CHAPTER III. RESCRIPTS
Điều 59
§1. Phúc chiếu là hành vi hành chính do nhà chức trách có thẩm quyền hành pháp ban hành bằng văn bản; tựbản chất, phúc chiếu ban một đặc ân, một ơn miễn chuẩn hay một ân huệ nào khác, theo sự thỉnh cầu của một người.
§2. Những quy định về phúc chiếu cũng có giá trị đối với việc ban phép hay ban ân huệ bằng miệng, trừ khi đã rõ cách khác.
Can. 59 §1. A rescript is an administrative act issued in writing by competent executive authority; of its very nature, a rescript grants a privilege, dispensation, or other favor at someone’s request.
§2. The prescripts established for rescripts are valid also for the oral granting of a permission or favors unless it is otherwise evident.
Điều 60
Tất cả những ai không bị cấm cách minh nhiên đều có thể xin bất cứ phúc chiếu nào.
Can. 60 Any rescript can be requested by all those who are not expressly prohibited from doing so.
Điều 61
Trừ khi đã rõ cách khác, có thể xin phúc chiếu cho một người khác, ngay cả khi người đó không đồng ý, và phúc chiếu có hiệu lực cả trước khi người đó chấp thuận, miễn là vẫn giữ nguyên những điều khoản trái ngược.
Can. 61 Unless it is otherwise evident, a rescript can be requested for another even without the person’s assent and has force before the person’s acceptance, without prejudice to contrary clauses.
Điều 62
Một phúc chiếu không chỉ định người chấp hành thì có hiệu lực kể từ lúc ban văn thư, còn những phúc chiếu khác có hiệu lực kể từ lúc được chấp hành.
Can. 62 A rescript in which no executor is given has effect at the moment the letter is given; other rescripts, at the moment of execution.
Điều 63
§1. Sự ẩn khai hoặc che giấu sự thật sẽ vô hiệu hóa phúc chiếu, nếu trong đơn xin đã không trình bày điều cần phải trình bày để thành sự, chiếu theo luật, theo cách thức hành văn và theo thủ tục giáo luật, trừ khi đó là một phúc chiếu ban ân huệ được ban dưới hình thức Tự sắc.
§2. Sự mạo khai hay khai điều giả dối cũng vô hiệu hóa phúc chiếu, nếu trong số những lý do được viện dẫn không có một lý do nào là đúng sự thực.
§3. Đối với những phúc chiếu không có người thi hành, thì lý do được viện dẫn phải đúng sự thực kể từ lúc ban hành phúc chiếu; còn đối với những phúc chiếu khác, thì kể từ lúc được chấp hành.
Can. 63 §1. Subreption, or concealment of the truth, prevents the validity of a rescript if in the request those things were not expressed which according to law, style, and canonical practice must be expressed for validity, unless it is a rescript of favor which is given motu proprio.
§2. Obreption, or a statement of falsehood, also prevents the validity of a rescript if not even one proposed motivating reason is true.
§3. The motivating reason in rescripts for which there is no executor must be true at the time when the rescript is given; in others, at the time of execution.
Điều 64
Miễn là vẫn giữ nguyên quyền của Tòa Ân Giải đối với tòa trong, một ân huệ đã bị một Bộ của Giáo Triều Rô-ma khước từ, thì không có Bộ nào khác của cùng Giáo Triều hay không có một nhà chức trách có thẩm quyền nào khác dưới Đức Giáo Hoàng có thể ban cách hữu hiệu được, nếu không có sự chấp thuận của Bộ đã cứu xét đầu tiên.
Can. 64 Without prejudice to the authority of the Penitentiary for the internal forum, a favor denied by any dicastery of the Roman Curia cannot be granted validly by any other dicastery of the same Curia or by another competent authority below the Roman Pontiff without the assent of the dicastery before which the matter was initiated.
Điều 65
§1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của §2 và §3, không ai được xin một Đấng Bản Quyền khác ban cho một ân huệ đã bị Đấng Bản Quyền của mình từ chối, trừ khi họ có đề cập đến việc từ chối ấy; nhưng cho dù việc từ chối đã được đề cập thì Đấng Bản Quyền khác không nên ban ân huệ, trừ khi được Đấng Bản Quyền trước cho biết các lý do từ chối.
§2. Ân huệ đã bị Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục từ chối thì không có Đại Diện nào khác của cùng Giám mục đó có thể ban cách hữu hiệu ân huệ đó, cho dù đã biết được các lý do từ chối của vị Đại Diện trước.
§3. Ân huệ đã bị Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục từ chối, sau đó lại được Giám mục giáo phận ban mà không đề cập đến sự từ chối này, thì vẫn vô hiệu; còn ân huệ đã bị Giám mục giáo phận từ chối thì Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám mục không có quyền ban cách hữu hiệu, cho dù có đề cập đến sự từ chối ấy, nếu Giám mục không ưng thuận.
Can. 65 §1. Without prejudice to the prescripts of §§2 and 3, no one is to petition from another ordinary a favor denied by one’s own ordinary unless mention of the denial has been made. When this mention has been made, however, the ordinary is not to grant the favor unless he has obtained the reasons for the denial from the prior ordinary.
§2. A favor denied by a vicar general or by an episcopal vicar cannot be granted validly by another vicar of the same bishop even if the reasons for the denial have been obtained from the vicar who denied it.
§3. A favor denied by a vicar general or by an episcopal vicar and afterwards obtained from the diocesan bishop without any mention made of this denial is invalid. A favor denied by a diocesan bishop, however, even if mention is made of the denial, cannot be obtained validly from his vicar general or episcopal vicar without the consent of the bishop.
Điều 66
Phúc chiếu không trở thành vô hiệu vì sự sai lầm về danh tính người nhận hay người ban hành phúc chiếu, hoặc về nơi cư trú hay về sự việc liên quan, miễn là theo phán đoán của Đấng Bản Quyền, không có hồ nghi gì về người hay về sự việc.
Can. 66 A rescript does not become invalid due to an error in the name of the person to whom it is given or by whom it is issued, or of the place where the person resides, or in the matter concerned, provided that, in the judgment of the ordinary, there is no doubt about the person or the matter.
Điều 67
§1. Nếu trong cùng một vấn đề mà có hai phúc chiếu trái ngược nhau, thì phúc chiếu riêng có giá trị hơn phúc chiếu chung trong những điều có tính cách riêng biệt.
§2. Nếu cả hai đều là phúc chiếu riêng hoặc phúc chiếu chung, thì phúc chiếu trước có giá trị hơn phúc chiếu sau, trừ khi phúc chiếu sau minh nhiên đề cập đến phúc chiếu trước, hoặc người được ban phúc chiếu trước đã không sử dụng phúc chiếu vì man trá hoặc quá lơ đễnh.
§3. Nếu hồ nghi không biết phúc chiếu có vô hiệu hay không, thì phải thỉnh ý người đã ban phúc chiếu.
Can. 67 §1. If it happens that two contrary rescripts are obtained for one and the same thing, the particular prevails over the general in those matters which are particularly expressed.
§2. If they are equally particular or equally general, the earlier in time prevails over the later unless there is express mention of the earlier one in the later one or unless the person who obtained the earlier one has not used the rescript out of malice or notable negligence.
§3. In a case of doubt whether a rescript is invalid or not, recourse is to be made to the one who issued it.
Điều 68
Một phúc chiếu của Tòa Thánh trong đó không nói rõ người thi hành, thì chỉ phải trình với Đấng Bản Quyền của người nhận phúc chiếu, khi điều đó được quy định trong văn thư, hoặc khi có liên quan đến các việc công, hoặc khi phải kiểm chứng các điều kiện.
Can. 68 A rescript of the Apostolic See in which no executor is given must be presented to the ordinary of the one who obtained it only when it is prescribed in the same letter, or it concerns public matters, or it is necessary that conditions be verified.
Điều 69
Phúc chiếu nào không quy định thời hạn phải trình, thì có thể trình với người thi hành lúc nào tùy ý, miễn là không có lừa đảo và man trá.
Can. 69 A rescript for whose presentation no time is specified can be shown to the executor at any time, provided that there is neither fraud nor malice.
Điều 70
Nếu chính việc ban ân huệ trong phúc chiếu được ủy thác cho một người thi hành, thì người này ban ân huệhoặc từ chối tùy theo lương tâm và sự phán đoán thận trọng của mình.
Can. 70 If in a rescript the granting of a favor is entrusted to an executor, it is up to the prudent judgment and conscience of the executor to grant or deny the favor.
Điều 71
Không ai bị buộc phải sử dụng một phúc chiếu được ban vì ích lợi cá nhân mình, trừ khi bị một nghĩa vụ giáo luật buộc sử dụng vì nguyên do nào khác.
Can. 71 No one is bound to use a rescript given only in his or her favor unless bound to do so by a canonical obligation from another source.
Điều 72
Những phúc chiếu do Tòa Thánh ban đã hết hạn có thể được Giám mục giáo phận gia hạn một lần khi có một lý do chính đáng, nhưng không quá ba tháng.
Can. 72 Rescripts granted by the Apostolic See which have expired can be extended once by the diocesan bishop for a just cause, but not beyond three months.
Điều 73
Không một phúc chiếu nào bị thu hồi do một luật trái ngược, trừ khi chính luật đó đã dự liệu cách khác.
Can. 73 Rescripts are not revoked by a contrary law unless the law itself provides otherwise.
Điều 74
Cho dù một người có thể sử dụng ở tòa trong một ân huệ được ban bằng miệng, thì người ấy vẫn phải chứng minh ân huệ đó ở tòa ngoài, mỗi khi họ được hỏi cách hợp pháp.
Can. 74 Although one can use in the internal forum a favor granted orally, the person is bound to prove the favor in the external forum whenever someone legitimately requests it.
Điều 75
Nếu phúc chiếu bao hàm một đặc ân hay một sự miễn chuẩn, thì còn phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây.
Can. 75 If a rescript contains a privilege or dispensation, the prescripts of the following canons are also to be observed.
CHƯƠNG 4. ĐẶC ÂN (ĐIỀU 76 – 84)
CHAPTER IV. PRIVILEGES
Điều 76
§1. Đặc ân là ân huệ được ban bằng một hành vi riêng biệt vì lợi ích của một số thể nhân hay pháp nhân nào đó; nhà lập pháp cũng như nhà chức trách hành pháp đã được nhà lập pháp ủy quyền có thể ban đặc ân.
§2. Việc chấp hữu đặc ân từ trăm năm hay từ lâu đời cho phép Suy đoán là đặc ân đã được ban.
Can. 76 §1. A privilege is a favor given through a particular act to the benefit of certain physical or juridic persons; it can be granted by the legislator as well as by an executive authority to whom the legislator has granted this power.
§2. Centenary or immemorial possession induces the presumption that a privilege has been granted.
Điều 77
Đặc ân phải được giải thích chiếu theo quy tắc của điều 36 §1; nhưng phải luôn giải thích thế nào để những người hưởng đặc ân thực sự lãnh nhận được một ân huệ nào đó.
Can. 77 A privilege must be interpreted according to the norm of can. 36, §1, but that interpretation must always be used by which the beneficiaries of a privilege actually obtain some favor.
Điều 78
§1. Đặc ân được suy đoán là vĩnh viễn, trừ khi có chứng cớ ngược lại.
§2. Đặc ân tòng nhân, tức là đặc ân gắn liền với con người, chấm dứt khi người ấy chết.
§3. Đặc ân tòng sở chấm dứt khi sự vật hay nơi chốn bị hủy hoại hoàn toàn; nhưng đặc ân tòng sở được tái sinh nếu nơi ấy được phục hồi trong vòng năm mươi năm.
Can. 78 §1. A privilege is presumed to be perpetual unless the contrary is proved.
§2. A personal privilege, namely one which follows the person, is extinguished with that person’s death.
§3. A real privilege ceases through the complete destruction of the thing or place; a local privilege, however, revives if the place is restored within fifty years.
Điều 79
Đặc ân chấm dứt do sự thu hồi của nhà chức trách có thẩm quyền chiếu theo quy tắc của điều 47, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 46.
Can. 78 §1. A privilege is presumed to be perpetual unless the contrary is proved.
§2. A personal privilege, namely one which follows the person, is extinguished with that person’s death.
§3. A real privilege ceases through the complete destruction of the thing or place; a local privilege, however, revives if the place is restored within fifty years.
Can. 79 A privilege ceases through revocation by the competent authority according to the norm of can. 47, without prejudice to the prescript of can. 81.
Điều 80
§1. Không một đặc ân nào chấm dứt do việc từ chối, trừ khi nhà chức trách có thẩm quyền chấp nhận sự từchối ấy.
§2. Bất cứ thể nhân nào cũng có thể từ chối một đặc ân được ban vì lợi ích cá nhân mình.
§3. Các cá nhân không thể từ chối một đặc ân được ban cho pháp nhân, hoặc được ban vì phẩm cách của một nơi chốn hay của một sự vật, và chính pháp nhân cũng không thể từ chối một đặc ân đã được ban cho mình, nếu sự từ chối đó gây thiệt hại cho Giáo Hội hay cho những người khác.
Can. 80 §1. No privilege ceases through renunciation unless the competent authority has accepted the renunciation.
§2. Any physical person can renounce a privilege granted only in that person’s favor.
§3. Individual persons cannot renounce a privilege granted to some juridic person or granted in consideration of the dignity of a place or of a thing, nor is a juridic person free to renounce a privilege granted to it if the renunciation brings disadvantage to the Church or to others.
Điều 81
Đặc ân không chấm dứt khi người ban cấp hết quyền, trừ trường hợp đặc ân được ban với điều khoản “theo sở thích của chúng tôi” hay với một điều khoản khác tương đương.
Can. 81 A privilege is not extinguished when the authority of the one who granted it expires unless it has been given with the clause, at our good pleasure (ad beneplacitum nostrum), or some other equivalent expression.
Điều 82
Đặc ân nào không tạo gánh nặng cho kẻ khác thì sẽ không chấm dứt khi không được sử dụng hay khi được sử dụng ngược lại; còn đặc ân nào tạo gánh nặng cho kẻ khác thì sẽ chấm dứt, nếu thời hiệu hợp pháp xảy đến.
Can. 82 A privilege which is not burdensome to others does not cease through non-use or contrary use. If it is to the disadvantage of others, however, it is lost if legitimate prescription takes place.
Điều 83
§1. Đặc ân chấm dứt do mãn hạn hay do hết số trường hợp đã dành để ban đặc ân, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 142 §2.
