Cảm biến đo nồng độ khí CO2

Khí CO2 là gì ? Nguồn gốc của chúng từ đâu ?

Cacbon đioxit hay cacbonic oxit (tên gọi khác: thán khí, anhydrit cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô hoặc đá khô.

Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ cacbon đioxit trong quá trình quang hợp, và sử dụng cả cacbon và oxy để tạo ra các cacbohydrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải phóng oxy trở lại khí quyển, oxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt trong khí quyển Trái Đất với nồng độ thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu trình cacbon.

Chỉ số nồng độ cũng như mức độ ảnh hưởng của từng chỉ số đối với từ bình thường đến nguy hiểm:

  • Nồng độ 0.07%: không ảnh hưởng nhiều đến con người trong phòng

  • Nồng độ 0.1%: nồng độ cho phép trong trường hợp thông thường

  • Nồng độ 0.15%: nồng độ cho phép khi dùng tính toán thông gió

  • Nồng độ 0.2-0.5%: tương đối nguy hiểm

  • Nồng độ > 0.5%: nguy hiểm

  • Nồng độ 4-5%: hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng. Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm.

  • Nồng độ 8%: nếu thở trong môi trường này kéo dài 10 phút thì mặt đỏ bừng và đau đầu

  • Nồng độ >18%: hết sức nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra còn có các tác hại sau:

  • Khí CO2 làm giảm sự tổng hợp protein (được cấu tạo C,H,N,O)

  • Côn trùng ăn protein thực vật có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng côn trùng sẽ có tỉ lệ chết tăng lên gây hại tới hệ sinh thái.

  • Nếu môi trường có nhiều khí CO2 sẽ thúc đẩy quá trình sinh sản của rệp lên tới 10-15% gây đe dọa tới mùa màng thu hoạch.

Cảm biến đo nồng độ khí CO2 là gì ?

Cảm biến đo lường khí CO2 hay còn gọi là cảm biến đo nồng độ khí CO2 là một thiết bị có khả năng đo lường và tính toán mức độ CO2 trong một vùng không gian nào đó. Sau đó cảm biến sẽ xử lý các thông số và cho ra tín hiệu để có thể hiển thị mức độ CO2 cũng như kích hoạt các loại thiết bị báo động và xử lý khi mức CO2 đạt đến mức độ nguy hiểm cho con người. Trong đo lường, ppm là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp. Chữ “ppm” xuất phát từ tiếng Anh parts per million, có nghĩa là một phần triệu. Nó thường chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Ở đây lượng có thể hiểu là khối lượng, thể tích, số hạt (số mol),… tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi dùng cần chỉ rõ lượng là gì. Giá trị của ppm là: 1 ppm = 1/1 000 000 = 10-6

Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến đo nồng độ CO2 có model là HDK và HDH-N được sản xuất bởi hãng Produal – Phần Lan. Đây là các dòng cảm biến đo lường CO2 hiệu quả nhất hiện nay của thị trường Châu Âu. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến thường là dạng tuyến tính analog 0-10V, 2-10V, 0-5V. Thang đo của cảm biến sẽ thường dao động trong 2 khoảng là 0-1000ppm và 0-2000ppm.

Các phạm vi có thể ứng dụng các dòng cảm biến nồng độ CO2:

Hầu hết thì khí CO2 chỉ thực sự nguy hiểm với con người khi chúng ta ở trong các vùng không gian kín. Còn khi ở ngoài môi trường thì gần như chúng sẽ mau chóng được khuếch tán ra bên ngoài và khả năng tích tụ lại là không cao. Chính vì thế mà các thiết bị đo nồng độ CO2 sẽ thường được ứng dụng trong các khu vực như:

  • Ga ra để xe

  • Phòng kho, phòng kín

  • Văn phòng làm việc, phòng họp

  • Khách sạn, trung tâm hội nghị

  • Căn hộ, chung cư, nhà cao tầng

  • Khu vực để xe của siêu thị, chung cư, trung tâm thương mại

Cảm biến nồng độ CO2 model HDK:

  • Model: thiết bị có mã là HDK

  • Thương hiệu: Produal

  • Nước sản xuất: Phần Lan (EU)

  • Dãy đo nồng độ CO2: thang đo của cảm biến là 0-1000 ppm và 0-2000 ppm

  • Dãy đo nhiệt độ: ngoài ra cảm biến còn có chức năng đo nhiệt độ với thang đo 0-50°C

  • Nguồn cấp: thiết bị sử dụng nguồn 24VDC

  • Sai số: thiết bị có sai số trong khoảng +/- 40 ppm

  • Nhiệt độ làm việc: cảm biến hoạt động tốt trong dãy nhiệt 0-70°C

  • Ngõ ra: tín hiệu cảm biến cho ra là dạng analog 0-10V, 2-10V, 0-5V

  • Tiêu chuẩn bảo vệ: khả năng chống nước và bụi đạt IP54

  • Thời gian bảo hành: 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất

    • Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

      • Email: An.nguyen@bff-tech.com