Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến áp suất chân không là gì ? Chúng được ứng dụng ở đâu ? Loại cảm biến này có các đặc điểm gì ? Cấu tạo của cảm biến như thế nào, cũng như cần đến đâu để có thể lựa chọn cảm biến đo áp suất tốt nhất. Đó cũng chính là những nội dung chủ yếu mình muốn đề cập đến trong bài viết này, các bạn có thể tham khảo để có thể tham khảo thêm về loại cảm biến này nhé.

Đối với các bạn đã và đang làm việc liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật – chế tạo hay thường tiếp xúc với máy móc đều quá quen thuộc với các loại cảm biến. Chúng dường như là các thiết bị không thể thiếu trong việc sản xuất và chế tạo. Cảm biến đo mức áp suất cũng là một phần trong số đó. Không những nó là một thiết bị hỗ trợ sản xuất mà nó còn được ứng dụng khá rộng rãi trong các máy móc hiện đại, trong các cơ cấu tự động,…vv. Cụ thể hơn bài viết này sẽ đi sâu vào thiết bị cảm biến chân không, một loại cảm biến đặc biệt khác mà chúng ta nên biết.

Cảm biến áp suất chân không là gì ?

Chúng ta thường nghe đến các loại cảm biến áp suất khác nhau như: cảm biến áp suất khí nén, cảm biến đo mức áp suất thủy lực hay cảm biến đo lường áp suất nước, chất lỏng,…Thế có bao giờ các bạn đã nghe tới cảm biến áp suất chân không chưa nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau của loại cảm biến này với các loại khác nhé.

Cảm biến áp suất chân không

Cảm biến đo lường áp suất chân không về bản chất cũng giống như các loại cảm biến đo áp suất khác. Tuy nhiên chúng đặc biệt hơn ở chỗ khoảng áp suất có thể đo. Thông thường để đo áp suất trong các môi trường có áp suất cực cao như thủy lực và khí nén thì ta dùng loại 250bar, 400bar,…Hoặc đo các loại chất lỏng thông thường ta sẽ dùng loại 6bar, 16bar,….Tuy nhiên dòng cảm biến này sẽ đo mức áp suất trong khoảng -1 ÷ 24bar. Chúng thường gọi là cảm biến áp suất âm.

Các thông số kỹ thuật của cảm biến áp suất chân không:

Cảm biến đo lường áp suất âm sẽ có các thông số kỹ thuật như sau.

    • Model: mã sản phẩm là D2415

    • Xuất xứ: JSP – Cộng Hoà Séc.

    • Các dãy đo: có thể tùy chọn trong các dãy đo như -1÷0 bar, -1÷3 bar, -1÷5 bar, -1÷24 bar,…

    • Lớp màng cảm biến: INOX 316 hay Ceramic tùy vào giá cả.

    • Kết nối: thông qua ren kết nối dạng 13mm theo chuẩn G1/4 = 13mm hoặc G1/2 = 21mm

    • Khả năng chịu quá áp: có thể chịu quá áp lên đến 1,5 lần áp suất cho phép của cảm biến.

    • Chịu nhiệt: cảm biến có khả năng chịu nhiệt trong khoảng -40÷85°C.

    • Thời gian phản hồi: tín hiệu được phản hồi trong 10ms

Các dãy đo khác của cảm biến áp suất

Trên đây là các thông tin liên quan đến cảm biến đo mức áp suất chân không hay cảm biến áp suất âm. Hy vọng thông qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức về loại thiết bị này. Bên cạnh đó sẽ phần nào giúp ích cho các bạn trong công việc hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo thêm một số dòng cảm biến áp suất khác của mình như: Cảm biến áp suất khí nén , Cảm biến áp suất nước ,…Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:

Phone - Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Email: An.nguyen@bff-tech.com