§2. Đặc ân cũng chấm dứt nếu, theo sự phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền, những hoàn cảnh đã thay đổi với thời gian, đến nỗi đặc ân trở thành nguy hại, hoặc việc sử dụng đặc ân trở thành bất hợp pháp.
Can. 83 §1. A privilege ceases through the lapse of the time period or through the completion of the number of cases for which it had been granted, without prejudice to the prescript of can. 142, §2.
§2. It also ceases if, in the judgment of the competent authority, circumstances are so changed in the course of time that it becomes harmful or its use illicit.
Điều 84
Người nào lạm dụng quyền hành do đặc ân ban cho thì đáng bị tước bỏ đặc ân ấy; vì thế, sau khi đã cảnh cáo người hưởng đặc ân mà không có hiệu quả, Đấng Bản Quyền phải tước bỏ đặc ân do chính mình ban bịlạm dụng một cách nghiêm trọng; và nếu đặc ân do Tông Tòa ban, thì Đấng Bản Quyền phải thông báo cho Tông Tòa biết.
Can. 84 One who abuses the power given by a privilege deserves to be deprived of that privilege. Therefore, when the holder of a privilege has been warned in vain, an ordinary is to deprive the one who gravely abuses it of a privilege which he himself has granted. If the privilege was granted by the Apostolic See, however, an ordinary is bound to notify the Apostolic See.
CHƯƠNG 5. MIỄN CHUẨN (ĐIỀU 85 – 93)
CHAPTER V. DISPENSATIONS
Điều 85
Miễn chuẩn, hay là sự nới lỏng một luật thuần túy Giáo Hội trong một trường hợp đặc biệt, có thể được ban do những người có quyền hành pháp, trong giới hạn thẩm quyền của mình, cũng như do những người minh nhiên hay mặc nhiên có quyền miễn chuẩn, hoặc do chính luật, hoặc do một sự ủy quyền hợp pháp.
Can. 85 A dispensation, or the relaxation of a merely ecclesiastical law in a particular case, can be granted by those who possess executive power within the limits of their competence, as well as by those who have the power to dispense explicitly or implicitly either by the law itself or by legitimate delegation.
Điều 86
Không thể miễn chuẩn những luật ấn định những yếu tố thiết yếu làm nên các định chế hay các hành vi pháp lý.
Can. 86 Laws are not subject to dispensation to the extent that they define those things which are essentially constitutive of juridic institutes or acts.
Điều 87
§1. Mỗi khi xét thấy có lợi ích thiêng liêng cho các tín hữu, Giám mục giáo phận có quyền miễn chuẩn cho họkhỏi phải giữ những luật có tính cách kỷ luật, dù là luật phổ quát hay là luật địa phương, do quyền bính tối cao của Giáo Hội đã ban hành cho lãnh thổ hay cho các người thuộc quyền mình, nhưng không được miễn chuẩn những luật hình sự hoặc tố tụng, cũng như những luật mà việc miễn chuẩn được đặc biệt dành riêng cho Tông Tòa hay cho một nhà chức trách khác.
§2. Nếu khó thượng cầu lên Tòa Thánh và đồng thời có nguy cơ thiệt hại nặng do việc trì hoãn, thì bất cứĐấng Bản Quyền nào cũng có quyền miễn chuẩn những luật đó, ngay cả khi sự miễn chuẩn được dành cho Tòa Thánh, miễn là sự miễn chuẩn đó được Tòa Thánh quen ban trong những hoàn cảnh như vậy và vẫn giữnguyên những quy định của điều 291.
Can. 87 §1. A diocesan bishop, whenever he judges that it contributes to their spiritual good, is able to dispense the faithful from universal and particular disciplinary laws issued for his territory or his subjects by the supreme authority of the Church. He is not able to dispense, however, from procedural or penal laws nor from those whose dispensation is specially reserved to the Apostolic See or some other authority.
§2. If recourse to the Holy See is difficult and, at the same time, there is danger of grave harm in delay, any ordinary is able to dispense from these same laws even if dispensation is reserved to the Holy See, provided that it concerns a dispensation which the Holy See is accustomed to grant under the same circumstances, without prejudice to the prescript of can. 291.
Điều 88
Đấng Bản Quyền địa phương có quyền miễn chuẩn những luật giáo phận, và mỗi khi xét thấy có ích cho tín hữu, thì có quyền miễn chuẩn những luật do công đồng giáo miền hay công đồng giáo tỉnh hoặc do Hội đồng Giám Mục ban hành.
Can. 88 A local ordinary is able to dispense from diocesan laws and, whenever he judges that it contributes to the good of the faithful, from laws issued by a plenary or provincial council or by the conference of bishops.
Điều 89
Cha sở và những linh mục khác hoặc những phó tế không thể miễn chuẩn một luật phổ quát hay một luật địa phương, trừ khi quyền đó được minh nhiên ban cho các vị.
Can. 89 A pastor and other presbyters or deacons are not able to dispense from universal and particular law unless this power has been expressly granted to them.
Điều 90
§1. Không được miễn chuẩn một luật Giáo Hội khi không có một lý do chính đáng và hợp lý, sau khi đã cân nhắc các hoàn cảnh của trường hợp và tầm quan trọng của chính luật được miễn chuẩn; nếu không, sự miễn chuẩn là bất hợp pháp và, nếu sự miễn chuẩn đó không được chính nhà lập pháp hay cấp trên của người này ban cho, thì còn vô hiệu nữa.
§2. Việc miễn chuẩn vẫn được ban cách hữu hiệu và hợp pháp trong trường hợp hồ nghi có đủ lý do hay không.
Can. 90 §1. One is not to be dispensed from an ecclesiastical law without a just and reasonable cause, after taking into account the circumstances of the case and the gravity of the law from which dispensation is given; otherwise the dispensation is illicit and, unless it is given by the legislator himself or his superior, also invalid.
§2. In a case of doubt concerning the sufficiency of the cause, a dispensation is granted validly and licitly.
Điều 91
Người nào có quyền miễn chuẩn, thì có thể thi hành quyền đó ngay cả khi ở ngoài địa hạt của mình, đối với các người thuộc quyền mình, cho dù họ không ở trong địa hạt, và đối với những lữ khách hiện đang ở trong địa hạt, nếu không minh nhiên ấn định ngược lại, cũng như đối với chính bản thân nữa.
Can. 91 Even when outside his territory, one who possesses the power to dispense is able to exercise it with respect to his subjects even though they are absent from the territory, and, unless the contrary is expressly established, also with respect to travelers actually present in the territory, as well as with respect to himself.
Điều 92
Không những sự miễn chuẩn phải được giải thích theo nghĩa hẹp chiếu theo quy tắc của điều 36 §1, mà cảquyền miễn chuẩn được ban trong một trường hợp nhất định.
Can. 92 A dispensation is subject to a strict interpretation according to the norm of can. 36, §1, as is the very power to dispense granted for a particular case.
Điều 93
Sự miễn chuẩn với việc áp dụng kéo dài sẽ chấm dứt theo cách thức tương tự như những đặc ân, cũng nhưdo sự chấm dứt chắc chắn và hoàn toàn của lý do xin miễn chuẩn.
Can. 93 A dispensation which has successive application ceases in the same ways as a privilege as well as by the certain and total cessation of the motivating cause.
ĐỀ MỤC 5. CÁC QUY CHẾ VÀ NỘI QUY (ĐIỀU 94 – 95)
TITLE V. STATUTES AND RULES OF ORDER (Cann. 94 - 95)
Điều 94
§1. Theo nghĩa đen, những quy chế là những quy định được thiết lập chiếu theo luật cho những tập hợp nhân sự hoặc sự vật, nhằm ấn định mục đích, cơ cấu, việc điều hành và những thể thức hành động.
§2. Những quy chế của một tập hợp nhân sự chỉ buộc những người là thành viên hợp pháp của tập hợp đó; còn quy chế của một tập hợp sự vật thì buộc những người điều hành nó.
§3. Những quy định của quy chế do quyền lập pháp thiết lập và công bố thì được chi phối bởi những quy định của các điều liên quan về luật.
Can. 94 §1. Statutes in the proper sense are ordinances which are established according to the norm of law in aggregates of persons (universitates personarum) or of things (universitates rerum) and which define their purpose, constitution, government, and methods of operation.
§2. The statutes of an aggregate of persons (universitas personarum) bind only the persons who are its legitimate members; the statutes of an aggregate of things (universitas rerum), those who direct it.
§3. Those prescripts of statutes established and promulgated by virtue of legislative power are governed by the prescripts of the canons on laws.
Điều 95
§1. Những nội quy là những điều lệ hay những quy tắc phải tuân giữ trong các cuộc hội họp do nhà chức trách Giáo Hội triệu tập, hoặc do các Ki-tô hữu tự ý tụ họp, cũng như trong các cuộc cử hành khác, điều lệxác định cơ cấu, việc điều hành và cách thức làm việc.
§2. Những người tham dự các cuộc họp hoặc các cuộc cử hành buộc phải giữ những điều lệ của nội quy.
Can. 95 §1. Rules of order (ordines) are rules or norms, which must be observed in meetings, whether convened by ecclesiastical authority or freely convoked by the Christian faithful, as well as in other celebrations. They define those things which pertain to the constitution, direction, and ways of proceeding.
§2. These rules of order bind those who participate in these assemblies or celebrations.
ĐỀ MỤC 6. CÁC THỂ NHÂN VÀ PHÁP NHÂN (ĐIỀU 96 – 123
TITLE VI. PHYSICAL AND JURIDIC PERSONS (Cann. 96 - 123)
CHƯƠNG 1. TÌNH TRẠNG GIÁO LUẬT CỦA CÁC THỂ NHÂN (ĐIỀU 96 – 112)
CHAPTER I. THE CANONICAL CONDITION OF PHYSICAL PERSONS
Điều 96
Nhờ bí tích Rửa Tội, con người được sáp nhập vào Giáo Hội Chúa Ki-tô và trở thành một thể nhân trong Giáo Hội, Với những nghĩa vụ và quyền lợi riêng của người Ki-tô hữu, tùy theo hoàn cảnh của họ, trong mức độ họhiệp thông với Giáo Hội, Và miễn là họ không bị ngăn trở bởi một hình phạt đã được tuyên bố cách hợp pháp.
Can. 96 By baptism one is incorporated into the Church of Christ and is constituted a person in it with the duties and rights which are proper to Christians in keeping with their condition, insofar as they are in ecclesiastical communion and unless a legitimately issued sanction stands in the way.
Điều 97
§1. Một người đã được mười tám tuổi trọn là thành niên; dưới tuổi đó là vị thành niên.
§2. Người vị thành niên trước khi được bảy tuổi trọn được gọi là nhi đồng và được xem như không làm chủbản thân, một khi được bảy tuổi trọn, thì được suy đoán là đã biết sử dụng trí khôn.
Can. 97 §1. A person who has completed the eighteenth year of age has reached majority; below this age, a person is a minor.
§2. A minor before the completion of the seventh year is called an infant and is considered not responsible for oneself (non sui compos). With the completion of the seventh year, however, a minor is presumed to have the use of reason.
Điều 98
§1. Người thành niên có toàn quyền sử dụng các quyền của mình.
§2. Người vị thành niên khi sử dụng các quyền của mình phải tùy thuộc uy quyền của cha mẹ hay của người giám hộ, trừ những quyền mà luật Thiên Chúa hay giáo luật đã miễn cho họ khỏi uy quyền của các vị ấy; vềviệc chỉ định người giám hộ và quyền giám hộ, thì phải giữ những quy định của luật dân sự, trừ khi giáo luật dự liệu cách khác, hoặc nếu Giám mục giáo phận, trong một số trường hợp nhất định và vì một lý do chính đáng, xét thấy cần phải chỉ định một người giám hộ khác.
Can. 98 §1. A person who has reached majority has the full exercise of his or her rights.
§2. A minor, in the exercise of his or her rights, remains subject to the authority of parents or guardians except in those matters in which minors are exempted from their authority by divine law or canon law. In what pertains to the appointment of guardians and their authority, the prescripts of civil law are to be observed unless canon law provides otherwise or unless in certain cases the diocesan bishop, for a just cause, has decided to provide for the matter through the appointment of another guardian.
Điều 99
Người nào thường xuyên không sử dụng đầy đủ trí khôn, thì được coi như là không làm chủ bản thân và được đồng hóa với nhi đồng.
Can. 99 Whoever habitually lacks the use of reason is considered not responsible for oneself (non sui compos) and is equated with infants.
Điều 100
Một người được gọi là người thường trú, khi họ ở tại nơi mà họ có cư sở; được gọi là người tạm trú, khi họ ởtại nơi mà họ có bán cư sở; được gọi là ngoại cư, nếu họ ở ngoài cư sở hoặc bán cư sở mà họ vẫn còn giữ; được gọi là người không có cư sở, nếu họ không có cư sở hay bán cư sở ở bất cứ nơi nào.
Can. 100 A person is said to be: a resident (incola) in the place where the person has a domicile; a temporary resident (advena) in the place where the person has a quasi-domicile; a traveler (peregrinus) if the person is outside the place of a domicile or quasi-domicile which is still retained; a transient (vagus) if the person does not have a domicile or quasi-domicile anywhere.
Điều 101
§1. Nguyên quán của người con, kể cả của người tân tòng, là nơi mà, khi người con sinh ra, cha mẹ có cư sởhay bán cư sở, nếu không có cư sở, và nếu cha mẹ không có chung một cư sở hay bán cư sở, thì nguyên quán của người con là cư sở hay bán cư sở của người mẹ.
§2. Nếu là con của người không có cư sở, thì nguyên quán là chính nơi người con được sinh ra; nếu là con bịbỏ rơi, thì nguyên quán là nơi người con đã được tìm thấy.
Can. 101 §1. The place of origin of a child, even of a neophyte, is that in which the parents had a domicile or, lacking that, a quasi-domicile when the child was born or, if the parents did not have the same domicile or quasi-domicile, that of the mother.
§2. In the case of a child of transients, the place of origin is the actual place of birth; in the case of an abandoned child, it is the place where the child was found.
Điều 102
§1. Cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một giáo phận, với ý định sẽ ở đó vĩnh viễn, nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã được kéo dài năm năm trọn.
§2. Bán cư sở được thủ đắc do việc cư ngụ trong địa hạt của một giáo xứ hay ít ra của một giáo phận, với ý định sẽ ở đó ít là ba tháng nếu không có gì thay đổi, hoặc việc cư ngụ đã thực sự được kéo dài suốt ba tháng.
