Cảm biến đo mức xi măng

Cảm biến đo mức xi măng là gì ? Phạm vi ứng dụng của dòng cảm biến này là gì ? Cách phân loại cảm biến báo mức xi măng như thế nào ? Các nguyên lý hoạt động và thông số của từng loại cảm biến như thế nào ? Các ưu và nhược điểm của chúng như thế nào ? Tất cả sẽ được mình chia sẻ một cách cụ thể là chi tiết trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang muốn tìm hiểu cũng như muốn trang bị trong công việc.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại cảm biến đo mức báo mức khác nhau, với mỗi loại đều có những tính năng nổi bật riêng. Có thể kể đến một số loại như cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến can nhiệt,… Mỗi loại đều có những phạm vi ứng dụng khác nhau từ đo lường các đại lượng vật lý như độ ẩm, áp suất, nhiệt độ,… cho đến đo mức, báo mức các vật liệu dạng hạt, dạng bột,vv…

Phạm vi ứng dụng của cảm biến đo mức xi măng:

Về phạm vi ứng dụng của các loại cảm biến báo mức xi măng hay hạt nhựa hiện nay cũng khá đa dạng. Có thể kể đến như chúng thường được dùng trong các nhà máy sản xuất xi măng trong các ứng dụng đo lường bể chứa. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy chúng xuất hiện trong các nhà máy sản xuất có nguyên vật liệu dạng bột mịn như bột mỳ, cám, bột gạo,…

Bên cạnh đó thì dòng cảm biến này còn có thể hoạt động tốt trong các vật liệu dạng hạt như than đá, cà phê, hạt nhựa,…Nói chung thì còn khá nhiều nơi có thể ứng dụng tốt các dòng cảm biến này mà mình chưa thể kể hết. Nhưng quá đó cũng đủ cho thấy phạm vi ứng dụng của thiết bị này khá rộng lớn và điều đó cho thấy được những lợi ích mà thiết bị này mang lại như thế nào.

Cảm biến đo mức xi măng

Cảm biến đo mức xi măng radar dạng sóng:

Đây là dòng cảm biến chuyên dùng để đo mức xi măng và các nguyên liệu dạng hạt một cách liên tục. Với các tính năng đo mức khá hiện này, dòng cảm biến này đem lại độ chính xác khá cao trong các ứng dụng nạp nguyên liệu, đo lường xi măng. Và hơn thế nữa dòng cảm biến này hoạt động mà không cần chạm trực tiếp vào vật cần đo, khá thú vị đúng không nào. Các bạn có thể xem các phần sau đây để có thể hiểu rõ hơn về dòng cảm biến này.

Nguyên lý hoạt động:

Về nguyên lý làm việc của dòng cảm biến này cũng khá hiện đại, thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phát sóng điện từ. Cụ thể là trong quá trình làm việc thì cảm biến sẽ phát ra sóng với tần số cố định (tần số sẽ ảnh hưởng đến dãy đo của cảm biến). Sau đó, sóng điện từ sẽ lan truyền trong không gian và truyền đến bề mặt xi măng hay vật liệu cần đo. Tiếp theo đó sóng điện từ sẽ bị phản xạ lại và trả về cảm biến, lúc này transmitter của cảm biến có nhiệm vụ tính toán các thông số. Bằng cách tính toán các thông số vận tốc và thời gian thu phát sóng sẽ cho ra được khoảng cách từ cảm biến đến mức xi măng mà cho ra mức nguyên liệu cụ thể.

Bộ phận transmitter của cảm biến sẽ có nhiệm vụ chuyển tín hiệu khoảng cách đo được thành tín hiệu hiệu điện dạng 4-20mA hoặc 0-10V. Với tín hiệu này chúng ta có thể truyền đi với khoảng cách xa một cách dễ dàng mà không lo bị nhiễu gây sai số.

Cách truyền sóng của cảm biến

Tần số ảnh hưởng như thế nào đến dãy đo ?

Về cơ bản thì mỗi hãng khác nhau sẽ có tần số phát sóng trên thiết bị khác nhau. Nhưng trong bài viết này mình sẽ đưa ra các thông số của hãng Hawk – USA để các bạn có thể hình dung hơn về vấn đề này. Dòng cảm biến này có dãy đo lên đến 180m và tần số thay đổi theo các dãy đo cụ thể như sau:

Các dãy đo cụ thể:

    • Nếu cảm biến dùng tần số 50Khz, thì có thể đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 5m (điểm chết là 0.25m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 40khz, thì có thể đo được chất lỏng dãy đo cao nhất 7m (điểm chết là 0.3m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 30khz, thì có thể đo được chất lỏng cao nhất 11m (điểm chết là 0.35m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 20khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 20m và đo được chất rắn cao nhất 10m (điểm chết là 0.45m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 15khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 30m và đo được chất rắn là 20m (điểm chết 0.6m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 10khz, thì có thể đo được chất lỏng cao 60m và đo được chất rắn là 40m (điểm chết 1m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 5khz, thì có thể đo được cả chất lỏng và chất rắn với dãy đo 60m (điểm chết là 1.5m)

    • Nếu cảm biến dùng tần số 4khz, thì có thể đo được chất lỏng và rắn với dãy đo lên đến 180m (điểm chết là 1.5m)

Lưu ý: với điểm chết ở đây có thể hiểu là khoảng thấp nhất mà cảm biến có thể đo được trong bể chứa xi măng hay hạt nhựa, chất lỏng,…

Cảm biến đo mức radar dạng sóng

Ưu điểm của dòng cảm biến dạng sóng radar:

Các ưu điểm của dòng cảm biến này phải kể đến như:

    • Dễ dàng lắp đặt và vận hành

  • Cảm biến có thể tự làm sạch không cần bảo trì.

  • Hoạt động tốt trong các môi trường như mực nước sông, giếng ướt, màn hình đầu vào, bể chứa, bể chứa, trạm bơm, tháp nước, đập, mực nước lưu vực, lưu trữ hóa chất.

  • Dùng tốt trong khai thác mỏ: máy nghiền, thùng Surge, Pass Ore, hồ sơ băng tải, máng chặn, kho dự trữ, máy xếp, thu hồi, silo lưu trữ, vv

  • Còn có thể dùng trong trạm điện, hầm lò hơi, hầm than thô, hố tro, silo tro, v.v.

  • Các môi trường khác: Thực phẩm, Xi măng, Nhựa, Ngũ cốc, Hóa chất, Giấy, Thủy lợi, Mỏ đá.

    • Chống nhiễu do sóng radar tần số thấp xuyên qua bụi, khói, sương, …

Cảm biến đo mức xi măng radar dạng dây:

Khác với dòng cảm biến đo mức radar dạng sóng thì dòng cảm biến này sẽ đo mức bằng cách chạm trực tiếp vào vật liệu cần đo thông qua dây dẫn sóng. Để hiểu kỹ hơn các bạn có thể tham khảo tiếp các phần tiếp theo.

Cảm biến đo mức radar dạng dây

Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý của dòng cảm biến này như sau: cảm biến được tích hợp một bộ phận cảm biến hay phần transmitter của cảm biến sẽ nối với dây bằng kim loại thông thường là inox 304. Dây dẫn này có nhiệm vụ là truyền sóng và dây sẽ được lắp từ trên đỉnh của silo đến đáy của silo.

Cảm biến sẽ phát sóng dẫn truyền trên dây, khi nguyên liệu dân lên theo chiều cao của dây. Lúc này sẽ cản sóng đi xuống đến đáy silo và sóng sẽ phản xạ lại đi ngược lại bộ phận transmitter của cảm biến. Tương tự như dòng radar không dây, bộ phận transmitter tính được khoảng cách và suy ra tín hiệu điện dạng 4-20mA/0-10V. Khá thú vị đúng không nào.

Ưu điểm của cảm biến radar dạng dây:

    • Có chi phí đầu tư thấp hơn dòng cảm biến radar sóng.

    • Dây dẫn sóng được làm bằng inox có khả năng chịu lực lớn.

    • Độ chính xác cao, điểm chết sẽ nhỏ hơn.

Một số hạn chế khi gặp phải của cảm biến radar dạng dây như sau:

    • Dãy đo của dòng này khá hạn chế, chỉ có thể đo cao nhất là 40m.

    • Chiều cao silo cần đo bao nhiêu thì phải đặt cảm biến có dây dài bấy nhiêu.

    • Dùng trong môi trường nhiều bụi hoặc chất kết dính sẽ dễ gây sai số.

    • Kích thước lớn sẽ gây khó khăn trong lắp đặt và vận chuyển.

    • Không hiệu chuẩn được dãy đo. Công nghệ cũ nên ít nhà máy áp dụng.

Và đó cũng chính là 2 loại cảm biến đo mức xi măng, hạt nhựa dạng bột dạng hạt mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sẽ phần nào giúp ích để các bạn có thể lựa chọn cho phù hợp. Ngoài ra mình còn cung cấp các loại Cảm biến đo mức chất lỏng, Cảm biến đo mức nước trong bể, Cảm biến đo mức axit – hóa chất các bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn vui lòng liên hệ mình qua các thông tin sau:

Phone - Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)

Email: An.nguyen@bff-tech.com