Tu Thân Nghiệp

Tu Thân nghiệp thì nên học Lạy Phật.

(Bài làm số 03) Học Sửa Tâm, Sửa Tánh.

I. Mở đề:

 

Chào các bạn,

            Tu Tâm, Dưỡng Tánh thật là dể, không cần học, chỉ cần bắt chước đều thiện, đều phải thì nên làm là được rồi. (Là Người Hiền).

            Còn Tu Tâm, Sửa Tánh cũng thật dể, ngăn ngừa “Bát Phong” tám gió, chỉ tu có 6 chữ “Lục Tự Hồng Danh” Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật, mà còn tăng Phước lớn vô lượng. Không có vì bằng.

  

II. Nhập đề:

 

Lạy Phật là tỏ lòng quy kính Đức Phật, quán tưởng lạy một vị Phật là lạy hết cả mười phương chư Phật. Lúc lạy là khởi tâm cung kính quán tưởng như mình đang lạy trước một vị Phật sống.  Khi lạy Phật thì năm vóc (hai đầu gối, hai khuỷu tay, và đầu trán) gieo sát đất.  Khi lạy là khởi quán buông xã tất cả những tâm niệm dơ bẩn sai trái và phát khởi ý tưởng trong sạch, tinh tấn làm tất cả các điều thiện.

  

            Cũng giống như bài số 02 về sự là ta lạy cách nào cũng được, miễn tâm ta an tịnh là được.

 

Lạy một Thánh-nhân...là bậc hiền lương. Người đời đáng ta noi gương,

Lạy tổ tiên, ông bà, hay Cha mẹ... là để tỏ lòng Tôn kính, Hiếu thảo. Sau này con cháu cũng bắt chước theo , mới đúng là một nền Văn-hóa thuần thúy của người Việt-nam.

 

            Về Lý sẽ làm giảm bớt đi tánh cao ngạo, phân biệt giai cấp. “Cái Ta”. Thì xã hội sẽ bình đẳng, đất nước giàu sang. Như “Lá lành đùn lá rách”.v.v.

 

            - Về Tha Lực, có nghĩa là khi ta đã làm đều sai lầm, hoặc gặp nhân quả xảy ra thì ta cầu Tha Lực của Phật trời phù hộ, nhờ lạy Phật cũng giảm đi một phần nào lo âu, nhưng cũng chưa đủ để giảm hóa tội lỗi của ta. Nên phải cần về.

            - Tự Lực là chính ta phải xám hối sẽ không tái phạm nửa, hoặc chấp nhận nhân quả đó vì xưa kia ta đã làm hay kiếp trước ta đã làm. Và ý nghĩa Lạy Phật này là để ăn năng sửa đồi, Tâm của ta, hay gọi là Sửa Tâm, Sửa Tánh lại, thì mới đúng là Lạy Phật để diệt tội hằng sa, Về Niệm Phật cũng rất cần Tha Lực và Tự Lực.

 

III. Chánh đề:

 

            Sự lạy Phật có rất nhiều cách lạy khác nhau, giữa nước Việt-nam, Tây-tạng, hay Trung-hoa đều khác; Giữa người Xuất-gia và Tại-gia Và giữa phái Nam và Phái Nữ cũng đều khác nhau. Nên chúng ta cũng đừng phân biệt về đều này, Bạn lạy với lòng “Thành kính” hay “Thất kính” lo do tâm bạn. Còn cách thức bạn lạy làm sao cho thổi máy mới là đều quan trọng. Nhưng thất lễ lạy thì không mấy đẹp ( Thí dụ: Như lạy chổng mông, lạy giang hai chân, Hoặc lạy một hồi thì thục lùi, hay kêu lộp bột, hay ngã vào người khác.v.v.”).

 

            Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. (Xem PHPT)

 

IV. Kết Luận:

 

            Xám hối có rất nhiều cách trong Phật-giáo: Tiểu xám hối (12 lạy). Hồng Danh xám hối (108 lạy). Lại còn rất nhiều cách xám hối.v.v.

 

            Bài số 03 chỉ chuyên thuần “vừa Niệm Phật, vừa Lạy Phật” cho thanh tâm an lạc. Sự lợi ích, càng lạy, càng khỏe, vì lạy đều đặn theo âm thanh.

 

            Người bệnh, hay tàn tật, già cã, người có thai, cần hỏi lại Thầy trước khi lạy.

            Người phụ nữ đứng lại nhiều khi không được tiện, Nên tìm chổ khuất hay sau người nam lạy, hoặc ngồi lạy cũng rất tốt. Công đức cũng vô lượng, giống nhau.  

 

Lạy Phật Niệm Phật Online.

****************************************

Phương Pháp 120 lễ (Thời gian 27 phút)

****************************************

Theo Ngũ thể đầu địa (năm vóc gieo xuống đất) 2 câu Niệm Phật và 1 Lễ:

Giai đoạn I.

1) Khi nghe tiếng "Nam Mô" Thì hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn chân dang ra).

2) Khi nghe tiếng "A Di" Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra.

3) Khi nghe tiếng "Đà Phật" Thì sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực).

Giai đoạn II.

4) Tiếp nghe tiếng "Nam Mô" thì buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân.

5) Tiếp nghe tiếng "A Di" Thì hai nắm tay mở ra và úp lại, đổi ngay tư thế hai tay chóng xuống đất để đứng lên. Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng A Di”.

6) Trong thời gian nghe hai chữ "Đà Phật". Thì trở lại đúng vị trí đứng thẳng người hai tay chấp trước ngực.

****************************************

Phương Pháp 80 lễ (Thời gian 27 phút)

****************************************

Theo Ngũ thể đầu địa (năm vóc gieo xuống đất) 3 câu Niệm Phật và 1 Lễ:

Giai đoạn I.

1) Trong thời gian nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn chân dang ra). (Tiếp đến)

2) Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra.

Giai đoạn II.

3) Trong thời gian nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực). (Tiếp đến)

4) thì buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân.

Giai đoạn III.

5) Trong thời gian nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì hai nắm tay mở ra và úp lại, đổi ngay tư thế hai tay chóng xuống đất để đứng lên. Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng Nam Mô A”.

6) Trong thời gian nghe ba chữ "Di Đà Phật". Thì trở lại đúng vị trí đứng thẳng người hai tay chấp trước ngực.

****************************************

Phương Pháp 40 lễ (Thời gian 27 phút)

****************************************

1) Khi nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn chân dang ra).

2) Khi nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra.

3) Khi nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực).

4) Tiếp nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" thì buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân.

5) Tiếp nghe tiếng "Nam Mô A Di Đà Phật" Thì hai nắm tay mở ra và úp lại, đổi ngay tư thế hai tay chóng xuống đất để đứng lên. Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại.“

6) Trong thời gian nghe "Nam Mô A Di Đà Phật". Thì trở lại đúng vị trí đứng thẳng người hai tay chấp trước ngực.

Mục lục Phật học phổ thông Lưu bút Diễn Đàn Phật Pháp Blog: Thiện Nhẫn (TN)http://blog.yahoo.com/_FNIBAKWWWLM2RFVIZKXGTOJTPI/articles/page/1