§3. Cư sở hay bán cư sở trong địa hạt của một giáo xứ được gọi là cư sở hay bán cư sở thuộc giáo xứ, trong địa hạt của một giáo phận, dầu không ở trong giáo xứ, thì được gọi là cư sở hay bán cư sở thuộc giáo phận.
Can. 102 §1. Domicile is acquired by that residence within the territory of a certain parish or at least of a diocese, which either is joined with the intention of remaining there permanently unless called away or has been protracted for five complete years.
§2. Quasi-domicile is acquired by residence within the territory of a certain parish or at least of a diocese, which either is joined with the intention of remaining there for at least three months unless called away or has in fact been protracted for three months.
§3. A domicile or quasi-domicile within the territory of a parish is called parochial; within the territory of a diocese, even though not within a parish, diocesan.
Điều 103
Những thành viên các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ thủ đắc cư sở tại nơi tọa lạc của nhà mà họ trực thuộc; họ thủ đắc bán cư sở tại nhà họ đang ở, chiếu theo quy tắc của điều 102 §1.
Can. 103 Members of religious institutes and societies of apostolic life acquire a domicile in the place where the house to which they are attached is located; they acquire a quasi-domicile in the house where they are residing, according to the norm of can. 102, §2.
Điều 104
Vợ chồng có chung một cư sở hoặc bán cư sở; vì lý do ly thân hợp pháp hay vì một lý do chính đáng khác, mỗi người có thế có cư sở hoặc bán cư sở riêng.
Can. 104 Spouses are to have a common domicile or quasi-domicile; by reason of legitimate separation or some other just cause, both can have their own domicile or quasi-domicile.
Điều 105
§1. Người vị thành niên nhất thiết phải giữ cư sở hoặc bán cư sở của người họ thuộc quyền. Quá tuổi nhi đồng, người vị thành niên cũng có thể thủ đắc bán cư sở riêng; và nếu đã được thoát quyền cách hợp pháp chiếu theo luật dân sự, thì người vị thành niên cũng có thể có cư sở riêng.
§2. Người nào được trao cho người khác giám hộ hay quản tài cách hợp pháp vì một lý do nào khác ngoài lý do vị thành niên, thì lấy cư sở hay bán cư sở của người giám hộ hay người quản tài.
Can. 105 §1. A minor necessarily retains the domicile and quasi-domicile of the one to whose power the minor is subject. A minor who is no longer an infant can also acquire a quasi-domicile of one’s own; a minor who is legitimately emancipated according to the norm of civil law can also acquire a domicile of one’s own.
§2. Whoever for some other reason than minority has been placed legitimately under the guardianship or care of another has the domicile and quasi-domicile of the guardian or curator.
Điều 106
Cư sở và bán cư sở bị mất do việc rời khỏi nơi ấy với ý định không trở về lại, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 105.
Can. 106 Domicile and quasi-domicile are lost by departure from a place with the intention of not returning, without prejudice to the prescript of can. 105.
Điều 107
§1. Do cư sở cũng như do bán cư sở, mỗi người có cha sở và Đấng Bản Quyền của mình.
§2. Cha sở hay Đấng Bản Quyền riêng của người không có cư sở là cha sở hay Đấng Bản Quyền nơi người ấy hiện đang cư ngụ.
§3. Người nào chỉ có một cư sở hay một bán cư sở thuộc giáo phận thì cha sở riêng là cha sở nơi họ hiện đang cư ngụ.
Can. 107 §1. Through both domicile and quasi-domicile, each person acquires his or her pastor and ordinary.
§2. The proper pastor or ordinary of a transient is the pastor or local ordinary where the transient is actually residing.
§3. The proper pastor of one who has only a diocesan domicile or quasi-domicile is the pastor of the place where the person is actually residing.
Điều 108
§1. Huyết tộc được tính theo hàng và bậc.
§2. Trong hàng dọc, có bao nhiêu đời thì có bấy nhiêu bậc, nghĩa là có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu bậc, không tính gốc tổ chung.
§3. Trong hàng ngang, có bao nhiêu người tính chung cả hai hàng thì có bấy nhiêu bậc, không tính gốc tổchung.
Can. 108 §1. Consanguinity is computed through lines and degrees.
§2. In the direct line there are as many degrees as there are generations or persons, not counting the common ancestor.
§3. In the collateral line there are as many degrees as there are persons in both the lines together, not counting the common ancestor.
Điều 109
§1. Họ kết bạn phát sinh do hôn nhân thành sự, cho dù bất hoàn hợp, và tồn tại giữa người chồng với huyết tộc của người vợ, cũng như giữa người vợ với huyết tộc của người chồng.
§2. Họ kết bạn được tính như thế này: huyết tộc của người chồng có họ kết bạn với người vợ ở cùng hàng và cùng bậc, và ngược lại.
Can. 109 §1. Affinity arises from a valid marriage, even if not consummated, and exists between a man and the blood relatives of the woman and between the woman and the blood relatives of the man.
§2. It is so computed that those who are blood relatives of the man are related in the same line and degree by affinity to the woman, and vice versa.
Điều 110
Những đứa con được nhận làm dưỡng tử chiếu theo luật dân sự thì được coi như con ruột của một người hay của những người đã nhận nuôi chúng.
Can. 110 Children who have been adopted according to the norm of civil law are considered the children of the person or persons who have adopted them.
Điều 111
§1. Do việc lãnh nhận bí tích Rửa Tội, con cái được ghi danh vào Giáo Hội La-tinh, nếu cha mẹ họ thuộc vềGiáo Hội đó, cũng vậy, nếu một trong hai không thuộc Giáo Hội La-tinh, nhưng cả hai đều đồng ý để con cái được rửa tội trong Giáo Hội La-tinh; trong trường hợp bất đồng ý kiến, con cái được ghi danh vào Giáo Hội lễđiển của người cha.
§2. Sau khi đã được mười bốn tuổi trọn, người xin rửa tội có thể tự do chọn được rửa tội trong Giáo Hội La-tinh hoặc trong Giáo Hội nghi lễ tự lập khác; trong trường hợp ấy, họ thuộc về Giáo Hội họ đã chọn.
Can. 111 §1. Through the reception of baptism, the child of parents who belong to the Latin Church is enrolled in it, or, if one or the other does not belong to it, both parents have chosen by mutual agreement to have the offspring baptized in the Latin Church. If there is no mutual agreement, however, the child is enrolled in the ritual Church to which the father belongs.
§2. Anyone to be baptized who has completed the fourteenth year of age can freely choose to be baptized in the Latin Church or in another ritual Church sui iuris; in that case, the person belongs to the Church which he or she has chosen.
Điều 112
§1. Sau khi nhận bí tích Rửa Tội, những người sau đây được ghi danh vào Giáo Hội nghi lễ tự lập khác:
1° người đã được Tông Tòa ban phép;
2° người phối ngẫu, khi kết hôn hay trong đời sống hôn nhân, đã tuyên bố chuyển sang Giáo Hội nghi lễ tựlập của người phối ngẫu kia; nhưng một khi hôn nhân đã đoạn tiêu, người ấy có thể tự do trở lại Giáo Hội La-tinh;
3° con cái của những người được nói đến ở 1° và 2° chưa đủ mười bốn tuổi trọn, cũng như trong một đôi hôn nhân hỗn hợp, con cái của bên Công Giáo đã chuyển qua Giáo Hội nghi lễ khác cách hợp pháp; nhưng khi qua tuổi trên rồi, chúng có thể trở lại Giáo Hội La-tinh.
§2. Thói quen lãnh nhận các bí tích theo nghi thức của một Giáo Hội nghi lễ tự lập, mặc dầu đã có từ lâu, không đòi hỏi việc ghi danh vào Giáo Hội ấy.
Can. 112 §1. After the reception of baptism, the following are enrolled in another ritual Church sui iuris:
1º a person who has obtained permission from the Apostolic See;
2º a spouse who, at the time of or during marriage, has declared that he or she is transferring to the ritual Church sui iuris of the other spouse; when the marriage has ended, however, the person can freely return to the Latin Church;
3º before the completion of the fourteenth year of age, the children of those mentioned in nn. 1 and 2 as well as, in a mixed marriage, the children of the Catholic party who has legitimately transferred to another ritual Church; on completion of their fourteenth year, however, they can return to the Latin Church.
§2. The practice, however prolonged, of receiving the sacraments according to the rite of another ritual Church sui iuris does not entail enrollment in that Church.
CHƯƠNG 2. CÁC PHÁP NHÂN (ĐIỀU 113 – 123)
CHAPTER II. JURIDIC PERSONS
Điều 113
§1. Giáo Hội Công Giáo và Tông Tòa đều có tư cách pháp nhân, do chính ý định của Thiên Chúa.
§2. Ngoài các thể nhân, trong Giáo Hội cũng còn có những pháp nhân, nghĩa là, đối với giáo luật, những chủthể của những nghĩa vụ và quyền lợi tương xứng với bản chất riêng của họ.
Can. 113 §1. The Catholic Church and the Apostolic See have the character of a moral person by divine ordinance itself.
§2. In the Church, besides physical persons, there are also juridic persons, that is, subjects in canon law of obligations and rights which correspond to their nature.
Điều 114
§1. Những tập hợp nhân sự hoặc sự vật, nhằm một mục đích phù hợp với sứ mạng của Giáo Hội và vượt trên mục đích của các cá nhân, được thiết lập thành các pháp nhân, do chính quy định của luật hoặc do nhà chức trách có thẩm quyền ban cách đặc biệt qua sắc lệnh.
§2. Những mục đích được nói đến ở §1 được hiểu là những việc liên quan đến hoạt động đạo đức, tông đồhay bác ái, hoặc thiêng liêng hoặc thế tục.
§3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội chỉ nên ban tư cách pháp nhân cho những tập hợp nhân sựhoặc sự vật theo đuối một mục đích thật sự hữu ích, và có đủ các phương tiện để đạt được mục đích đó, sau khi cân nhắc mọi mặt.
Can. 114 §1. Juridic persons are constituted either by the prescript of law or by special grant of competent authority given through a decree. They are aggregates of persons (universitates personarum) or of things (universitates rerum) ordered for a purpose which is in keeping with the mission of the Church and which transcends the purpose of the individuals.
§2. The purposes mentioned in §1 are understood as those which pertain to works of piety, of the apostolate, or of charity, whether spiritual or temporal.
§3. The competent authority of the Church is not to confer juridic personality except on those aggregates of persons (universitates personarum) or things (universitates rerum) which pursue a truly useful purpose and, all things considered, possess the means which are foreseen to be sufficient to achieve their designated purpose.
Điều 115
§1. Các pháp nhân trong Giáo Hội là những tập hợp nhân sự hoặc là những tập hợp sự vật.
§2. Một tập hợp nhân sự có thể được thiết lập khi có ít nhất là ba người; tập hợp đó có tính cách hiệp đoàn, nếu các thành viên ấn định hoạt động của tập hợp bằng cách đồng tham gia vào việc quyết định chung, dù đồng quyền hay không, chiếu theo quy tắc của luật và của các quy chế; nếu không, thì tập hợp đó không có tính cách hiệp đoàn.
§3. Tập hợp sự vật hay quỹ tự trị, gồm những tài sản hay sự vật, hoặc tinh thần hoặc vật chất, chiếu theo quy tắc của luật và của các quy chế, được một hoặc nhiều thể nhân hoặc một hiệp đoàn quản trị.
Can. 115 §1. Juridic persons in the Church are either aggregates of persons (universitates personarum) or aggregates of things (universitates rerum).
§2. An aggregate of persons (universitas personarum), which can be constituted only with at least three persons, is collegial if the members determine its action through participation in rendering decisions, whether by equal right or not, according to the norm of law and the statutes; otherwise it is non-collegial.
§3. An aggregate of things (universitas rerum), or an autonomous foundation, consists of goods or things, whether spiritual or material, and either one or more physical persons or a college directs it according to the norm of law and the statutes.
Điều 116
§1. Các pháp nhân công là những tập hợp nhân sự hoặc sự vật được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội thiết lập, để trong những giới hạn đã được ấn định, họ nhân danh Giáo Hội chu toàn nhiệm vụ riêng đã được trao cho vì lợi ích chung, chiếu theo những quy định của luật; những pháp nhân khác là những pháp nhân tư.
§2. Các pháp nhân công có tư cách pháp nhân, hoặc do chính luật hoặc do một sắc lệnh đặc biệt của nhà chức trách có thẩm quyền ban cách minh nhiên; các pháp nhân tư chỉ có được tư cách này do sắc lệnh đặc biệt của nhà chức trách có thẩm quyền ban tư cách này cách minh nhiên.
Can. 116 §1. Public juridic persons are aggregates of persons (universitates personarum) or of things (universitates rerum) which are constituted by competent ecclesiastical authority so that, within the purposes set out for them, they fulfill in the name of the Church, according to the norm of the prescripts of the law, the proper function entrusted to them in view of the public good; other juridic persons are private.
§2. Public juridic persons are given this personality either by the law itself or by a special decree of competent authority expressly granting it. Private juridic persons are given this personality only through a special decree of competent authority expressly granting it.
Điều 117
Không một tập hợp nhân sự hay sự vật nào muốn có tư cách pháp nhân mà có thể có được tư cách ấy, trừkhi quy chế của tập hợp đã được nhà chức trách có thẩm quyền phê chuẩn.
Can. 117 No aggregate of persons (universitas personarum) or of things (universitas rerum), intending to obtain juridic personality, is able to acquire it unless competent authority has approved its statutes.
Điều 118
Những người đại diện pháp nhân công và hành động nhân danh pháp nhân ấy, là những người được luật phổquát hay luật địa phương hoặc quy chế riêng công nhận họ có thẩm quyền này; những người đại diện pháp nhân tư là những người được quy chế trao cho thẩm quyền này.
Can. 118 Representing a public juridic person and acting in its name are those whose competence is acknowledged by universal or particular law or by its own statutes. Representing a private juridic person are those whose competence is granted by statute.
