Đầu dò nhiệt độ PT100

Mến chào tất cả các bạn nhé, hôm nay trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn một loại cảm biến chuyên dùng để đo lường nhiệt độ, đó là Đầu dò nhiệt độ PT100. Đây là một dòng cảm biến đo nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường. Và bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến loại cảm biến này một cách chi tiết nhất. Các nội dung chính bao gồm cảm biến pt100 là gì ? Vì sao nó được sử dụng rộng rãi ? Phạm vi có thể ứng dụng cảm biến ? Các thông số kỹ thuật ? Các ưu và nhược điểm của cảm biến và các thông tin liên quan khác. Thông qua đó các bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình 1 sản phẩm tốt nhất nhé.

Đầu dò nhiệt độ PT100 là gì ?

Cảm biến nhiệt độ Pt100 hay còn gọi là đầu dò nhiệt pt100 là một loại cảm biến nhiệt độ chuyên dùng trong công nghiệp hiện nay. Có thể với các bạn sinh viên thì chưa biết nhiều về loại thiết bị này, tuy nhiên với những bạn đã tiếp xúc và làm việc bên chuyên ngành tự động hóa thì đã quá quen thuộc với các loại cảm biến dạng này.

Cảm biến nhiệt độ pt100 là loại nhiệt kế kháng bạch kim được dùng phổ biến nhất hiện nay. PT là từ viết tắt của chữ Platinum đề cập đến cảm biến được làm từ Bạch kim (Pt). Còn 100 đề cập đến ở cảm biến ở nhiệt 0°C có điện trở 100 ohm (Ω) và 138,4 ohms ở 100°C. Ngoài ra còn có cảm biến PT1000 có điện trở 1000 ohms ở 0°C. Tương tự như vậy ta cũng có một số dòng cảm biến nhiệt độ như Cu (làm từ đồng) và Ni (làm từ Niken) hai loại này hiếm gặp trong các nhà máy tại Việt Nam.

Vì sao đầu dò nhiệt độ PT100 lại được ưa chuộng đến vậy:

Trên thị trường hiện nay nếu nói về mức độ tin dùng đối với các loại cảm biến nhiệt độ thì chắc chắn rằng loại được dùng nhiều nhất đó chính là PT100 và can nhiệt K. Nguyên nhân chính nằm ở khoảng nhiệt độ mà cảm biến có thể đo lường trong quá trình làm việc. Các dòng đầu dò nhiệt PT100 thường có dãy đo <600°C, với dãy đo này thì chúng hoàn toàn phù hợp với hầu hết các nhu cầu đo lường hiện nay trên thị trường. Bên cạnh đó thì nếu ta muốn đo mức nhiệt cao hơn một chút tầm 800°C thì khi đó ta lại có cảm biến can nhiệt K.

Mặt khác thì có lẽ mức độ phổ biến của cảm biến pt100 hiện này là nằm ở cấu tạo vật lý của chúng. Với kết cấu đơn giản, dễ sử dụng chỉ bao gồm 1 đầu dò và 1 dây bạch kim có nhiệm vụ truyền tín hiệu về PLC (đối với cảm biến pt100 dạng dây). Với cấu tạo như thế này rất dễ dàng cho việc lắp đặt cũng như giá thành khá hợp lý cho những ứng dụng cần đến số lượng lớn cảm biến. Bên cạnh đó thì với khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác như PLC, màn hình hiển thị, cách ly tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu,…cũng là một yếu tố khiến cảm biến được tin dùng.

Ứng dụng của đầu dò nhiệt độ PT100 ở đâu ?

Như ở trên mình có chia sẽ sơ lược thì cảm biến pt100 được dùng khá phổ biến hiện nay đúng không nào. Từ đó cho thấy phạm vi ứng dụng của dòng thiết bị này phải nói là khá rộng rãi đấy. Nếu nói một cách tổng quát thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng tại bất cứ đâu miễn là nằm trong khoảng đo của cảm biến pt100 là được. Còn nói một cách chi tiết thì các cảm biến loại này thường được dùng trong các nơi như:

  • Nhà máy xi măng

  • Nhà máy chế biến xăng dầu

  • Các khu sang chiếc nhiên liệu

  • Nhà máy xử lý rác thải

  • Nhà máy tái chế kim loại, phế liệu

  • vv…

Các dãy đo phổ biến của PT100:

Theo lý thuyết thì cảm biến nhiệt độ pt100 có thể do lường được nhiệt độ tối thiểu là -200°C và tối đa là 800°C. Tuy nhiên về thực tế thì có nhiều tác nhân bên ngoài tác động nên khoảng đo này sẽ bị thu hẹp lại một chút để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó thì không phải hãng nào cũng có khả năng và đủ trình độ thiết kế cảm biến theo đúng thang đo lý thuyết như vậy. Và để các bạn có thể hiểu chi tiết hơn thì chúng ta sẽ có các dạng dãy đo của cảm biến như:

  • Dãy đo 0 ÷ 100°C

  • Dãy đo 0 ÷ 300°C

  • Dãy đo 0 ÷ 450°C

  • Dãy đo 0 ÷ 500°C

  • Dãy đo -50 ÷ 100°C

  • Dãy đo -50 ÷ 450°C

  • Dãy đo -50 ÷ 500°C

Mức sai số của đầu dò nhiệt độ PT100:

Dòng cảm biến này có hai chuẩn sai số là Class B và Class A. Đối với Class B sai số là 0.3°C, tiêu chuẩn class B thường được dùng nhất. Vì đa phần các nhà máy không cần nhiệt độ có chính xác tuyệt đối vì sai số trong khoảng +/-1°C là được chấp nhận. Cảm biến nhiệt độ class B có dãy đo nhiệt độ lên đến 500°C

Trong khi đó các dòng Class A sai số là 0.15°C và tiêu chuẩn class A ít được dùng vì giá thành sẽ cao hơn class B. Một số nhà máy chuyên về thực phẩm và y tế thường dùng dòng Class A. Sai số thấp là ưu điểm còn nhược điểm của dòng class A là dãy đo thường chỉ đạt 300°C hoặc 400°C. Một số hãng đến từ Châu Âu và cũng như G7 còn có chuẩn sai số Class AA. Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 dùng chuẩn này sai số chỉ 0.1°C.

Yếu tố khác ảnh hưởng đến sai số của cảm biến nhiệt độ RTD Pt100 là số dây. Có 3 dòng cảm biến Pt100 là 2 dây, 3 dây và 4 dây. Trong đó dòng 4 dây có độ chính xác cao nhất. Ở Việt Nam dòng cảm biến Pt100 3 dây được dùng phổ thông nhất.

Các loại đầu dò nhiệt PT100:

Sẽ có 2 loại cảm biến nhiệt độ pt100 để chúng ta lựa chọn đó là loại cảm biến dạng dây và cảm biến dạng củ hành. Mỗi loại sẽ có các tính năng, cấu tạo và giá thành riêng. Và tương ứng tùy vào môi trường và nhu cầu sử dụng mà chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn loại cảm biến cho phù hợp.

Đầu dò nhiệt PT100 dạng dây:

Đặc điểm của dòng này là cấu tạo đơn giản, chỉ bao gồm một đầu dò bạch kim và một dây truyền tín hiệu về cho các thiết bị khác như màn hình hiển thị hay PLC. Dòng này được dùng nhiều vì giá thành khá phải chăng, thích hợp với các ứng dụng thông thường không có nhiều tác nhân môi trường tác động. Bên cạnh đó thì việc trang bị nhiều cảm biến cho công việc cũng là một bài toán khó về chi phí đầu tư, nên cảm biến này có thể đáp ứng khá tốt.

Đầu dò nhiệt độ PT100 dạng dây

Đầu dò nhiệt PT100 dạng củ hành:

Dòng này thì xịn xò hơn một chút vì có mẫu mã khá đẹp. Chúng ta có thể thấy hình dạng của loại này khá giống với củ hành. Cấu tạo này giúp cảm biến có thể chống chịu được các tác nhân vật lý bên ngoài khá tốt. Nếu chúng ta dùng trong môi trường có nhiệt tỏa ra khá cao, bụi bậm nhiều,…thì có thể dùng loại này. Nó có một lớp vỏ bảo vệ các mạch điện bên trong để đảm bảo độ bền cho cảm biến. Loại này thường dụng trong các lò nấu nhiệt độ cao. Tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn so với loại dạng dây.

Đầu dò nhiệt độ PT100 dạng củ hành

Các thông số của cảm biến pt100 là gì ?

  • Xuất xứ: được bên mình nhập khẩu từ Italy.

  • Dãy đo thông dụng: 0 ÷ 100°C, 0 ÷ 300°C, 0 ÷ 450°C, 0 ÷ 500°C, -50 ÷ 100°C, -50 ÷ 450°C, -50 ÷ 500°C.

  • Các chiều dài: thường dùng là 50mm, 100mm, 200mm, 300mm,…tùy vào nhu cầu sử dụng mà chọn cho phù hợp nhất.

  • Đường kính thường dùng là: ø3mm, ø5mm, ø6mm, ø8mm và ø10mm.

  • Vật liệu của đầu dò: thường được làm bằng SS304 và SS316

  • Kiểu ren thông dụng của dòng này thông thường là: G1/4 và G1/2

  • Kiểu kết nối: có dạng 2 dây, 3 dây và 4 dây. Trong đó loại 3 dây được dùng nhiều nhất hiện nay.

  • Về sai số: loại 2 dây sai số lớn nhất, loại 4 dây sai số thấp nhất. Các bạn có thể tham khảo phần sai số bên trên.

Lời kết:

Trên đây là các thông tin cũng như kiến thức liên quan đến Cảm biến nhiệt độ – đầu dò nhiệt độ PT100. Hy vọng sẽ hữu ích cho những bạn muốn tìm hiểu hoặc muốn trang bị. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại chuyển đổi tín hiệu, cảm biến nhiệt độ, màn hình hiển thị khác các bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ hơn nếu có nhu cầu. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:

Phone - Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Email: An.nguyen@bff-tech.com