Cảm biến mực nước

Cảm biến mực nước là gì ? Phạm vi sử dụng của cảm biến đo mực nước ở đâu ? Có các loại cảm biến đo mức nước nào ? Các thông số kỹ thuật của chúng là gì ? Các ưu điểm cũng như nhược điểm của chúng ra sao ? Và đó cũng chính là những nội dung chủ yếu mà mình muốn chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng thông qua đó các bạn có thể có cái nhìn khách quan về các loại cảm biến mực nước hiện nay.

Cảm biến mực nước

Phạm vi sử dụng của cảm biến đo mực nước ở đâu ?

Như ở trên mình có chia sẽ thì các dòng cảm biến mình sắp trình bày sau đây sẽ có khá nhiều phạm vi ứng dụng. Có thể kể đến như đo lường các loại chất lỏng như nước, nước thải, nước ngọt, nước giải khác,… Các loại cảm biến chuyên dùng để đo mực nước sinh hoạt bình thường. Cho đến các dòng cảm biến cao cấp hơn có thể đo lường các chất hóa học. Thậm chí còn có thể đo lường các loại axit, chất độc hại trong các ngành công nghiệp chế tạo vật liệu hiện nay.

Mặt khác, một số loại cảm biến mực nước có khả năng đo lường từ xa có thể đo lường trong các silo, bể chứa cỡ lớn. Các loại bồn chứa có chiều cao hàng chục mét mà chúng ta khó có thể đo lường bằng tay được. Và còn nhiều ứng dụng khác mà mỗi loại cảm biến sẽ đáp ứng tốt cho chúng ta. Cụ thể trong từng loại cảm biến mình sẽ đưa ra một số môi trường đo cụ thể để các bạn có thể dễ dàng tham khảo.

Cảm biến mực nước

Cảm biến mực nước dạng siêu âm:

Đây là dòng cảm biến đầu tiên mình muốn giới thiệu đến các bạn. Là dòng cảm biến hiện đại nhất và có giá thành cao nhất. Tuy nhiên những lợi ích mà loại cảm biến mực nước này mang lại thì rất tương xứng với giá tiền bỏ ra. Cụ thể là nó có thể đo lường được hầu hết các loại chất lỏng hiện nay như nước, nước thải, nước sinh hoạt,… Các loại chất hóa học độc hại như axit, muối, chất dễ gây ăn mòn,… Các loại nhiên liệu như xăng dầu, chất dễ cháy,…

Cảm biến mực nước dạng siêu âm

Nguyên lý làm việc:

Cảm biến mực nước dạng siêu âm có nguyên lý hoạt động khá hiện đại. Cụ thể là nó sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý thu phát sóng điện từ. Trong quá trình hoạt động của cảm biến, sóng điện từ được truyền trong môi trường chất lỏng ở bể chứa hay thùng chứa. Sóng lan truyền sẽ chạm vào bề mặt chất lỏng cần đo và phản xạ lại cảm biến. Tại đây cảm biến nhận sóng phản xạ lại và bắt đầu tính toán. Bằng cách dựa vào tốc độ cũng như thời gian phản hồi của sóng điện từ mà cảm biến cho ra được mức chất lỏng hay nhiên liệu còn lại trong bể chứa một cách nhanh chóng.

Thông số kỹ thuật:

Các bạn có thể tham khảo một số thông số kỹ thuật của loại cảm biến này như sau.

    • Model: sản phẩm có model là MWB1A

    • Xuất xứ: Hawk (USA) – được sản xuất tại Australia.

    • Nguyên lý đo mức: dạng siêu âm – sóng điện từ.

    • Dãy đo: có thể tùy chọn trong các dãy đo như 0-1m, 0-2m, 0-3m, 0-4m,…

    • Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20mA có thể truyền đi xa.

    • Nguồn cấp: 7°28VDC

    • Sai số: 0.1% trên toàn dãy đo của cảm biến

    • Độ phân giải cảm biến: 1mm.

    • Kiểu lắp đặt: kiểu ren 2″ BSP hoặc 2″”NPT.

    • Có màn hình với các phím để hiệu chuẩn, cài đặt dãy đo theo yêu cầu.

    • Góc phát sóng: 7° với tần số phát là 50khz.

Màn hình hiển thị của cảm biến siêu âm

Các ưu điểm của cảm biến:

    • Có thể hoạt động tốt trong nhiều môi trường cần đo khác nhau.

    • Có tuổi thọ trung bình khá cao, cao nhất trong các loại cảm biến đo mức hiện nay.

    • Có sai số khá thấp, đảm bảo đo lường chính xác và phản hồi khá nhanh.

    • Là dòng cảm biến được tích hợp sẵn màn hình hiển thị trên cảm biến.

Các nhược điểm của cảm biến:

    • Có giá thành hơi cao so với các dòng cảm biến khác

    • Không phù hợp đối với các quy mô đo lường nhỏ lẻ.