Điều 119
Đối với các hành vi hiệp đoàn, trừ khi luật hay quy chế đã dự liệu cách khác, thì:
1° nếu là việc bầu cử, điều gì được đa số tuyệt đối những người hiện diện đồng ý, thì điều ấy có giá trị pháp luật, miễn là đa số những người phải được triệu tập đã hiện diện; sau hai lần bỏ phiếu vô hiệu, phải dồn phiếu cho hai ứng viên đã được nhiều phiếu nhất, hoặc nếu có nhiều ứng viên như vậy, thì phải dồn phiếu cho hai ứng viên nhiều tuổi hơn; sau lần bỏ phiếu thứ ba, nếu các ứng viên có số phiếu ngang nhau, thì ứng viên cao niên nhất sẽ đắc cử;
2° nếu là các vấn đề khác, điều gì được đa số tuyệt đối những người hiện diện đồng ý, thì điều ấy có giá trịpháp luật, miễn là đa số những người phải được triệu tập đã hiện diện; nếu sau hai lần bỏ phiếu mà số phiếu vẫn ngang nhau, thì vị chủ tọa có thể dùng phiếu của mình để tiêu hủy sự ngang phiếu đó;
3° nếu vấn đề liên quan đến tất cả mọi người cũng như từng người, thì phải được mọi người chấp thuận.
Can. 119 With regard to collegial acts, unless the law or statutes provide otherwise:
1º if it concerns elections, when the majority of those who must be convoked are present, that which is approved by the absolute majority of those present has the force of law; after two indecisive ballots, a vote is to be taken on the two candidates who have obtained the greater number of votes or, if there are several, on the two senior in age; after the third ballot, if a tie remains, the one who is senior in age is considered elected;
2º if it concerns other affairs, when an absolute majority of those who must be convoked are present, that which is approved by the absolute majority of those present has the force of law; if after two ballots the votes are equal, the one presiding can break the tie by his or her vote;
3º what touches all as individuals, however, must be approved by all.
Điều 120
§1. Pháp nhân tự bản chất là vĩnh viễn; tuy nhiên, pháp nhân cũng chấm dứt, nếu bị nhà chức trách có thẩm quyền chính thức bãi bỏ, hoặc đã ngưng hoạt động từ một trăm năm, pháp nhân tư cũng chấm dứt, nếu chính hiệp hội bị giải thể chiếu theo quy chế, hoặc nếu theo sự phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền, chính quỹ cũng không còn nữa, chiếu theo quy chế.
§2. Nếu số thành viên của pháp nhân có tính cách hiệp đoàn chỉ còn một người, và nếu tập hợp nhân sựchiếu theo quy chế vẫn không chấm dứt, thì việc sử dụng mọi quyền của tập hợp thuộc về thành viên ấy.
Can. 120 §1. A juridic person is perpetual by its nature; nevertheless, it is extinguished if it is legitimately suppressed by competent authority or has ceased to act for a hundred years. A private juridic person, furthermore, is extinguished if the association is dissolved according to the norm of its statutes or if, in the judgment of competent authority, the foundation has ceased to exist according to the norm of its statutes.
§2. If even one of the members of a collegial juridic person survives, and the aggregate of persons (universitas personarum) has not ceased to exist according to its statutes, that member has the exercise of all the rights of the aggregate (universitas).
Điều 121
Nếu nhiều tập hợp nhân sự hoặc sự vật là pháp nhân công sáp nhập lại thành một tập hợp cũng có tư cách pháp nhân, thì pháp nhân mới này sẽ được thừa hưởng những của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp riêng của các pháp nhân trước, cũng như đảm nhận những nghĩa vụ mà các pháp nhân trước đã gánh chịu; nhưng phải tôn trọng ý muốn của những người sáng lập và của những người dâng cúng, cũng như những quyền lợi thủ đắc, nhất là trong việc sử dụng của cải và chu toàn các nghĩa vụ.
Can. 121 If aggregates of persons (universitates personarum) or of things (universitates rerum), which are public juridic persons, are so joined that from them one aggregate (universitas) is constituted which also possesses juridic personality, this new juridic person obtains the goods and patrimonial rights proper to the prior ones and assumes the obligations with which they were burdened. With regard to the allocation of goods in particular and to the fulfillment of obligations, however, the intention of the founders and donors as well as acquired rights must be respected.
Điều 122
Nếu một tập hợp có tư cách pháp nhân công được phân chia thế nào để sáp nhập một phần của tập hợp ấy vào một pháp nhân khác, hoặc để thành lập một pháp nhân công biệt lập từ phần được phân chia ra, thì nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội có quyền phân chia, nhưng trước hết phải tôn trọng cả ý muốn của những người sáng lập và dâng cúng, cả những quyền lợi thủ đắc, cũng như những quy chế đã được chuẩn nhận, đồng thời phải đích thân hay nhờ người thi hành lo liệu:
1° để phân chia những của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp chung có thể phân chia được, cũng nhưnhững món nợ và những nghĩa vụ khác, giữa các pháp nhân liên hệ, theo một tỷ lệ hợp tình hợp lý, sau khi đã xét mọi hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi bên;
2° để mỗi pháp nhân có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi của những tài sản chung không thể phân chia được, cũng như có trách nhiệm gánh chịu những nghĩa vụ gắn liền với những tài sản đó, cũng theo một tỷ lệhợp tình hợp lý sẽ được ấn định.
Can. 122 If an aggregate (universitas) which possesses public juridic personality is so divided either that a part of it is united with another juridic person or that a distinct public juridic person is erected from the separated part, the ecclesiastical authority competent to make the division, having observed before all else the intention of the founders and donors, the acquired rights, and the approved statutes, must take care personally or through an executor:
1º that common, divisible, patrimonial goods and rights as well as debts and other obligations are divided among the juridic persons concerned, with due proportion in equity and justice, after all the circumstances and needs of each have been taken into account;
2º that the use and usufruct of common goods which are not divisible accrue to each juridic person and that the obligations proper to them are imposed upon each, in due proportion determined in equity and justice.
Điều 123
Khi một pháp nhân công chấm dứt, việc sử dụng của cải và những quyền lợi thuộc sản nghiệp, cũng nhưnhững nghĩa vụ của pháp nhân đó, phải được điều hành theo luật và các quy chế, nếu luật và các quy chếkhông nói gì thì những của cải, quyền lợi và nghĩa vụ ấy thuộc về pháp nhân trực tiếp cao hơn, nhưng luôn luôn phải tôn trọng ý muốn của những người sáng lập hay dâng cúng cũng như những quyền lợi thủ đắc; khi pháp nhân tư chấm dứt, việc sử dụng những của cải và nghĩa vụ phải được điều hành theo quy chế riêng.
Can. 123 Upon the extinction of a public juridic person, the allocation of its goods, patrimonial rights, and obligations is governed by law and its statutes; if these give no indication, they go to the juridic person immediately superior, always without prejudice to the intention of the founders and donors and acquired rights. Upon the extinction of a private juridic person, the allocation of its goods and obligations is governed by its own statutes.
ĐỀ MỤC 7. CÁC HÀNH VI PHÁP LÝ (ĐIỀU 124 – 128)
TITLE VII. JURIDIC ACTS (Cann. 124 - 128)
Điều 124
§1. Để được hữu hiệu, một hành vi pháp lý phải do một người có khả năng hành động thực hiện và phải hội đủ những yếu tố cấu thành bản chất của hành vi ấy, cũng như phải giữ những thể thức và những điều kiện mà luật đòi hỏi để hành vi được hữu hiệu.
§2. Một hành vi pháp lý được thực hiện hợp lệ xét theo các yếu tố bên ngoài, thì được suy đoán là hữu hiệu.
Can. 124 §1. For the validity of a juridic act it is required that the act is placed by a qualified person and includes those things which essentially constitute the act itself as well as the formalities and requirements imposed by law for the validity of the act.
§2. A juridic act placed correctly with respect to its external elements is presumed valid.
Điều 125
§1. Một hành vi do một người thực hiện vì bạo lực từ bên ngoài mà không thể chống lại được, thì kể nhưkhông có.
§2. Một hành vi được thực hiện do sợ hãi nghiêm trọng được gây ra cách bất công, hoặc do man trá, thì vẫn hữu hiệu, trừ khi luật đã dự liệu cách khác; tuy nhiên, hành vi ấy có thể bị hủy bỏ do bản án của thẩm phán, hoặc theo sự thỉnh cầu của đương sự bị thiệt hại, hay của những người thừa kế người ấy chiếu theo luật, hoặc chiếu theo chức vụ.
Can. 125 §1. An act placed out of force inflicted on a person from without, which the person was not able to resist in any way, is considered as never to have taken place.
§2. An act placed out of grave fear, unjustly inflicted, or out of malice is valid unless the law provides otherwise. It can be rescinded, however, through the sentence of a judge, either at the instance of the injured party or of the party’s successors in law, or ex officio.
Điều 126
Một hành vi được thực hiện do không biết hoặc do lầm lẫn về yếu tố cấu thành bản chất của hành vi, hoặc vềđiều kiện tất yếu, thì vô giá trị; ngoài các trường hợp ấy, hành vi vẫn có giá trị, trừ khi luật đã dự liệu cách khác; tuy nhiên, hành vi được thực hiện do không biết hoặc do lầm lẫn có thể sinh ra tố quyền bãi tiêu chiếu theo quy tắc của luật.
Can. 126 An act placed out of ignorance or out of error concerning something which constitutes its substance or which amounts to a condition sine qua non is invalid. Otherwise it is valid unless the law makes other provision. An act entered into out of ignorance or error, however, can give rise to a rescissory action according to the norm of law.
Điều 127
§1. Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một hiệp đoàn hoặc của một nhóm người, thì hiệp đoàn hay nhóm người đó phải được triệu tập chiếu theo quy tắc của điều 166, trừ khi luật địa phương hay luật riêng đã dự liệu cách khác trong trường hợp chỉ cần hỏi ý kiến; nhưng để các hành vi được hữu hiệu, Bề Trên cần phải có sự đồng ý của đa số tuyệt đối những người hiện diện hoặc phải hỏi ý kiến mọi người.
§2. Khi luật ấn định rằng, để thực hiện các hành vi, Bề Trên cần có sự ưng thuận hay ý kiến của một sốngười, xét như từng cá nhân.
1° nếu luật đòi phải có sự ưng thuận, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không có sự ưng thuận của họ, hoặc hành động trái ý họ hay trái ý một người nào trong họ;
2° nếu luật đòi phải hỏi ý kiến, thì hành vi sẽ vô hiệu, khi Bề Trên không bàn hỏi với họ; mặc dầu không buộc theo ý kiến của họ, ngay cả khi họ nhất trí, nhưng nếu không có lý do nào mạnh hơn theo thẩm định của mình, thì Bề Trên không nên làm trái ý kiến của họ, nhất là khi họ nhất trí.
§3. Tất cả những người mà luật đòi phải có sự ưng thuận hay phải cho ý kiến đều có nghĩa vụ bày tỏ ý kiến của họ một cách thành thật, và nếu tầm quan trọng của sự việc đòi hỏi, họ phải cẩn thận giữ bí mật, là nghĩa vụ mà Bề Trên có thể đòi hỏi họ.
Can. 127 §1. When it is established by law that in order to place acts a superior needs the consent or counsel of some college or group of persons, the college or group must be convoked according to the norm of can. 166 unless, when it concerns seeking counsel only, particular or proper law provides otherwise. For such acts to be valid, however, it is required that the consent of an absolute majority of those present is obtained or that the counsel of all is sought.
§2. When it is established by law that in order to place acts a superior needs the consent or counsel of certain persons as individuals:
1º if consent is required, the act of a superior who does not seek the consent of those persons or who acts contrary to the opinion of all or any of them is invalid;
2º if counsel is required, the act of a superior who does not hear those persons is invalid; although not obliged to accept their opinion even if unanimous, a superior is nonetheless not to act contrary to that opinion, especially if unanimous, without a reason which is overriding in the superior’s judgment.
§3. All whose consent or counsel is required are obliged to offer their opinion sincerely and, if the gravity of the affair requires it, to observe secrecy diligently; moreover, the superior can insist upon this obligation.
Điều 128
Bất cứ ai gây ra một thiệt hại cho người khác cách bất hợp pháp bằng một hành vi pháp lý hay bằng một hành vi nào khác được thực hiện với sự man trá hay lầm lẫn, thì buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Can. 128 Whoever illegitimately inflicts damage upon someone by a juridic act or by any other act placed with malice or negligence is obliged to repair the damage inflicted.
ĐỀ MỤC 8. QUYỀN LÃNH ĐẠO (ĐIỀU 129 – 144)
TITLE VIII. THE POWER OF GOVERNANCE (Cann. 129 - 144)
Điều 129
§1. Những người có năng cách giữ quyền lãnh đạo trong Giáo Hội, là quyền do thiên định và cũng được gọi là quyền tài phán, chiếu theo quy tắc luật định, là những người đã lãnh nhận chức thánh.
§2. Các giáo dân có thể cộng tác vào việc hành sử quyền này, chiếu theo quy tắc của luật.
Can. 129 §1. Those who have received sacred orders are qualified, according to the norm of the prescripts of the law, for the power of governance, which exists in the Church by divine institution and is also called the power of jurisdiction.
§2. Lay members of the Christian faithful can cooperate in the exercise of this same power according to the norm of law.
Điều 130
Quyền lãnh đạo tự nó được hành sử ở tòa ngoài, nhưng đôi khi chỉ được hành sử ở tòa trong mà thôi, do đó những hiệu quả mà việc hành sử quyền ấy phát sinh ở tòa ngoài thì không được tòa này công nhận, trừ khi luật ấn định điều đó trong những trường hợp đã được xác định.
Can. 130 Of itself, the power of governance is exercised for the external forum; sometimes, however, it is exercised for the internal forum alone, so that the effects which its exercise is meant to have for the external forum are not recognized there, except insofar as the law establishes it in determined cases.
Điều 131
§1. Quyền lãnh đạo được gọi là thường quyền khi nó được gắn liền với một giáo vụ do chính luật; được gọi là quyền thừa ủy, khi nó được ban cho một người không qua trung gian của một giáo vụ.
§2. Thường quyền có thể hoặc là quyền riêng hoặc là quyền thay thế.
§3. Người nào quả quyết mình có quyền thừa ủy, thì buộc phải chứng minh việc ủy quyền ấy.
Can. 131 §1. The ordinary power of governance is that which is joined to a certain office by the law itself; delegated, that which is granted to a person but not by means of an office.
§2. The ordinary power of governance can be either proper or vicarious.
§3. The burden of proving delegation rests on the one who claims to have been delegated.
Điều 132
§1. Các năng quyền thường xuyên được chi phối do những quy định về quyền thừa ủy.
§2. Tuy nhiên, một năng quyền thường xuyên được ban cho một Đấng Bản Quyền sẽ không chấm dứt khi vịấy hết quyền, ngay cả khi vị ấy đã bắt đầu hành sử quyền đó, nhưng năng quyền ấy chuyển sang bất cứĐấng Bản Quyền nào kế vị trong chức vụ lãnh đạo, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác trong chính hành vi ban năng quyền, hoặc nếu bản thân được chọn vì phẩm cách cá nhân.
