Thư gửi lớp - cô Hằng

Post date: May 12, 2014 2:49:44 PM

Thân gửi lớp MBA 12B

Trước hết, tôi có lời xin lỗi các bạn vì đã hoàn thành việc chấm thi quá lâu. Ngoài

lý do bận bịu về phía cá nhân tôi, còn có một lý do khác. Đó là khi chấm bài thi cuối

kỳ , tôi nhận thấy tình hình làm bài nói chung là không tốt, đến mức tôi nản lòng và

phải ngưng một thời gian để bình tĩnh lại . Điểm tổng kết của các bạn không đến nỗi

nào chính là nhờ điểm giữa kỳ (bài cá nhân và trình bày nhóm) chiếm tới 50%. Vì vậy,

tôi thấy cần phải trao đổi lại với các bạn về yêu cầu của bài thi cuối kỳ vừa rồi và cách

chấm điểm của tôi để các bạn hiểu, qua đó rút kinh nghiệm.

Xin nhắc lại là ngay từ đầu môn học và ngay khi cho trước các câu hỏi ôn thi, tôi

có nhấn mạnh là các bạn cần đọc thật kỹ đầu bài, tìm ra các từ quan trọng và trả lời

theo kiểu vận dụng lý thuyết vào thực tế. Đồng thời, phải thể hiện được là mình nắm

vững vấn đề và có những ý kiến riêng của mình. Khi cho đề trước là tôi hy vọng ở

những bài làm thật sự chất lượng, thể hiện sự hiểu biết và suy luận thấu đáo, mang

đậm bản sác cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, tôi đoán rằng vì cho trước đề nên các

bạn đã chuẩn bị chung theo nhóm. Nhưng chuẩn bị chung chỉ có nghĩa là cùng nhau

tìm kiếm các nguồn thông tin, dữ liệu, bàn bạc thảo luận với nhau, sau đó khi hiểu

rồi thì tự mỗi người phải viết bằng lời lẽ của mình, theo cách hiểu của mình. Đằng

này, rất nhiều người đã làm chung và dùng chung câu trả lời này (chưa kể là có thể có

những người không tham gia làm mà cũng được dùng chung). Các bạn thử hình dung

tôi chấm bài và đọc những câu trả lời kiểu “nhân bản vô tính” ở một bài thi cấp độ cao

học, giống hệt nhau, ngay cả những câu còn tối nghĩa. Vì vậy tôi chỉ có thể cho tối đa

là 50% số điểm của câu đó, như vậy cũng là khá rộng rãi rồi.

Chỉ có một số người được điểm khá, chính là những người đã chuẩn bị kỹ, đọc kỹ

đề bài, hiểu bài, có ý kiến riêng của mình và thể hiện tốt sự vận dụng lý thuyết vào

thực tế.

Một số nhận xét cụ thể như nhau:

Câu 1:

-Trả lời giống nhau rất nhiều (khoảng 80%), trong đó có những câu không rõ nghĩa,

đồng thời vẫn chưa đủ ý

- Trả lời không đúng câu hỏi. Đề bài hỏi điều kiện để KPIs thành công thì lại trả lời

khó khăn khi áp dụng KPIs

- Không giải thích được mối liên quan của BSC và KPIs theo 4 khía cạnh (từ Balance

là nói tới sự cân bằng của 4 khía cạnh này, nhưng hầu như không ai đề cập tới).

Câu 2

Đòi hỏi sự vận dụng thật cụ thể bài Tuyển dụng với vị trí : Giám đốc nhân sự, ngành

Ngân hàng, tính chất: thương mại cổ phần, quy mô lớn. Đó là Key Words phải được

tính tới khi đề xuất về nguồn, hình thức thu hút, quy trình và các bước tuyển chọn, thử

việc và hội nhập

Lỗi khá phổ biến trong câu này là:

- nhầm lẫn giữa nguồn và cách thức thu hút. Nguồn ứng viên là nói tới những ai có

thể ứng tuyển vào vị trí đó, còn cách thức thu hút là phải nói tới cách thức nào để

người tìm việc biết và đến ứng tuyển ở công ty.

- Liệt kê tất cả các nguồn có trong lý thuyết một cách máy móc, không phù hợp. Ví

dụ, có bạn đề nghị tìm GĐNS cho Ngân hàng này trong số những người điều phối

sản xuất ở các nhà máy (?) hay có bạn tìm GĐ Nhân sự từ nguồn học sinh sinh viên

mới ra trường hay qua Trung tâm giới thiệu việc làm hay dán thông báo ở cổng

Công ty (chứ không phải cổng Ngân hàng) (?).