    • Cần tuân thủ một số cách thức lắp đặt để cảm biến hoạt động tốt.

Cách thức lắp đặt cảm biến:

Trong quá trình lắp đặt cảm biến mực nước dạng siêu âm, các bạn cần tuân thủ một số yêu cầu lắp đặt cơ bản để đảm bảo cảm biến hoạt động tốt nhất. Cụ thể là:

    • Ưu tiên lắp cảm biến vuông góc với mặt chất lỏng trong thùng chứa để đảm bảo cảm biến phát sóng chính xác.

    • Nếu thùng chứa có dòng cánh khuấy thì phải lắp cảm biến ra xa khu vực cánh khuấy.

    • Tránh lắp cảm biến ngay dòng chảy vào, nạp vào của chất lỏng.

    • Phần phát sóng của cảm biến phải được lắp nằm bên trong lòng thùng chứa.

Để dễ hình dung mình sẽ cung cấp một số hình ảnh mô phỏng về cách thức lắp đặt đúng để các bạn tham khảo.

Các cách lắp đặt đúng

Link chi tiết sản phẩm Tại cảm biến đo mức siêu âm

Cảm biến đo mức nước dạng điện dung:

Đây là dòng cảm biến tiếp theo mình muốn giới thiệu đến các bạn. Dòng cảm biến này sẽ đo lường mực nước liên tục thông qua dây cảm biến được lắp từ đỉnh đến đáy của thùng chứa hay bể chứa. Với thế mạnh là chuyên dùng để đo lường chất lỏng và có cả chất rắn dạng bột dạng hạt. Tuy nhiên vì là đo lường bằng cách tiếp xúc chứ không đo lường từ xa như dòng cảm biến mực nước siêu âm nên giá thành sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên nếu các bạn dùng loại điện dung này để đo trong môi trường chất ăn mòn thì phải đặt loại có lớp vỏ bảo vệ.

Cảm biến mực nước dạng điện dung

Nguyên lý hoạt động của cảm biến:

Dòng cảm biến đo mức nhiên liệu dạng điện dụng sẽ dùng cách thức đo mức như sau: để đo mức nhiên liệu như xăng và mức dầu (diesel). Cấu tạo của cảm biến điện dung sẽ có một que điện cực được gắn trong ống, sau đó phần ống sẽ được nhúng vào trong lòng thùng chứa để đo mức. Cảm biến bao gồm que điện cực electrode và vỏ điện từ được gắn vào cáp. Phần điện tử chuyển đổi công suất thành tín hiệu dòng hoặc điện áp. Cảm biến phải được lắp từ đỉnh cho đến đáy của bể chứa thì mới cho thể đo mức một cách liên tục và chính xác.

Các thông số của cảm biến điện dung:

Các bạn có thể tham khảo một vài thông số của loại cảm biến này như sau:

    • Xuất xứ: EU – Cộng Hoà Séc.

    • Dãy đo: ≤1000mm có thể dùng tốt trong các bể chứa chiều cao.

    • Ngõ ra (Output): tín hiệu analog 4-20mA hoặc 0-10V có thể truyền đi xa.

    • Sai số: 0.1% trên toàn dãy đo của cảm biến.

    • Kiểu kết nối: G1″ và Flange 5 lỗ

    • Nguồn cấp: 9÷30VDC

    • Vật liệu: SS316L

    • Nhiệt độ làm việc: -40÷85°C

    • Chống nước tiêu chuẩn: IP68 khả năng chống bụi và chống nước khá tốt.

Các ưu điểm của cảm biến mực nước dạng điện dung:

    • Giá thành hợp lý, dễ tiếp cận.

    • Thích hợp với các silo, bể chứa có chiều cao.

    • Có sai số thấp, đảm bảo đo lường chính xác trong quá trình hoạt động.

    • Có tiêu chuẩn chống nước và chống bụi.

Các nhược điểm của cảm biến mực nước dạng điện dung:

    • Vì là đo lường bằng cách tiếp xúc trực tiếp nên cần phải chọn cảm biến có chiều dài lớn hơn hoặc bằng với chiều cao thùng chứa.

    • Có kết cấu dây rườm ra, khó khăn trong lắp đặt.

    • Không có màn hình hiển thị giá trị đo được nên các bạn phải trang bị thêm.

Các loại cảm biến điện dung

Link chi tiết sản phẩm cảm biến đo mức dạng hạt

Địa chỉ mua hàng uy tín và chất lượng:

Trên đây là các thông tin liên đến cảm biến đo mức nước và chất lỏng, chất rắn, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang cần tìm hiểu và muốn trang bị. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại Cảm biến đo mức dầu, Cảm biến đo mức nhiên liệu các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn vui lòng liên hệ mình qua các thông tin sau:

Phone - Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Email: An.nguyen@bff-tech.com