Can. 132 §1. Habitual faculties are governed by the prescripts for delegated power.
§2. Nevertheless, unless the grant expressly provides otherwise or the ordinary was chosen for personal qualifications, a habitual faculty granted to an ordinary is not withdrawn when the authority of the ordinary to whom it was granted expires, even if he has begun to execute it, but the faculty transfers to any ordinary who succeeds him in governance.
Điều 133
§1. Người được ủy quyền sẽ hành động vô hiệu, nếu vượt quá giới hạn được ủy nhiệm có liên quan đến các sự vật hoặc đến các nhân sự.
§2. Người được ủy quyền vẫn làm trọn những gì đã được ủy nhiệm dù theo một phương thức khác không được xác định trong ủy nhiệm thư, thì không vượt quá giới hạn được ủy nhiệm của mình, trừ khi chính người ủy nhiệm đã quy định phương thức phải làm để thành sự.
Can. 133 §1. A delegate who exceeds the limits of the mandate with respect to either matters or persons does not act at all.
§2. A delegate who carries out those things for which the person was delegated in some manner other than that determined in the mandate is not considered to exceed the limits of the mandate unless the manner was prescribed for validity by the one delegating.
Điều 134
§1. Trong luật, Đấng Bản Quyền ám chỉ, ngoài Đức Giáo Hoàng ra, các Giám mục giáo phận và các vị lãnh đạo một Giáo Hội địa phương hay một cộng đoàn tương đương với Giáo Hội địa phương, dầu chỉ là tạm thời, chiếu theo quy tắc của điều 368, cũng như những vị có quyền hành pháp tổng quát thông thường trong các nơi ấy, tức là các vị Tổng Đại Diện, các vị Đại Diện Giám mục; lại nữa, các Bề Trên cấp cao của các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng và các tu đoàn tông đồ giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, là những vị nắm giữ ít là quyền hành pháp thông thường đối với các thành viên của mình.
§2. Đấng Bản Quyền địa phương ám chỉ tất cả những vị được liệt kê ở §1, trừ các vị Bề Trên của các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ.
§3. Những gì các điều luật gán đích danh cho Giám Mục giáo phận trong phạm vi quyền hành pháp thì được coi là chỉ thuộc thẩm quyền Giám mục giáo phận và các vị tương đương với Giám mục theo điều 381 §2; chứkhông thuộc thẩm quyền vị Tổng Đại Diện và vị Đại Diện Giám Mục, trừ khi các vị này có ủy nhiệm thư đặc biệt.
Can. 134 §1. In addition to the Roman Pontiff, by the title of ordinary are understood in the law diocesan bishops and others who, even if only temporarily, are placed over some particular church or a community equivalent to it according to the norm of can. 368 as well as those who possess general ordinary executive power in them, namely, vicars general and episcopal vicars; likewise, for their own members, major superiors of clerical religious institutes of pontifical right and of clerical societies of apostolic life of pontifical right who at least possess ordinary executive power.
§2. By the title of local ordinary are understood all those mentioned in §1 except the superiors of religious institutes and of societies of apostolic life.
§3. Within the context of executive power, those things which in the canons are attributed by name to the diocesan bishop are understood to belong only to a diocesan bishop and to the others made equivalent to him in can. 381, §2, excluding the vicar general and episcopal vicar except by special mandate.
Điều 135
§1. Quyền lãnh đạo được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
§2. Quyền lập pháp phải được hành sử theo thể thức do luật quy định, và quyền lập pháp do một nhà lập pháp dưới quyền bính tối cao nắm giữ thì không thể được ủy quyền cách thành sự, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác; nhà lập pháp cấp dưới không thể ban hành cách thành sự một luật trái ngược với luật cấp trên đã ban.
§3. Quyền tư pháp của các thẩm phán hay của các thẩm phán đoàn phải được hành sử theo thể thức do luật quy định, và không thể được ủy quyền, trừ khi để hoàn thành các hành vi chuẩn bị cho một sắc lệnh hoặc một bản án.
§4. Còn về việc hành sử quyền hành pháp, phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây.
Can. 135 §1. The power of governance is distinguished as legislative, executive, and judicial.
§2. Legislative power must be exercised in the manner prescribed by law; that which a legislator below the supreme authority possesses in the Church cannot be validly delegated unless the law explicitly provides otherwise. A lower legislator cannot validly issue a law contrary to higher law.
§3. Judicial power, which judges or judicial colleges possess, must be exercised in the manner prescribed by law and cannot be delegated except to perform acts preparatory to some decree or sentence.
§4. In what pertains to the exercise of executive power, the prescripts of the following canons are to be observed.
Điều 136
Người có quyền hành pháp, ngay khi ở ngoài địa hạt của mình, vẫn có thể hành sử quyền ấy đối với các người thuộc quyền, cả khi họ vắng mặt khỏi địa hạt, trừ khi thấy rõ cách khác do bản chất sự việc hoặc do quy định của luật; người này cũng có thể thi hành quyền ấy đối với những lữ khách hiện đang cư ngụ trong địa hạt của mình, nếu liên quan tới việc ban ân huệ hoặc thi hành những luật phổ quát hoặc luật địa phương mà họ buộc phải giữ chiếu theo գuy tắc của điều 13 §2, 2°.
Can. 136 Unless the nature of the matter or a prescript of law establishes otherwise, a person is able to exercise executive power over his subjects, even when he or they are outside his territory; he is also able to exercise this power over travelers actually present in the territory if it concerns granting favors or executing universal laws or particular laws which bind them according to the norm of can. 13, §2, n. 2.
Điều 137
§1. Quyền hành pháp thông thường có thể được thừa ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc đối với một tập hợp các trường hợp, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
§2. Quyền hành pháp được Tông Tòa thừa ủy có thể được chuyển ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc đối với một tập hợp các trường hợp, trừ khi đương sự được chọn vì các phẩm cách cá nhân, hoặc việc chuyển ủy đã minh nhiên bị cấm.
§3. Quyền hành pháp được thừa ủy do một quyền bính khác có thường quyền, nếu đã được thừa ủy đối với một tập hợp các trường hợp, thì chỉ có thể được chuyển ủy đối với từng trường hợp một; còn nếu quyền hành pháp đã được thừa ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc cho nhiều hành vi nhất định, thì không thểđược chuyển ủy, trừ khi vị ủy quyền minh nhiên ban phép.
§4. Không một quyền nào đã được chuyển ủy, lại có thể được chuyển ủy lần nữa, trừ khi vị ủy quyền minh nhiên cho phép.
Can. 137 §1. Ordinary executive power can be delegated both for a single act and for all cases unless the law expressly provides otherwise.
§2. Executive power delegated by the Apostolic See can be subdelegated for a single act or for all cases unless the delegate was chosen for personal qualifications or subdelegation was expressly forbidden.
§3. Executive power delegated by another authority who has ordinary power can be subdelegated only for individual cases if it was delegated for all cases. If it was delegated for a single act or for determined acts, however, it cannot be subdelegated except by express grant of the one delegating.
§4. No subdelegated power can be subdelegated again unless the one delegating has expressly granted this.
Điều 138
Quyền hành pháp thông thường và quyền thừa ủy đối với một tập hợp các trường hợp phải được giải thích theo nghĩa rộng, còn những quyền khác phải được giải thích theo nghĩa hẹp; tuy nhiên, người nào được thừa ủy một quyền nào đó thì cũng được hiểu là họ đã được ban những năng quyền cần thiết để hành sửquyền ấy.
Can. 138 Ordinary executive power as well as power delegated for all cases must be interpreted broadly; any other, however, must be interpreted strictly. Nevertheless, one who has delegated power is understood to have been granted also those things without which the delegate cannot exercise this power.
Điều 139
§1. Trừ khi luật đã ấn định cách khác, việc một người nại đến một nhà chức trách có thẩm quyền nào đó, dù là nhà chức trách cấp trên, không đình chỉ quyền hành pháp thông thường hoặc thừa ủy của một nhà chức trách có thẩm quyền.
§2. Tuy nhiên, một nhà chức trách cấp dưới không nên xen vào công việc đã được trình lên một nhà chức trách cấp trên, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và khẩn cấp; trong trường hợp này, nhà chức trách cấp dưới phải tức khắc báo cho nhà chức trách cấp trên biết.
Can. 139 §1. Unless the law determines otherwise, the fact that a person approaches some competent authority, even a higher one, does not suspend the executive power, whether ordinary or delegated, of another competent authority.
§2. Nevertheless, a lower authority is not to become involved in cases submitted to a higher authority except for a grave and urgent cause; in this case, the lower authority is immediately to notify the higher concerning the matter.
Điều 140
§1. Khi nhiều người đã được thừa ủy theo cách liên đới để làm cùng một công việc, người nào đã khởi sựlàm trước, thì sẽ loại trừ những người khác khỏi công việc đó, trừ khi sau đó người ấy bị cản trở hoặc không muốn tiếp tục làm nữa.
§2. Khi nhiều người đã được thừa ủy theo cách hiệp đoàn để làm một công việc, thì mọi người đều phải làm chiếu theo quy tắc của điều 119, trừ khi ủy nhiệm thư đã dự liệu cách khác.
§3. Một quyền hành pháp được thừa ủy cho nhiều người, thì được suy đoán là đã được thừa ủy cho họ cách liên đới.
Can. 140 §1. When several persons have been delegated in solidum to transact the same affair, the one who first begins to deal with it excludes the others from doing so unless that person subsequently was impeded or did not wish to proceed further in carrying it out.
§2. When several persons have been delegated collegially to transact an affair, all must proceed according to the norm of can. 119 unless the mandate has provided otherwise.
§3. Executive power delegated to several persons is presumed to be delegated to them in solidum.
Điều 141
Khi có nhiều người được thừa ủy kế tiếp nhau, người phải giải quyết công việc là người nhận được ủy nhiệm thư trước hết và ủy nhiệm thư đó chưa bị thu hồi.
Can. 141 When several persons have been delegated successively, that person is to take care of the affair whose mandate is the earlier and has not been subsequently revoked.
Điều 142
§1. Quyền thừa ủy chấm dứt khi đã hoàn tất việc ủy nhiệm, khi thời hạn đã mãn hay khi đã hết số trường hợp đã được thừa ủy; khi mục đích của việc thừa ủy không còn nữa; khi người thừa ủy trực tiếp thông báo cho người được thừa ủy biết lệnh thu hồi, cũng như khi người được thừa ủy thông báo cho người thừa ủy biết là mình từ chối sự ủy nhiệm và sự từ chối này đã được người thừa ủy chấp nhận; nhưng việc thừa ủy không chấm dứt, khi người thừa ủy hết quyền trừ khi thấy rõ điều đó trong những điều khoản đính kèm.
§2. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào một quyền thừa ủy chỉ được thi hành ở tòa trong mà thôi, người được thừa ủy hoàn thành một hành vi vì vô ý, khi thời hạn ủy nhiệm đã mãn, thì hành vi đó vẫn thành sự.
Can. 142 §1. Delegated power ceases: by fulfillment of the mandate; by expiration of the time or completion of the number of cases for which it was granted; by cessation of the purpose for the delegation; by revocation of the one delegating directly communicated to the delegate as well as by resignation of the delegate made known to and accepted by the one delegating. It does not cease, however, when the authority of the one delegating expires unless this appears in attached clauses.
§2. Nevertheless, an act of delegated power which is exercised for the internal forum alone and is placed inadvertently after the lapse of the time limit of the grant is valid.
Điều 143
§1. Thường quyền chấm dứt khi giáo vụ gắn liền với quyền ấy bị mất.
§2. Trừ khi luật dự liệu cách khác, thường quyền bi đình chỉ nếu có kháng cáo hay thượng cầu hợp pháp chống lại việc bãi nhiệm hay giải nhiệm.
Can. 143 §1. Ordinary power ceases by loss of the office to which it is connected.
§2. Unless the law provides otherwise, ordinary power is suspended if, legitimately, an appeal is made or a recourse is lodged against privation of or removal from office.
Điều 144
§1. Khi có lầm lẫn chung hoặc về sự kiện hoặc về luật, cũng như khi có hồ nghi tích cực và hợp lý hoặc vềluật hoặc về sự kiện, thì Giáo Hội bổ khuyết quyền hành pháp lãnh đạo ở cả tòa trong lẫn tòa ngoài.
§2. Quy tắc này cũng được áp dụng cho những năng quyền được nói đến ở những điều 882, 883, 966 và 1111 §1.
Can. 144 §1. In factual or legal common error and in positive and probable doubt of law or of fact, the Church supplies executive power of governance for both the external and internal forum.
§2. The same norm is applied to the faculties mentioned in cann. 882, 883, 966, and 1111, §1.
ĐỀ MỤC 9. GIÁO VỤ (ĐIỀU 145 – 196)
TITLE IX. ECCLESIASTICAL OFFICES (Cann. 145 - 196)
Điều 145
§1. Giáo vụ là bất cứ nhiệm vụ nào đã được thiết lập một cách bền vững hoặc do ý định của Thiên Chúa hay của Giáo Hội để được thi hành nhằm một mục đích thiêng liêng.
§2. Những nghĩa vụ và những quyền lợi riêng của từng giáo vụ được ấn định hoặc do chính luật thiết lập giáo vụ hoặc do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền vừa thiết lập vừa trao ban giáo vụ ấy.
Can. 145 §1. An ecclesiastical office is any function constituted in a stable manner by divine or ecclesiastical ordinance to be exercised for a spiritual purpose.
§2. The obligations and rights proper to individual ecclesiastical offices are defined either in the law by which the office is constituted or in the decree of the competent authority by which the office is at the same time constituted and conferred.
CHƯƠNG 1. BỔ NHIỆM VÀO GIÁO VỤ (ĐIỀU 146 – 183)
CHAPTER I. PROVISION OF ECCLESIASTICAL OFFICE
Điều 146
Giáo vụ không thể được thủ đắc cách thành sự nếu không có sự bổ nhiệm theo giáo luật.
Can. 146 An ecclesiastical office cannot be acquired validly without canonical provision.
Điều 147
Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ được thực hiện do sự tự ý trao ban của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, do sự cắt đặt của nhà chức trách đó sau khi được giới thiệu, do sự chuẩn y của nhà chức trách đó sau khi bầu cử hoặc do sự chấp nhận của nhà chức trách đó sau khi thỉnh cử, và sau hết, do việc bầu cử đơn thường và do sự chấp nhận của người đắc cử, nếu việc bầu cử không cần được chuẩn y.
