Tôi làm bác sĩ

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con

Dr. Do Khoa

Bác sĩ thú y

chuyên đỡ đẻ, nuôi dưỡng chăm sóc heo con sơ sinh và heo con trong thời gian theo mẹ

Phần 1: Dinh dưỡng và chăm sóc người mẹ trong lúc mang thai

Thời gian mang thai của người mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Các cụ già cho rằng mỗi tháng được tính là 4 tuần chứ không phải 30 ngày theo như lịch tây. Vì vậy có thể nhẩm tính thời gian mang thai khoảng 262 ngày.

Trong 3 tháng đầu tiên, kích thước thai nhi tăng không đáng kể, người mẹ đi đứng, ăn uống dễ dàng và thoải mái. Tuy nhiên người mẹ thỉnh thoảng có triệu chứng muốn nôn và có thể nôn mửa ngay sau khi ăn. Để hạn chế trường hợp này người mẹ cần sự trò chuyện của gia đình sau khi ăn để quên đi cảm giác buồn nôn, tránh vận động nhiều sau khi ăn trong vòng 30 phút. Cơ thể người mẹ trong giai đoạn mang thai rất khó chịu và mệt mỏi do sự thay đổi nhiều yếu tố đặc biệt là hormone vì vậy rất cần sự động viên, vỗ về của gia đình.

Đến khoảng tháng thứ 4-6, bé bắt đầu lớn nhanh, bụng mẹ bắt đầu lộ rõ sự mang thai. Thời gian này người mẹ có thể cảm giác sự cử động của thai nhi trong bụng. Do đó bà mẹ nên cẩn thẩn khi đi đứng, tránh té ngã vì sự bám của bào thai trên thành niêm mạc tử cung rất yếu do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn (thử tưởng tượng 1 buồng dừa lúc còn non và đến khi trưởng thành, cuống dừa chịu đựng trọng lượng hoàn toàn khác nhau). Ngoài việc ăn uống điều độ, thay đổi thức ăn thường xuyên để kích thích người mẹ ăn nhiều đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng phát triển của thai nhi, người mẹ nên uống thêm canxi theo chỉ định của bác sĩ vì lúc này khung xương của thai nhi đã phát triển mạnh.

Từ tháng thứ 7 trở đi, một vài người mẹ có thể xảy ra hiện tượng sưng phù ở chân, tay và mặt, có thể gây đau nhức (nhất là vùng lưng), mệt mỏi và di chuyển khó khăn. Người thân cần giúp đỡ nhiều cho bà mẹ lúc này, có thể mát xa thường xuyên để giúp cho người mẹ thoải mái hơn. Tuy nhiên khi mát xa vùng lưng và cột sống không được dùng lực mạnh, chỉ xoa nhẹ (Nếu mạnh tay có thể gây tróc nhau dẫn đến xảy thai). Thường xuyên thay đổi loại thực phẩm (mỗi loại thực phẩm sẽ giàu thành phần dinh dưỡng này, nhưng sẽ thiếu hụt thành phần dinh dưỡng khác cần thiết cho mẹ và thai nhi), cách chế biến (kích thích người mẹ ăn nhiều hơn), đồng thời tăng cường bổ sung thức ăn nhiều xơ (tránh táo bón), sắt (tạo máu), canxi (bổ sung cho lượng canxi của cơ thể mẹ bị hao mòn và sự phát triển nhanh của khung xương bào thai). Người mẹ nên ăn dặm nhiều bữa trong ngày để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu duy trì của người mẹ, nhu cầu phát triển của thai nhi và sự tích tuỹ năng lượng sau khi sinh để đủ sức nuôi con về sau. Trọng lượng tăng cần thiết của người mẹ trong suốt giai đoạn mang thai 12-15 kg (gồm cả trọng lượng thai nhi). Nếu mẹ quá béo sẽ gây khó khăn trong lúc sinh tự nhiên. Nếu mẹ quá gầy thì không đủ sức khoẻ và năng lượng để tiết sữa nuôi con sau này (sự hao mòn của cơ thể mẹ sau khi sinh là rất lớn). Tuy nhiên người mẹ cũng nên theo dõi sự tăng trọng của thai nhi (có khi tăng trọng của người mẹ tốt nhưng thai nhi không hấp thu dinh dưỡng được nhiều từ mẹ dẫn đến tình trạng ``mập mẹ mà không mập con``, nếu con lớn quá thì người mẹ không sinh tự nhiên được) để thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp theo sự tư vấn của bác sĩ. Kinh nghiệm cho thấy mỗi bà mẹ nên khi khám định kỳ với 2 bác sĩ khác nhau vì các bác sĩ có thể cho kết quả dự đoán/ xét nghiệm khác biệt. Suốt thời gian này người mẹ cần theo dõi thường xuyên tăng trọng, sức khoẻ, nhất cử nhất động của thai nhi hàng ngày, nếu thai nhi thỉnh thoảng không đạp mẹ trong ngày thì nên đi khám bác sĩ ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tinh thần người mẹ lúc này là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và tính ngon miệng cũng như hấp thu thức ăn của mẹ và con.