- Đưa ra cách thức thu hút là lương cao, cơ hội thăng tiến (đây là các yếu tố thu hút),

trong khi tôi đã mở ngoặc nói rõ là kênh thu hút,

- Gần như toàn bộ phần sau, ai cũng chỉ liệt kê ra các bước tuyển chọn chung chung

mà không gắn với vị trí cụ thể là GĐ nhân sự. Với câu hỏi này, các bạn cần cho biết

nên áp dụng những bước nào, tại sao có những bước đó, cụ thể từng bước ra sao ( tư

vấn mà) Ví dụ : nếu dùng hình thức trắc nghiệm thì với vị trí này, cần trắc nghiệm

về khả năng gì, liên quan đến kiến thức về quản trị nhân sự và ngành ngân hàng như

thế nào, ngân hàng TPCP cần một GĐNS khác với NH Nhà nước ra sao. Nếu phỏng

vấn thì dùng hình thức nào (tình huống, hành vi, căng thẳng, theo mẫu sẵn …), ai sẽ

ngồi trong Hội đồng.

- Các bước thử việc và hội nhập cũng phải cụ thể và gắn với vị trí, công việc của

GĐNS, phải khác với nhân viên thường . Có bạn gọi người trúng tuyển là “nhân

viên mới” và cho thử việc, hội nhập như một nhân viên bình thường, thế là không

chính xác

Câu 3

Chỉ một số người nêu được 4 ý trong phần mô tả chức năng của các BP. Đa số chỉ nói

tới chức năng Strategic Parner và viết tràng giang đại hải mà không thoát ý. Câu này

cũng là câu có nhiều người chép giống nhau như câu 1, không khác một dấu phảy.

Câu 4:

- Có 2 ý phải trả lời: Đánh giá kết quả công việc và đánh giá năng lực, nhưng hơn 50%

chỉ nói về đánh giá kết quả

- Cần phải bắt đầu bằng việc cho biết đơn vị mình đã áp dụng những phương pháp

nào (đối chiếu lý thuyết) trong đánh giá nhân viên (câu hỏi là “như thế nào” mà). Tuy

nhiên đa số chỉ nói 1, 2 câu sơ sài về cách thức thực hiện công tác đó rồi nhận xét,

bình luận ngay một cách rất bản năng, nghĩa là nghĩ gì nói nấy, chứ không lưu ý tới kết

cấu của câu trả lời sao cho súc tích, rõ ràng

- Một số bạn chép lý thuyết (phần “những lỗi thường mắc trong đánh giá”) để nói về

phần nhược điểm trong công tác đánh giá ở cơ quan mình, như vậy thì làm sao thuyết

phục được người đọc là tôi.

- Một số người có sai lầm giống nhau là dùng định nghĩa về “phân tích công việc” để

gán cho “đánh giá kết quả công việc” – trong khi các bạn đều biết là 2 nội dung đó

khác nhau hoàn toàn

Câu 5

Chúng ta đã có một bài lý thuyết về đánh giá thực tiễn QTNNL và tôi hy vọng các bạn

sẽ vận dụng nó trong câu này. Tuy nhiên không ai làm được như vậy và tất cả đều liệt

kê các hoạt động thực tế ra một cách thật thà, nhưng chẳng theo một cấu trúc nào cả

(may lắm là theo 3 nhóm chức năng, nhưng vẫn còn sơ sài)

Vài lời nói thêm:

- Mặc dù yêu cầu như vậy, nhưng khi chấm bài, tôi đã cố gắng đặt mình vào địa vị

người học, hiểu được những khó khăn của người vừa đi làm vừa đi học nên cũng du di

ít nhiều. Tôi cũng rất tiếc là có những bạn yêu thích môn học, chịu khó học nhưng đọc

đề bài chưa kỹ hoặc trình bày không tốt nên kết quả không được như mong muốn.

- Khi chấm điểm bài tập nhóm (30%), tôi đã cân nhắc 4 mục: bài chuẩn bị, trình bày

và trả lời câu hỏi, nhận xét phản biện nhóm khác, đặt câu hỏi cho các nhóm khác

- Khi chấm bài cá nhân (20% ), tôi đã tính đến cả những bài trả lời thêm về tình hình

thực hiện chức năng QTNNL ở cơ quan, cũng cộng thêm một chút cho những bạn có

tham gia phát biểu, tham gia xây dựng bài trong lớp

Vài dòng như vậy, mong các bạn hiểu được thiện chí và tình cảm của tôi dành cho lớp,

cũng như thông cảm cho sự chậm trễ của tôi khi chấm điểm .

Thân ái.