Can. 147 The provision of an ecclesiastical office is made: through free conferral by a competent ecclesiastical authority; through installation by the same authority if presentation preceded it; through confirmation or admission granted by the same authority if election or postulation preceded it; finally, through simple election and acceptance by the one elected if the election does not require confirmation.
Điều 148
Việc bổ nhiệm vào giáo vụ thuộc thẩm quyền nhà chức trách nào thiết lập, canh tân và bãi bỏ giáo vụ, trừ khi luật đã ấn định cách khác.
Can. 148 The provision of offices is also the competence of the authority to whom it belongs to erect, change, and suppress them unless the law establishes otherwise.
Điều 149
§1. Để có thể được đề cử vào một giáo vụ, đương sự phải thông hiệp với Giáo Hội và có khả năng xứng hợp, nghĩa là hội đủ những đức tính mà luật phổ quát hay luật địa phương hoặc luật thành lập đòi phải có đối với giáo vụ ấy.
§2. Việc bổ nhiệm một người thiếu những đức tính cần thiết vào một giáo vụ chỉ vô hiệu khi luật phổ quát hay luật địa phương hoặc luật thành lập minh nhiên đòi phải có để việc bổ nhiệm được hữu hiệu, bằng không, việc bổ nhiệm vẫn thành sự, nhưng có thể bị hủy bỏ do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền hoặc do bản án của tòa án hành chính.
§3. Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ do mại thánh, đương nhiên là vô hiệu.
Can. 149 §1. To be promoted to an ecclesiastical office, a person must be in the communion of the Church as well as suitable, that is, endowed with those qualities which are required for that office by universal or particular law or by the law of the foundation.
§2. Provision of an ecclesiastical office made to one who lacks the requisite qualities is invalid only if the qualities are expressly required for the validity of the provision by universal or particular law or by the law of the foundation. Otherwise it is valid but can be rescinded by decree of competent authority or by sentence of an administrative tribunal.
§3. Provision of an office made as a result of simony is invalid by the law itself.
Điều 150
Một giáo vụ hàm chứa toàn bộ việc coi sóc các linh hồn mà việc chu toàn giáo vụ này đòi phải thi hành chức tư tế, thì không thể trao ban cách hữu hiệu cho người chưa có chức ấy.
Can. 150 An office which entails the full care of souls and for whose fulfillment the exercise of the priestly order is required cannot be conferred validly on one who is not yet a priest.
Điều 151
Không được trì hoãn việc bổ nhiệm vào một giáo vụ hàm chứa việc coi sóc các linh hồn, khi không có lý do nghiêm trọng.
Can. 151 The provision of an office which entails the care of souls is not to be deferred without a grave cause.
Điều 152
Không được trao cho ai hai hay nhiều giáo vụ không tương hợp với nhau, nghĩa là những giáo vụ không thểđược chu toàn trong cùng một lúc và do cùng một người.
Can. 152 Two or more incompatible offices, that is, offices which together cannot be fulfilled at the same time by the same person, are not to be conferred upon one person.
Điều 153
§1. Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ không khuyết vị theo luật thì đương nhiên vô hiệu, và không trở thành hữu hiệu do sự khuyết vị sau đó.
§2. Tuy nhiên, nếu là một giáo vụ được trao ban trong một thời gian nhất định chiếu theo luật, thì việc bổnhiệm có thể được thực hiện trong vòng sáu tháng trước khi hết hạn, và có hiệu lực kể từ ngày giáo vụkhuyết vị.
§3. Lời hứa ban một giáo vụ của bất cứ người nào không có một hiệu lực pháp lý nào cả.
Can. 153 §1. The provision of an office which by law is not vacant is by that fact invalid and is not validated by subsequent vacancy.
§2. Nevertheless, if it concerns an office which by law is conferred for a determined period of time, provision can be made within six months before the expiration of this time and takes effect from the day of the vacancy of the office.
§3. A promise of some office, no matter by whom it is made, produces no juridic effect.
Điều 154
Một giáo vụ khuyết vị chiếu theo luật vẫn đang bị chiếm giữ cách bất hợp pháp có thể được trao ban, miễn là đã hợp thức tuyên bố rằng việc chiếm giữ trên là bất hợp pháp, và phải ghi lời tuyên bố đó trong văn thư trao ban.
Can. 154 An office vacant by law, which may still be possessed illegitimately by someone, can be conferred provided that it has been declared properly that the possession is not legitimate and mention of this declaration is made in the letter of conferral.
Điều 155
Người nào thay thế một người lơ đễnh hay bị cản trở để trao ban một giáo vụ, thì không vì thế mà có một quyền hành nào trên người đã nhận giáo vụ, nhưng tình trạng pháp lý của người này được thiết lập thích đáng như thể là việc bổ nhiệm đã được thực hiện chiếu theo quy tắc thông thường của luật.
Can. 155 A person who confers an office in the place of another who is negligent or impeded acquires no power thereafter over the person upon whom the office was conferred. The juridic condition of that person, however, is established just as if the provision had been completed according to the ordinary norm of law.
Điều 156
Việc bổ nhiệm vào bất cứ giáo vụ nào phải được ghi trong văn bản.
Can. 156 The provision of any office is to be put in writing.
TIẾT 1. TỰ Ý TRAO BAN (ĐIỀU 157)
Art. 1. FREE CONFERRAL
Điều 157
Nếu luật không minh nhiên ấn định cách khác, việc bổ nhiệm vào những giáo vụ trong Giáo Hội địa phương qua việc tự ý trao ban thuộc về Giám mục giáo phận.
Can. 157 Unless the law explicitly establishes otherwise, it is for the diocesan bishop to provide for ecclesiastical offices in his own particular church by free conferral.
TIẾT 2. GIỚI THIỆU (ĐIỀU 158 – 163)
Art. 2. PRESENTATION
Điều 158
§1. Người nào có quyền giới thiệu vào một giáo vụ thì phải giới thiệu lên nhà chức trách có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ đó trong vòng ba tháng, kể từ khi biết tin giáo vụ khuyết vị, trừ khi đã được quy định cách khác hợp pháp.
§2. Nếu quyền giới thiệu thuộc về một hiệp đoàn hay một nhóm người, thì việc chỉ định người được giới thiệu phải được tiến hành theo những quy định của các điều 165-179.
Can. 158 §1. Presentation for an ecclesiastical office by a person who has the right of presentation must be made to the authority to whom it belongs to install in that office. Moreover, this must be done within three months from notice of the vacancy of the office unless other provision has been made legitimately.
§2. If some college or group of persons has the right of presentation, the person to be presented is to be designated according to the prescripts of cann. 165-179.
Điều 159
Không được giới thiệu ai khi họ không muốn, vì thế, người được đề nghị có thể được giới thiệu, nếu họkhông từ chối trong vòng tám ngày hữu dụng, sau khi đã được hỏi ý kiến.
Can. 159 No one is to be presented unwillingly; therefore, a person who is proposed for presentation and questioned about his or her intention can be presented unless the person declines within eight useful days.
Điều 160
§1. Người nào có quyền giới thiệu thì có thể giới thiệu một hay nhiều người hoặc cùng một lúc hoặc kế tiếp nhau.
§2. Không ai có thể tự giới thiệu mình, nhưng một hiệp đoàn hay một nhóm người có thể giới thiệu một trong những thành viên của mình.
Can. 160 §1. The person who possesses the right of presentation can present one or even several persons, either at the same time or successively.
§2. No one can present oneself; a college or group of persons, however, can present one of its own members.
Điều 161
§1. Nếu luật không ấn định cách khác, ai đã giới thiệu một người bị nhận xét là không có khả năng xứng hợp, thì có thể giới thiệu một người khác trong vòng một tháng, nhưng chỉ một lần mà thôi.
§2. Nếu người được giới thiệu từ chối hoặc qua đời trước khi được bổ nhiệm, thì người có quyền giới thiệu có thể sử dụng quyền của mình một lần nữa trong vòng một tháng, kể từ khi biết tin người đó từ chối hoặc qua đời.
Can. 161 §1. Unless the law establishes otherwise, a person who has presented one found unsuitable can present another candidate within a month, but once more only.
§2. If the person presented renounces or dies before the installation, the one who has the right of presentation can exercise this right again within a month from the notice of the renunciation or death.
Điều 162
Người nào trong thời hạn hữu dụng chiếu theo các điều 158 §1 và 161, đã không giới thiệu, cũng như người nào đã hai lần giới thiệu một người bị nhận xét là không có khả năng xứng hợp, thì mất quyền giới thiệu trong trường hợp này; và nhà chức trách nào có nhiệm vụ bổ nhiệm thì phải tự ý bổ nhiệm vào giáo vụ khuyết vị, nhưng phải được Đấng Bản Quyền riêng của người được bổ nhiệm đồng ý.
Can. 162 A person who has not made presentation within the useful time according to the norm of can. 158, §1 and can. 161 as well as one who has twice presented an unsuitable person loses the right of presentation for that case. The authority to whom it belongs to install freely provides for the vacant office, with the assent, however, of the proper ordinary of the person appointed.
Điều 163
Nhà chức trách nào, chiếu theo quy tắc của luật, có nhiệm vụ bổ nhiệm người đã được giới thiệu, thì phải bổnhiệm người đã được giới thiệu cách hợp pháp mà họ nhận xét là có khả năng xứng hợp và đã chấp nhận; còn nếu nhiều người được giới thiệu cách hợp pháp đều được nhận xét là có khả năng xứng hợp, thì nhà chức trách ấy phải bổ nhiệm một trong những người đó.
Can. 163 The authority competent to install the person presented according to the norm of law is to install the one legitimately presented whom the authority has found suitable and who has accepted. If several persons legitimately presented have been found suitable, the authority must install one of them.
TIẾT 3. BẦU CỬ (ĐIỀU 164 – 179)
Art. 3. ELECTION
Điều 164
Trừ khi luật đã dự liệu cách khác, phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây trong các cuộc bầu cửtheo giáo luật.
Can. 164 Unless the law has provided otherwise, the prescripts of the following canons are to be observed in canonical elections.
Điều 165
Trừ khi luật hay quy chế hợp pháp của hiệp đoàn hoặc của nhóm đã dự liệu cách khác, nếu một hiệp đoàn hay một nhóm người nào có quyền bầu cử vào một giáo vụ, thì không được hoãn việc bầu cử quá ba tháng hữu dụng, tính từ khi biết tin giáo vụ khuyết vị; khi thời hạn ấy trôi qua vô ích, thì nhà chức trách Giáo Hội có quyền chuẩn y việc bầu cử hay nhà chức trách Giáo Hội có quyền bổ nhiệm kế tiếp phải tự ý bổ nhiệm vào giáo vụ khuyết vị.
Can. 165 Unless the law or the legitimate statutes of a college or group have provided otherwise, if a college or group of persons has the right of election to office, the election is not to be delayed beyond three months of useful time computed from the notice of the vacancy of the office. If this limit has passed without action, the ecclesiastical authority who has the right of confirming the election or the right of providing for the office successively is to make provision freely for the vacant office.
Điều 166
§1. Chủ tịch hiệp đoàn hoặc nhóm phải triệu tập mọi người thuộc hiệp đoàn hay thuộc nhóm; nhưng khi mang tính cách cá nhân, thì việc triệu tập có giá trị, nếu được thực hiện tại nơi họ có cư sở hay bán cư sở hoặc nơi họ cư ngụ.
§2. Nếu một người nào đó trong số những người phải được triệu tập bị bỏ sót cho nên vắng mặt, thì việc bầu cử vẫn hữu hiệu; tuy nhiên, theo lời yêu cầu của đương sự, với điều kiện là có bằng chứng về sự bỏ sót và sự vắng mặt, thì nhà chức trách có thẩm quyền phải hủy bỏ cuộc bầu cử, dù đã được chuẩn y, miễn là phải rõ ràng theo pháp lý là việc khiếu nại đã được chuyển đi trễ nhất là ba ngày, kể từ khi biết có cuộc bầu cử.
§3. Nếu hơn một phần ba cử tri bị bỏ sót, cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu, trừ khi mọi người bị bỏ sót đã thực sSự có mặt.
Can. 166 §1. The person presiding over a college or group is to convoke all those belonging to the college or group; the notice of convocation, however, when it must be personal, is valid if it is given in the place of domicile or quasi-domicile or in the place of residence.
§2. If anyone of those to be convoked was overlooked and for that reason was absent, the election is valid. Nevertheless, at the instance of that same person and when the oversight and absence have been proved, the election must be rescinded by the competent authority even if it has been confirmed, provided that it is evident juridically that recourse had been made at least within three days from the notice of the election.
§3. If more than one-third of the electors were overlooked, however, the election is null by the law itself unless all those overlooked were in fact present.
Điều 167
§1. Sau khi đã được triệu tập cách hợp pháp, những người hiện diện đúng ngày và đúng nơi đã được ấn định trong lệnh triệu tập có quyền bỏ phiếu; không được bỏ phiếu qua thư hay qua người đại diện, trừ khi quy chếđã dự liệu cách khác hợp pháp.
§2. Nếu một người nào đó trong số các cử tri hiện diện tại nhà diễn ra cuộc bầu cử, nhưng không tham dựcuộc bầu cử được vì lý do sức khoẻ, thì những người kiểm phiếu phải thu phiếu do người ấy viết.
Can. 167 §1. When the notice of the convocation has been given legitimately, those present on the day and at the place determined in the same notice have the right to vote. The faculty of voting by letter or proxy is excluded unless the statutes legitimately provide otherwise.
§2. If one of the electors is present in the house where the election occurs but cannot be present at the election due to ill health, his or her written vote is to be sought by the tellers.
Điều 168
Dù một người có quyền nhân danh cá nhân mình bỏ phiếu với nhiều danh nghĩa, họ cũng chỉ có thể bỏ một phiếu mà thôi.
Can. 168 Even if a person has the right to vote in his or her own name under several titles, the person can vote only once.
Điều 169
Để một cuộc bầu cử được hữu hiệu, không một người nào có thể được chấp nhận cho bỏ phiếu nếu không thuộc về hiệp đoàn hay nhóm.
Can. 169 For an election to be valid, no one can be admitted to vote who does not belong to the college or group.
Điều 170
Cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu, nếu trong đó tự do đã thực sự bị cản trở bằng bất cứ cách nào.
Can. 170 An election whose freedom actually has been impeded in any way is invalid by the law itself.
Điều 171
§1. Không có tư cách để bỏ phiếu:
1° người không có khả năng thực hiện một hành vi nhân linh;
2° người không có quyền bầu cử,
3° người bị tuyên kết hay tuyên bố vạ tuyệt thông, hoặc do bản án của tòa án, hoặc do sắc lệnh;
4° người đã hiển nhiên lìa bỏ sự hiệp thông với Giáo Hội.
§2. Nếu một trong những người kể trên được chấp nhận cho bỏ phiếu, thì phiếu của người ấy không có giá trị, nhưng cuộc bầu cử vẫn hữu hiệu, trừ khi thấy rõ là người đắc cử sẽ không hội đủ số phiếu cần thiết, nếu loại phiếu ấy ra.
Can. 171 §1. The following are unqualified to vote:
1º a person incapable of a human act;
2º a person who lacks active voice;
3º a person under a penalty of excommunication whether through a judicial sentence or through a decree by which a penalty is imposed or declared;
4º a person who has defected notoriously from the communion of the Church.
§2. If one of the above is admitted, the person’s vote is null, but the election is valid unless it is evident that, with that vote subtracted, the one elected did not receive the required number of votes.
Điều 172
§1. Để thành sự, phiếu phải là:
1° phiếu tự do; cho nên người nào do sợ hãi nghiêm trọng hoặc do man trá bị ép buộc trực tiếp hay gián tiếp phải bầu một người nhất định hoặc nhiều người riêng rẽ, thì phiếu của người ấy vô giá trị;
2° phiếu kín, chắc chắn, tuyệt đối, xác định.
§2. Các điều kiện đã được đặt ra cho việc bỏ phiếu trước khi bầu cử đều phải được coi như không có.
Can. 172 §1. To be valid, a vote must be:
1º free; therefore the vote of a person who has been coerced directly or indirectly by grave fear or malice to vote for a certain person or different persons separately is invalid;
2º secret, certain, absolute, determined.
§2. Conditions attached to a vote before the election are to be considered as not having been added.
Điều 173
§1. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, phải chỉ định ít nhất là hai người kiểm phiếu trong số những thành viên của hiệp đoàn hay của nhóm.
§2. Người kiểm phiếu phải thu phiếu và phải kiểm tra trước mặt vị chủ tọa cuộc bầu cử xem số phiếu có đúng với số cử tri không, sau đó kiểm phiếu và công bố mỗi người được bao nhiêu phiếu.
§3. Nếu số phiếu vượt quá số người bỏ phiếu, thì cuộc bầu cử vô giá trị.
§4. Tất cả mọi văn bản của cuộc bầu cử phải được người giữ nhiệm vụ thư ký ghi chép cẩn thận, ít nhất phải có chữ ký của người ấy, của vị chủ tọa và của các người kiểm phiếu, và phải được lưu trữ cẩn mật trong văn khố của hiệp đoàn.
Can. 173 §1. Before an election begins, at least two tellers are to be designated from the membership of the college or group.
§2. The tellers are to collect the votes, to examine in the presence of the one presiding over the election whether the number of ballots corresponds to the number of electors, to count the votes themselves, and to announce openly how many votes each person has received.
§3. If the number of votes exceeds the number of electors, the voting is without effect.
§4. All the acts of an election are to be transcribed accurately by the secretary and are to be preserved carefully in the archive of the college after they have been signed at least by the same secretary, the one presiding, and the tellers.
Điều 174
§1. Trừ khi luật hoặc quy chế đã dự liệu cách khác, cuộc bầu cử cũng có thể được thực hiện bằng cách hiệp thương, miễn là các cử tri nhất trí thỏa thuận với nhau bằng văn bản để chuyển nhượng quyền bầu cử lần ấy cho một hay nhiều người có khả năng xứng hợp, hoặc thuộc về hiệp đoàn, hoặc ở ngoài hiệp đoàn, những người đó sẽ bầu cử nhân danh mọi người, do năng quyền đã được lãnh nhận.
§2. Trong trường hợp một hiệp đoàn hoặc một nhóm chỉ gồm các giáo sĩ mà thôi, thì những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải có chức thánh; bằng không, cuộc bầu cử sẽ vô giá trị.
§3. Những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải tuân theo những quy định của luật về bầu cử, và phải giữ các điều kiện không trái ngược với luật được đặt ra cho việc hiệp thông, để cuộc bầu cử được hữu hiệu; còn những điều kiện trái ngược với luật phải được coi như không có.
Can. 174 §1. Unless the law or the statutes provide otherwise, an election can also be done by compromise, provided that the electors, by unanimous and written consent, transfer the right to elect on that occasion to one or more suitable persons, whether from among the membership or outside it, who are to elect in the name of all by virtue of the faculty received.
§2. If it concerns a college or group composed of clerics alone, those commissioned must be ordained; otherwise the election is invalid.
§3. Those commissioned must observe the prescripts of the law concerning elections and, for the validity of the election, the conditions attached to the compromise agreement which are not contrary to the law; conditions contrary to the law, however, are to be considered as not having been attached.
Điều 175
Việc hiệp thương chấm dứt và quyền bỏ phiếu được trả về cho những người chuyển nhượng quyền:
1° do hiệp đoàn hay do nhóm thu hồi trước khi bắt đầu thi hành;
2° do không thi hành một điều kiện nào đó được đặt ra cho việc hiệp thương;
3° do cuộc bầu cử đã xong, nhưng vô hiệu.
Can. 175 The compromise ceases and the right to vote returns to those authorizing the compromise:
1º by revocation by the college or group before any action was taken;
2º if some condition attached to the compromise agreement was not fulfilled;
3º if the election had been completed but was null.
Điều 176
Trừ khi luật hay quy chế đã dự liệu cách khác, người nào đạt được số phiếu cần thiết, thì được coi như đắc cử và vị chủ tịch hiệp đoàn hay nhóm phải tuyên bố như vậy, chiếu theo quy tắc của điều 119, 1°.
Can. 176 Unless the law or the statutes provide otherwise, the person who has received the required number of votes according to the norm of can. 119, n. 1 is considered elected and is to be announced as such by the one presiding over the college or group.
Điều 177
§1. Việc bầu cử phải được thông báo ngay cho người đắc cử; người này phải cho vị chủ tịch hiệp đoàn hoặc nhóm biết mình có chấp nhận hay không trong vòng tám ngày hữu dụng, kể từ khi nhận được thông báo; nếu không, việc bầu cử sẽ không có hiệu lực.
§2. Nếu người đắc cử không chấp nhận, thì họ sẽ mất mọi quyền lợi bắt nguồn từ việc bầu cử, dù sau đó có chấp nhận, họ cũng không lấy lại được những quyền ấy, nhưng họ có thể được bầu lại; hiệp đoàn hay nhóm phải tiến hành một cuộc bầu cử khác trong vòng một tháng, kể từ khi biết tin người đắc cử không chấp nhận.
Can. 177 §1. An election must be communicated immediately to the person elected who must inform the one presiding over the college or group whether or not he or she accepts the election within eight useful days after receiving the notification; otherwise, the election has no effect.
§2. If the one elected has not accepted, the person loses every right deriving from the election and does not regain any right by subsequent acceptance but can be elected again. A college or group, however, must proceed to a new election within a month from notification of non-acceptance.
Điều 178
Ngay sau khi chấp nhận việc bầu cử, người đắc cử giữ giáo vụ ngay với đầy đủ mọi quyền lợi, nếu việc bầu cử không cần được chuẩn y; bằng không, họ chỉ được quyền nhận giáo vụ.
Can. 178 The person elected who has accepted an election which does not need confirmation obtains the office in full right immediately; otherwise, the person acquires only the right to the office.
Điều 179
§1. Nếu việc bầu cử cần phải được chuẩn y, thì người đắc cử phải đích thân hoặc nhờ người khác xin nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn y trong vòng tám ngày hữu dụng, kể từ khi chấp nhận việc bầu cử; bằng không, họ sẽ mất mọi quyền lợi, trừ khi họ chứng minh được rằng mình chưa xin chuẩn y được vì có một ngăn trở chính đáng.
§2. Nếu thấy người đắc cử có khả năng xứng hợp chiếu theo quy tắc của điều 149 §1, và nếu việc bầu cử đã được thực hiện đúng luật, thì nhà chức trách có thẩm quyền không thể từ chối việc chuẩn y.
§3. Việc chuẩn y phải được viết trên giấy tờ.
§4. Trước khi nhận được văn thư chuẩn y, người đắc cử không được phép xen mình vào việc thi hành giáo vụ về mặt thiêng liêng hoặc về mặt vật chất, và giả như họ có thực hiện hành vi nào, thì hành vi đó sẽ vô hiệu.
§5. Ngay sau khi nhận được văn thư chuẩn y, người đắc cử đương nhiên giữ giáo vụ, trừ khi luật đã dự liệu cách khác.
Can. 179 §1. If the election requires confirmation, the person elected must personally or through another seek confirmation from the competent authority within eight useful days from the day of acceptance of election; otherwise, the person is deprived of every right unless it has been proved that the person was prevented from seeking confirmation by a just impediment.
§2. The competent authority cannot deny confirmation if the person elected has been found suitable according to the norm of can. 149, §1, and the election was conducted according to the norm of law.
§3. Confirmation must be given in writing.
§4. Before being notified of confirmation, the person elected is not permitted to become involved in the administration of the office, whether in matters spiritual or temporal, and acts possibly placed by the person are null.
§5. Once notified of the confirmation, the one elected obtains the office in full right unless the law provides otherwise.
TIẾT 4. THỈNH CỬ (ĐIỀU 180 – 183)
Art. 4. POSTULATION
Điều 180
§1. Nếu người mà các cử tri nhận thấy là có khả năng hơn và họ ưng ý hơn, lại mắc một ngăn trở theo giáo luật và ngăn trở ấy có thể được miễn chuẩn và thường được miễn chuẩn, thì họ có thể thỉnh cử người ấy lên thẩm quyền qua lá phiếu của mình, trừ khi luật định cách khác.
§2. Những người được chuyển nhượng quyền bầu cử không thể thỉnh cử, trừ khi điều đó đã được ghi trong bản hiệp thương.
Can. 180 §1. If a canonical impediment from which a dispensation can be and customarily is granted prevents the election of a person whom the electors believe to be more suitable and whom they prefer, by their votes they can postulate that person from the competent authority unless the law provides otherwise.
§2. Those commissioned to elect in virtue of a compromise cannot postulate unless this was expressed in the compromise.
Điều 181
§1. Để việc thỉnh cử được hữu hiệu, cần phải có ít là hai phần ba tổng số phiếu bầu.
§2. Phiếu thỉnh cử phải được diễn tả bằng những từ: tôi thỉnh cử, hoặc bằng những từ tương đương; công thức: tôi bầu hay tôi thỉnh cử hoặc công thức tương đương, có giá trị cho việc bầu cử nếu không có ngăn trở; còn nếu có ngăn trở, thì có giá trị cho việc thỉnh cử.
Can. 181 §1. At least two-thirds of the votes are required for a postulation to have force.
§2. A vote for postulation must be expressed by the words, I postulate, or the equivalent. The formula, I elect or I postulate, or the equivalent is valid for election if there is no impediment; otherwise it is valid for postulation.
Điều 182
§1. Vị chủ tịch phải chuyển đạt sự thỉnh cử lên nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn y việc bầu cử trong vòng tám ngày hữu dụng; nhà chức trách này miễn chuẩn ngăn trở, hoặc nếu không có quyền miễn chuẩn này, thì xin nhà chức trách cấp trên miễn chuẩn; nếu việc chuẩn y không cần thiết, thì sự thỉnh cử phải được gửi lên nhà chức trách có thẩm quyền để được miễn chuẩn.
§2. Nếu sự thỉnh cử không được chuyển đạt trong thời hạn đã được ấn định, thì đương nhiên vô hiệu, và lần này, hiệp đoàn hoặc nhóm mất quyền bầu cử hoặc thỉnh cử, trừ khi chứng minh được rằng vị chủ tịch đã không chuyển đạt sự thỉnh cử vì một ngăn trở chính đáng; hoặc đã không chuyển đạt sự thỉnh cử đúng thời hạn vì man trá hay vì lơ đễnh.
§3. Sự thỉnh cử không đem lại quyền lợi nào cho người được thỉnh cử; nhà chức trách có thẩm quyền không buộc phải chấp nhận việc thỉnh cử.
§4. Các cử tri không thể rút lại sự thỉnh cử đã được chuyển đạt lên nhà chức trách có thẩm quyền, trừ khi có sự đồng ý của nhà chức trách ấy.
Can. 182 §1. A postulation must be sent within eight useful days by the one presiding to the authority competent to confirm the election, to whom it pertains to grant the dispensation from the impediment, or, if the authority does not have this power, to petition the dispensation from a higher authority. If confirmation is not required, a postulation must be sent to the authority competent to grant the dispensation.
§2. If a postulation has not been sent within the prescribed time, by that fact it is null, and the college or group is deprived of the right of electing or postulating for that occasion unless it is proved that the one presiding had been prevented from sending the postulation by a just impediment or had refrained from sending it at the opportune time by malice or negligence.
§3. The person postulated acquires no right by postulation; the competent authority is not obliged to admit the postulation.
§4. Electors cannot revoke a postulation made to a competent authority unless the authority consents.
Điều 183
§1. Nếu nhà chức trách có thẩm quyền không chấp nhận sự thỉnh cử, quyền bầu cử lại thuộc về hiệp đoàn hoặc nhóm.
§2. Nếu sự thỉnh cử đã được chấp thuận, phải thông báo cho người được thỉnh cử biết, người này phải trảlời chiếu theo quy tắc của điều 177 §1.
§3. Người nào ưng nhận sự thỉnh cử đã được chấp thuận, thì giữ giáo vụ ngay với đầy đủ mọi quyền lợi.
Can. 183 §1. If a postulation has not been admitted by the competent authority, the right of electing reverts to the college or group.
§2. If a postulation has been admitted, however, this is to be made known to the person postulated, who must respond according to the norm of can. 177, §1.
§3. A person who accepts a postulation which has been admitted acquires the office in full right immediately.
CHƯƠNG 2. CHẤM DỨT GIÁO VỤ (ĐIỀU 184 – 196)
CHAPTER II. LOSS OF ECCLESIASTICAL OFFICE
Điều 184
§1. Một giáo vụ chấm dứt do mãn thời hạn đã được ấn định, do đã đến tuổi luật định, do từ nhiệm, do thuyên chuyển, do giải nhiệm và do bãi nhiệm.