Hai tháng cuối của thời gian mang thai, trọng lượng của bé tăng rất nhanh theo tuần. Vì vậy người mẹ nên tăng cường số lần ăn trong ngày và chú ý chế độ dinh dưỡng đúng mức. Có thể tăng cường ăn khuya nếu trọng lượng thai nhi được dự đoán chưa đạt. Dinh dưỡng trong giai đoạn này quyết định rất lớn đến trọng lượng sơ sinh của bé. Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên ăn nhiều cá, có thể giúp cho bé thông minh sau này. Có lẽ trong cá (nhất là cá biển: cá hồi, cá lắc…) có chứa nhiều chất Omega3 giúp tăng cường trí nhớ. Dù ăn loại thực phẩm gì đi nữa thì người mẹ cũng đừng quên uống 300-1000ml sữa tươi hoặc 200-500ml sữa bột trong ngày. Sữa không chỉ là nguồn thức ăn cung cấp tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hoá và hấp thu cho cả mẹ và bé. Rau xanh là nguồn dinh dưỡng thứ 2 không thế thiểu, nó cung cấp nhiều caroten (carrot, cà chua, bông cải…) giúp trẻ sáng mắt và xơ trong rau giúp cho bà mẹ không bị táo bón. Sự vận động (đi bộ) nhiều trong giai đoạn cuối sẽ giúp bà mẹ sinh bé dễ dàng hơn.

Chúc các bà mẹ sức khoẻ, may mắn và thành công trong những lần sinh nở.

Phần 2: Tác dụng của máy vắt sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trong thời gian bú mẹ. Các bác sĩ khuyên rằng thời gian cai sữa cho bé 1.5-2 năm tuổi là tốt nhất. Bài viết này tôi xin đề cập đến tác dụng đặc biệt của máy vắt sữa (Milchpumpe) trong những tháng đầu nuôi bé.

Trong vòng 2 tháng đầu tiên sau khi sinh, lượng sữa mẹ rất nhiều nhưng baby bú mẹ rất ít và rất nhặt (2-3 giờ/ lần). Mỗi lần bú mẹ khoảng 70-100ml. Vì vậy lượng sữa còn lại trong bầu vú của mẹ còn khá nhiều, làm cho vú mẹ căng cứng, có thể gây đau cho người mẹ và cũng có thể gây viêm vú. Hơn nữa, thời gian này bà mẹ rất mệt mỏi, cần nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Phương pháp tốt nhất là dùng máy (vắt bằng tay hay điện) để vắt sữa khi vú mẹ căng cứng mà bé vẫn còn say sưa ngủ, nhất là vào ban đêm. Sữa sau khi vắt nên chứa trong bình sữa cho bé bú và bảo quản trong tủ lạnh 4oC. Thời gian trử sữa tốt nhất trong vòng 8 tiếng, quá thời gian đó mà bé không tiêu thụ hết lượng sữa được vắt ra thì nên bỏ sữa đi vì khi đó sữa có thể bị nhiễm khuẩn hoặc biến chất trong môi trường bên ngoài, rất có thể sẽ gây đau bụng cho bé. Trong đêm, khi bé thức dậy đòi bú thì ai đó có thể giúp mẹ hâm ấm sữa và cho bé bú để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Việc vắt sữa bằng máy đảm bảo cho bé tiêu thụ hết tất cả lượng sữa do mẹ tiết ra, đặc biệt là trong vòng 48 giờ sau khi sinh, sữa mẹ chứa kháng thể nhiều nhất giúp cho bé khoẻ mạnh.

