Home

Siêu tới hạn CO2 là một trạng thái của CO2 ở điều kiện từ áp suất 73.1atm và nhiệt độ từ 31.1oC trở lên. Ở trạng thái này, siêu tới hạn CO2 (super critical CO2; Sc-CO2) có đặc tính hybrid giữa tỷ trọng của chất lỏng và độ nhớt của chất khí. Với đặc tính đặc biệt này, Sc-CO2 có khả năng thâm nhập vào các khe hở có kích thước đến nanometer.

Nhờ đó, công nghệ siêu tới hạn CO2 được ứng dụng trong các lĩnh vực như chiết tách hóa chất, làm sạch các chi tiết có kích thước đến Micro/nanometer, phun phủ, mạ điện, và các ứng dụng khác.

Năm 2002, công nghệ mạ điện trong môi trường Sc-CO2 được các GS người Nhật, Yoshida và các đồng nghiệp, phát minh. Cho tới giữa năm 2012, trên thế giới đã có 4-5 nhóm nghiên cứu về ứng dụng này. Kết quả ban đầu cho thấy rất ưu việt và khả quan: lớp mạ nhẵn, bóng; độ cứng đạt đến 800Hv, cao gấp đôi độ cứng của lớp mạ truyền thống; ứng suất bền tới hạn và khả năng chịu ăn mòn cũng cao hơn kết quả của lớp mạ truyền thống. Tuy nhiên, nghiên cứu chi tiết về công nghệ này đang là vấn đề cần thiết để ứng dụng vào thực tiễn.

Năm 2012, tác giả và GS Lee, người Đài loan, đã khám phá, đề xuất các ứng dụng của công nghệ Sau siêu tới hạn CO2 (post Sc-CO2). Ứng dụng post Sc-CO2 trong MQL cũng là một ý tưởng đang được triển khai nghiên cứu. Lược đồ dưới đây thể hiện sơ bộ hệ thống mạ post Sc-CO2.

Công nghệ mạ post Sc-CO2 đã cho kết quả vượt trội công nghệ mạ truyền thống. Khi ứng dụng vào sản xuất công nghiệp, so với công nghệ mạ Sc-CO2, nó có thể khắc phục được các hạn chế về môi trường áp suất cao và mài mòn do Sc-CO2 gây nên; dễ dàng mạ được các chi tiết có kích thước lớn và quá trình sản xuất liên tục.