§2. Giáo vụ không chấm dứt khi nhà chức trách đã trao ban một giáo vụ hết quyền dưới bất cứ hình thức nào, nếu luật không dự liệu cách khác.
§3. Khi việc chấm dứt giáo vụ đã có hiệu lực, phải thông báo sớm hết sức cho tất cả những người có quyền trong việc bổ nhiệm giáo vụ.
Can. 184
§1. An ecclesiastical office is lost by the lapse of a predetermined time, by reaching the age determined by law, by resignation, by transfer, by removal, and by privation.
§2. An ecclesiastical office is not lost by the expiration in any way of the authority of the one who conferred it unless the law provides otherwise.
§3. Loss of an office which has taken effect is to be made known as soon as possible to all those who have some right over the provision of the office.
Điều 185
Tước hiệu danh dự có thể được tặng cho người đã chấm dứt giáo vụ do quá hạn tuổi, hoặc do sự từ nhiệm đã được chấp nhận.
Can. 185 The title of emeritus can be conferred upon a person who loses an office by reason of age or of resignation which has been accepted.
Điều 186
Việc chấm dứt giáo vụ do mãn thời hạn đã được ấn định hay do quá hạn tuổi chỉ có hiệu lực từ khi nhà chức trách có thẩm quyền thông báo điều đó bằng văn thư.
Can. 186 Loss of an office by the lapse of a predetermined time or by the reaching of a certain age takes effect only from the moment when the competent authority communicates it in writing.
TIẾT 1. TỪ NHIỆM (ĐIỀU 187 – 189)
Art. 1. RESIGNATION
Điều 187
Bất cứ ai còn làm chủ được bản thân mình đều có thể từ bỏ một giáo vụ vì một lý do chính đáng. Điều 188
Can. 187 Anyone responsible for oneself (sui compos) can resign from an ecclesiastical office for a just cause.
Điều 188
Việc từ nhiệm do một sự sợ hãi nghiêm trọng phải chịu cách bất công, do man trá hay do lầm lẫn về bản thể, hoặc do mại thánh, thì đương nhiên vô hiệu.
Can. 188 A resignation made out of grave fear that is inflicted unjustly or out of malice, substantial error, or simony is invalid by the law itself.
Điều 189
§1. Dù có cần được chấp thuận hay không, đơn xin từ nhiệm phải được đệ nạp lên thẩm quyền có quyền bổnhiệm vào giáo vụ và phải được thực hiện bằng giấy tờ hoặc bằng miệng trước mặt hai nhân chứng, thì mới hữu hiệu.
§2. Nhà chức trách không nên chấp thuận một sự từ nhiệm không dựa trên một lý do chính đáng và cân xứng.
§3. Nếu việc từ nhiệm nào đòi hỏi sự chấp thuận mà không được chấp thuận trong vòng ba tháng thì việc từnhiệm đó không có hiệu lực; còn việc từ nhiệm nào không đòi hỏi sự chấp thuận thì có hiệu lực ngay, khi người từ nhiệm thông báo điều đó chiếu theo quy tắc của luật.
§4. Bao lâu việc từ nhiệm chưa có hiệu lực, người từ nhiệm có thể rút lại sự từ nhiệm; khi đã có hiệu lực rồi, thì không thể rút lại được nữa, nhưng người từ nhiệm có thể xin giữ giáo vụ với một danh nghĩa khác.
Can. 189
§1. To be valid, a resignation, whether it requires acceptance or not, must be made to the authority to whom it pertains to make provision of the office in question; this must be done either in writing, or orally in the presence of two witnesses.
§2. The authority is not to accept a resignation which is not based on a just and proportionate cause.
§3. A resignation which requires acceptance lacks all force if it is not accepted within three months; one which does not require acceptance takes effect when it has been communicated by the one resigning according to the norm of law.
§4. A resignation can be revoked by the one resigning as long as it has not taken effect; once it has taken effect it cannot be revoked, but the one who resigned can obtain the office by some other title.
TIẾT 2. THUYÊN CHUYỂN (ĐIỀU 190 – 191)
Art. 2. TRANSFER
Điều 190
§1. Việc thuyên chuyển chỉ có thể được thực hiện do người có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ đã được chấm dứt cũng như vào giáo vụ được trao ban.
§2. Nếu việc thuyên chuyển trái với ý muốn của người đang giữ giáo vụ, thì cần phải có một lý do nghiêm trọng và phải tuân giữ thủ tục do luật quy định, miễn là đương sự vẫn luôn luôn có quyền trình bày những lý do ngược lại.
§3. Để có hiệu lực, việc thuyên chuyển phải được thông báo bằng văn bản.
Can. 190 §1. A transfer can be made only by a person who has the right of providing for the office which is lost as well as for the office which is conferred.
§2. If a transfer is made when the officeholder is unwilling, a grave cause is required and the manner of proceeding prescribed by law is to be observed, always without prejudice to the right of proposing contrary arguments.
§3. To take effect a transfer must be communicated in writing.
Điều 191
§1. Trong trường hợp thuyên chuyển, giáo vụ cũ trở thành khuyết vị do việc nhận chức trong giáo vụ mới theo đúng luật định, trừ khi luật đã dự liệu cách khác hoặc nhà chức trách có thẩm quyền quy định cách khác.
§2. Người được thuyên chuyển vẫn hưởng lương bổng gắn liền với giáo vụ cũ, cho tới khi nhận chức trong giáo vụ mới theo đúng luật định.
Can. 191 §1. In a transfer, the prior office becomes vacant through the canonical possession of the other office unless the law provides otherwise or competent authority has prescribed otherwise.
§2. The person transferred receives the remuneration assigned to the prior office until the person has taken canonical possession of the other office.
TIẾT 3. GIẢI NHIỆM (ĐIỀU 192 – 195)
Art. 3. REMOVAL
Điều 192
Một người bị giải nhiệm do sắc lệnh được nhà chức trách có thẩm quyền ban hành cách hợp pháp, miễn là vẫn được giữ nguyên những quyền lợi đã thủ đắc do khế ước, hay do chính luật chiếu theo quy tắc của điều 194.
Can. 192 A person is removed from office either by a decree issued legitimately by competent authority, without prejudice to rights possibly acquired by contract, or by the law itself according to the norm of can. 194.
Điều 193
§1. Không thể giải nhiệm một người được trao ban giáo vụ với một thời hạn vô định, trừ khi có những lý do nghiêm trọng, và phải tuân giữ thủ tục do luật quy định,
§2. Điều trên cũng có giá trị đối với việc giải nhiệm một người được trao ban giáo vụ với một thời gian xác định trước khi mãn hạn, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 624 §3.
§3. Nhà chức trách có thẩm quyền đã trao ban giáo vụ cho người nào chiếu theo những quy định của luật, thì có thể giải nhiệm người ấy vì một lý do chính đáng, theo sự suy xét thận trọng của mình.
§4. Để có hiệu lực, sắc lệnh giải nhiệm phải được thông báo bằng văn bản.
Can. 193 §1. A person cannot be removed from an office conferred for an indefinite period of time except for grave causes and according to the manner of proceeding defined by law.
§2. The same is valid for the removal of a person from an office conferred for a definite period of time before this time has elapsed, without prejudice to the prescript of can. 624, §3.
§3. A person upon whom an office is conferred at the prudent discretion of a competent authority according to the prescripts of the law can, upon the judgment of the same authority, be removed from that office for a just cause.
§4. To take effect, the decree of removal must be communicated in writing.
Điều 194
§1. Do chính luật, bị giải nhiệm khỏi giáo vụ:
1° người đã mất bậc giáo sĩ;
2° người đã công khai từ bỏ đức tin Công Giáo, hoặc không còn hiệp thông với Giáo Hội;
3° giáo sĩ đã mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân theo luật dân sự.
§2. Chỉ có thể thúc bách việc giải nhiệm được nói đến ở 2° và 3°, nếu chắc chắn nhà chức trách có thẩm quyền đã công bố việc đó.
Can. 194 §1. The following are removed from an ecclesiastical office by the law itself:
1º a person who has lost the clerical state;
2º a person who has publicly defected from the Catholic faith or from the communion of the Church;
3º a cleric who has attempted marriage even if only civilly.
§2. The removal mentioned in nn. 2 and 3 can be enforced only if it is established by the declaration of a competent authority.
Điều 195
Nếu một người bị giải nhiệm không phải do luật nhưng do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền khỏi một giáo vụ đang đảm bảo đời sống của mình, thì nhà chức trách ấy phải lo liệu trợ cấp cho đương sự trong một thời gian thích hợp, trừ khi đã dự liệu cách khác.
Can. 195 If a person is removed not by the law itself but by a decree of competent authority from an office which provides the person’s support, the same authority is to take care that the support is provided for a suitable period, unless other provision is made.
TIẾT 4. BÃI NHIỆM (ĐIỀU 196)
Art. 4. PRIVATION
Điều 196
§1. Sự bãi nhiệm, như hình phạt dành cho một tội phạm, chỉ có thể được thực hiện chiếu theo quy tắc của luật.
§2. Việc bãi nhiệm có hiệu lực chiếu theo những quy định của các điều trong luật hình sự.
Can. 196 §1. Privation from office, namely, a penalty for a delict, can be done only according to the norm of law.
§2. Privation takes effect according to the prescripts of the canons on penal law.
ĐỀ MỤC 10. THỜI HIỆU (ĐIỀU 197 – 199)
TITLE X. PRESCRIPTION (Cann. 197 - 199)
Điều 197
Giáo Hội chấp nhận thời hiệu, xét như là phương thế để thủ đắc hay tiêu hủy một quyền lợi chủ quan hoặc đểthoát khỏi những nghĩa vụ, như sẵn có trong luật dân sự của mỗi nước, miễn là vẫn giữ nguyên những điều ngoại lệ đã được ấn định trong Bộ Luật này.
Can. 197 The Church receives prescription as it is in the civil legislation of the nation in question, without prejudice to the exceptions which are established in the canons of this Code; prescription is a means of acquiring or losing a subjective right as well as of freeing oneself from obligations.
Điều 198
Không thời hiệu nào có hiệu lực, nếu không dựa trên sự ngay tình, chẳng những lúc khởi đầu, nhưng còn suốt thời gian mà thời hiệu đòi hỏi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1362.
Can. 198 No prescription is valid unless it is based in good faith not only at the beginning but through the entire course of time required for prescription, without prejudice to the prescript of can. 1362.
Điều 199
Không bị lệ thuộc thời hiệu:
1° những quyền lợi và nghĩa vụ thuộc thiên luật tự nhiên hay thiết định;
2° những quyền lợi chỉ có thể được thủ đắc do đặc ân Tông Tòa;
3° những quyền lợi và nghĩa vụ liên hệ trực tiếp đến đời sống thiêng liêng của các Ki-tô hữu;
4° ranh giới chắc chắn và không nghi ngờ của các địa hạt Giáo Hội;
5° các bổng lễ và nghĩa vụ dâng lễ;
6° việc bổ nhiệm vào giáo vụ chiếu theo quy tắc của luật đòi hỏi việc thi hành chức thánh;
7° quyền kinh lý và nghĩa vụ vâng phục đến nỗi các Ki-tô hữu không còn được nhà chức trách Giáo Hội nào thăm viếng nữa và họ cũng không tùng phục một nhà chức trách Giáo Hội nào nữa.
Can. 199 The following are not subject to prescription:
1º rights and obligations which are of the divine natural or positive law;
2º rights which can be obtained from apostolic privilege alone;
3º rights and obligations which directly regard the spiritual life of the Christian faithful;
4º the certain and undoubted boundaries of ecclesiastical territories;
5º Mass offerings and obligations;
6º provision of an ecclesiastical office which, according to the norm of law, requires the exercise of a sacred order;
7º the right of visitation and the obligation of obedience, in such a way that the Christian faithful cannot be visited by any ecclesiastical authority or are no longer subject to any authority.
ĐỀ MỤC 11. CÁCH TÍNH THỜI GIAN (ĐIỀU 200 – 203)
TITLE XI. COMPUTATION OF TIME (Cann. 200 - 203)
Điều 200
Trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác, thời gian phải được tính chiếu theo quy tắc của các điều khoản sau đây:
Can. 200 Unless the law expressly provides otherwise, time is to be computed according to the norm of the following canons.
Điều 201
§1. Thời gian liên tục được hiểu là thời gian không bị gián đoạn.
§2. Thời gian hữu dụng được hiểu là thời gian dành cho một người để thi hành hoặc để đòi được hưởng quyền của mình, đến nỗi thời gian ấy không qua đi đối với những người không biết hoặc không thể hành động được.
Can. 201
§1. Continuous time is understood as that which undergoes no interruption.
§2. Useful time is understood as that which a person has to exercise or to pursue a right, so that it does not run for a person who is unaware or unable to act.
Điều 202
§1. Trong luật, ngày được hiểu là khoảng cách 24 giờ được tính cách liên tục và bắt đầu từ nửa đêm, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác; tuần là khoảng cách 7 ngày; tháng là khoảng cách 30 ngày và năm là khoảng cách 365 ngày, trừ khi nói rằng tháng và năm phải tính như trong lịch.
§2. Phải tính tháng và năm như trong lịch, nếu là thời gian liên tục.
Can. 202
§1. In law, a day is understood as a period consisting of 24 continuous hours and begins at midnight unless other provision is expressly made; a week is a period of 7 days; a month is a period of 30 days, and a year is a period of 365 days unless a month and a year are said to be taken as they are in the calendar.
§2. If time is continuous, a month and a year must always be taken as they are in the calendar.
Điều 203
§1. Ngày khởi hạn không được tính vào thời hạn, trừ khi lúc bắt đầu của thời hạn ấy trùng với lúc bắt đầu của ngày, hoặc trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.
§2. Nếu luật không ấn định ngược lại, ngày đáo hạn được tính vào thời hạn, nếu thời gian gồm một hay nhiều tháng hoặc năm, một hay nhiều tuần, thì thời hạn chấm dứt vào cuối ngày sau cùng mang cùng một số, hoặc nếu tháng ấy không có ngày mang cùng một số, thì thời hạn chấm dứt vào cuối ngày cuối tháng.
Can. 203
§1. The initial day (a quo) is not computed in the total unless its beginning coincides with the beginning of the day or the law expressly provides otherwise.
§2. Unless the contrary is established, the final day (ad quem) is computed in the total which, if the time consists of one or more months or years, or one or more weeks, is reached at the end of the last day of the same number or, if a month lacks a day of the same number, at the end of the last day of the month.