Chú ý:

- Hâm sữa có thể làm bằng 2 cách (1) mua máy hâm sữa (mắc tiền, khoảng 15-20E/cái, giá ở siêu thị của Đức) (2) có thể lấy 1 cái cốc to, cho nước sôi vào và ngâm bình sữa trong khoảng 3-5 phút là có thể cho bé bú (quá rẻ).

- Không nên lạm dụng máy vắt sữa, nên dành nhiều thời gian cho bé bú mẹ nếu có thể. Những người mẹ sinh con đầu lòng thì tuyến sữa chưa thông, vì thế trước khi cho bé bú hay vắt sữa, cần phải mát xa thật kỹ bầu vú bằng tay or dùng khăn nhúng nước ấm, vắt ráo rồi xoa nhẹ bầu vú. Sau khi mát xa xong, cần một lực hút mạnh ở đầu vú để thông tuyến sữa (cha bé là người có thể đảm nhiệm việc thiêng liêng này). Nếu không thông được tuyến sữa nghĩa là bé sẽ không bú được mẹ (vì phản xạ lực hút của bé mới sinh quá yếu), làm cho bé chán nản, ngủ thiếp đi trong tình trạng đói và sau đó có thể không thèm vú mẹ nữa. Nếu dùng máy vắt sữa trong khi tuyến sữa chưa thông sẽ làm cho mẹ rất đau và có thể gây tổn thương bầu vú (nếu cố gắng vắt). Những người làm mẹ lần đầu phải kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để mát xa bầu vú, điều đó kích thích cho sự tiết sữa, cũng như làm tăng sản lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên nhiều máy vắt sữa được bán ở Việt Nam có chất lượng kém nên có thể không vắt được sữa. Tiện đây xin giới thiệu các bà mẹ bộ máy vắt sữa bằng tay mà gia đình tôi từng sử dụng: nhãn hiệu AVENT ISIS, made in England, giá bán khoảng 50-60 Euro

Trên đây là chút kinh nghiệm nuôi con xin chia sẻ với mọi người, chúc các bà mẹ trẻ nuôi con khoẻ - dạy con ngoan – gia đình hạnh phúc.

Phần 3: Hiệu ứng phụ của mật ong

Tôi làm bác sĩ thú y

Những năm thi hành NVQS tại Phòng Hậu Cần, BSC.QS Thành phố Cần Thơ, thỉnh thoảng tôi được xếp gọi đi điều trị bệnh cho thú kiểng và đàn gia súc của đơn vị.

1. Có lần đàn vịt chết hàng loạt. Mỗi ngày lác đác vài con lìa đời. Đơn vị gọi vài thú y viên đến điều trị nhiều ngày không khỏi. Chỉ huy gọi tôi đến để giao nhiệm vụ. Khi đến nơi thì lúc trời mưa lâm râm, vài chú vịt con vừa thay lông, đứng ngoài trời (mặc dù có đèn sưởi bên trong chuồng), miệng há hốc mồm kêu khàn giọng, tỏ vẻ rất yếu ớt. Xa xa một chú vịt đang đứng bỗng dưng ngã xuống. Sau vài cái đạp chân, chú vịt nói lời vĩnh biệt thế giới đầy tai hoạ này. Thế là chú vịt được mổ khảo sát. Xem xét hết các cơ quan nội tạng, không thấy bệnh tích đặc trưng gì. Duy có điều là trong dạ dày cơ (mề) không có mảnh thức ăn nào. Tôi chẩn đoán là đàn vịt thiếu năng lượng do không cung cấp đủ thức ăn khi trời lạnh. Rõ là sau khi bổ sung thức ăn giàu năng lượng vài hôm, đàn vịt không chết nữa, từ từ bình phục trở lại.

2. Lần khác vài con heo của đơn vị không ăn. Tôi đến kiểm tra thì được biết là thú y viên đã tiêm chích hơn 1 tuần nhưng không biết loại thuốc nào? Người chăm sóc chỉ nói là thú y viên pha vài loại thuốc nhưng không có nhãn mác rồi chích cho heo. Qua chẩn đoán lâm sàng, tôi quyết định không tiêm bất kỳ loại thuốc nào nữa. Vài hôm sau mấy chú heo bệnh ăn uống trở lại bình thường. Vấn đề là khi liệu trình kháng sinh dài ngày sẽ dẫn đến cơ thể gia súc mệt mỏi, biếng ăn do cơ chế tác động của thuốc trên hệ sinh vật đường ruột.

Tôi làm bác sĩ y khoa ở trời Tây

1. Tôi đau thắt lưng, ngồi làm việc vài giờ là không ngồi được nữa bèn đi bác sĩ ở trời Tây. Sau khi hỏi vài câu rồi dùng ngón tay ấn dọc sống lưng và cơ lưng, vị bác sĩ kê toa cho loại thuốc xả cơ vì chẩn đoán là cơ co cứng do ngồi làm việc quá lâu. Uống vài viên thuốc đầu tiên thấy có tác dụng, nhưng kể từ ngày thứ 3 trở đi, thuốc không còn tác dụng nữa. Đau vẫn đau. Nghỉ ngơi vài hôm thấy khoẻ cái lưng, nhưng khi đi ngồi vào bàn làm việc thì lại đau. Hết thuốc, lười đi tái khám nên chiều chiều đi bộ, chạy bộ để xả cơ nhưng cũng không hiệu quả lắm. Hai tuần sau đó, lấy cái xe đạp ra thành phố Rostock khoảng 12km thì thấy khoẻ hẳn ngay. Từ đó đạp xe thường xuyên hơn. Cái lưng khoẻ hẳn, ngồi làm việc được lâu hơn.

2. Tôi bị nhức đầu thường xuyên với tần suất ngày càng cao. Mỗi lần nhức đầu có thể kéo dài cả tuần. Đi khám bác sĩ ở làng Dummerstorf, ông ấy đo huyết áp, khám tai-mũi-họng rồi kê toa cho 6 viên paracetamol 500mg. Uống hết 3 viên vẫn không có tác dụng. Ngưng thuốc, nằm nghỉ ở nhà vài hôm thì khỏi. Vài tuần sau, triệu chứng nhức đầu lại xuất hiện. Căn cứ vào hồ sơ bệnh án trước đó, vị bác sĩ nọ kê đơn paracetamol 1000 mg. Uống vài viên vẫn không khỏi. Thế là tôi cất công đi tìm thông tin về nguyên nhân nhức đầu. Cuối cùng kết luận triệu chứng nhức đầu là do huyết áp của bị tuột. Cách xử lý đơn giản nhất là khi có cảm giác tuột huyết áp (mệt mỏi, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, không tập trung), bạn nên pha 1 cốc nước chè xanh đậm đặc để uống. Trà xanh có thể kích thích tim mạch, làm tăng huyết áp trở lại. Cà phê có lẽ cũng OK nhưng đối với tôi thì không hiệu quả bằng trà xanh. Bây giờ tôi uống trà xanh mỗi ngày để duy trì huyết áp. Sức khoẻ tốt, lại giảm cân. Có lẽ trà xanh lại có tác dụng giảm cân do ngăn cản sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn?