Tu Tâm

Hai mươi bài tự luận cho hàng cư sĩ.

24 giờ Tu tâm dưỡng tánh.

(Bài làm số 01) http://chonnga.blogspot.com/  

I. Lời mở đầu:

 

            Tu tâm dưỡng tánh, là một việc làm hết sức hợp lý cho nhân loại, mà ai ai cũng dể dàng làm được. Không cần phải có trí thức thâm cao hay chữ nghĩa thấp kém hoặc người xuất gia làm được mà người chưa xuất gia không thể làm được.v.v.

 

            Người biết tu tâm dưỡng tánh sẽ có cho mình một lối sống vui vẽ, lành mạnh, hạnh phúc. Cho mình, cho người kế bên mình, cho cã họ hàng, làng, lối xóm và quê hương đất nước mình. Chính là tu tâm dưỡng tánh.

 

            Ai ai cũng giữ tròn bổn phận đạo làm con, bổn phận làm cha mẹ, bổn phận thầy, trò. Làm tròn trách nhiệm thì sự sai lầm tình người sẽ bớt đi. Đó là tu tâm dưỡng tánh.

 

            Nếu bạn là người thích đọc kinh điển Thánh Hiền, thích học đạo lý thì hãy bắc đầu ngay đi, chớ đừng để mai sao. Trong Phật luận, Các bậc Chí Thiện thường nhắn nhủ.

“Tu mà không học là tu mù, Học mà không tu là mọt sách.” vậy.

 

II. Mở đề:

 

            Thật vậy! Tu Phước và Tu tâm cho người chưa thọ trì, hoặc đã thọ trì Tam-quy, Ngũ-giới rất dể dàng, không ra công, phí sức. Không tốn tiền mua. Mà lợi lạc thì vô hạng lượng. Thuận lòng trời, hợp với đạo. Người tốt thì ai ai cũng mến thương.

            Người chủ nhân thuận với Thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mau chóng làm giàu.

            Kẽ sĩ biết Trung, hiếu, nghĩa là bậc hiền tài.

            Gia đình ấm cúng hạnh phúc là nhờ biết luân thường đạo lý.

            Hàng Sĩ, Nông, Công, Thương biết Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.(là Ngũ Giới) thì xã hội tốt đẹp, đất nước giàu sang. Là tu phước, tu tâm.

 

            Trong thành ngữ, ca dao chúng ta thường nghe rất nhiều. Như là.

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là tu thân”.

 

            Dựa đề bài 2 . Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người. Tác giả. Tỉnh Vân Đại Sư (Việt-dịch Thích Quảng Lâm) và bài 3 tiêu đề: Mỗi ngày một việc thiện. Tác giả Trần Đình Hoành. Thấy tu dể quá phải không các bạn.

 

Nhưng sợ tu phước sai lầm, giữ tâm không đúng thì làm sao!

 

III. Nhập đề:

 

            Tu hành thấy dể thì thật là dể, còn khó thì thật là khó. Dể là chuyện làm phước đức như trên đâu có khó khăn. Còn khó là do tâm mình hay thay đổi “Trong Phật học “Tâm viên ý mã”. Giống như con dượng, con ngựa.

            Thiện, ác do đó mà thay đổi chuyền miên. Vì thú vui vật chất, dục vọng. (Tình, tiền, tài, danh, vọng, thực.v.v.). Nên thấy dể mà là thật khó.

 

            Muốn qua khỏi thắc mắc này, thì phải cần học thêm giáo lý. Tìm một quyển kinh cho hợp với trình độ, hợp với hoàn cảnh. Học từ dể đến khó (quanh trọng là thực dụng ngay đời sống). Nhưng cần phải có trí lực. Trí lực là tinh cần, nhẩn nhục, huân tập thường xuyên. Thì mới dể thành thói quen (Chính là rèn luyện thân tâm an tịnh). http://sites.google.com/site/layphat/ 

 

            Và muốn biết mình có đạt thành thì phải thực thi thân tâm với chính mình và đối với người xung quanh ta có/không?- Chính khó nhất là “Thứ nhứt tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Là vậy.

 

            Các bạn xem lại dựa đề bài Dung hòa giữa đốn ngộ và tiệm ngộ của Tiến sĩ Nguyễn Đức Diện. Xuy ngẫm lại lần nửa!- Ý xưa, nghĩa nay có ứng dụng trong bài này không!

 

- Có thể được. Chúng ta không phải là người xuất gia, thì sự ràng buộc gia đình, đời sống, xã hội rất nhiều. Thì thử hỏi làm sao hàng ngày, tọa thiền, tụng kinh, xám hối? – Vì thế dung hòa sự đốn ngộ và tiệm ngộ. Có thể bằng từ ngữ khác: Nội tu, Ngoại tu.

            Ngoại tu: Chính là Tỉnh-giác (Bình tỉnh trong cuộc sống “Vui, buồn, giận, ghét.v.v.”) trong mọi hoàng cảnh. Cho mình đối với người, Người đối với mình và mình đối với chính mình. Phân biệt chánh tà, làm lành lánh dữ. ( Cũng gần tương tự. Trong Thiền có tên khác là: Thiền Quán hay Thiền minh sát).

 

            Nội tu: Học tập giáo lý kinh điển ( Thì mới biết mình có thực là tỉnh giác hay mê giác). Thứ hai tự tìm thời gian thích nghi để huân tập. Coi đây là bổn phận (Xét lại xem: Ði làm để nuôi thân mạng còn bắc buộc phải làm. Còn huân tập để tìm sự an vui, đoạn khổ tại sao không làm được. Vậy cái nào nặng, cái nào nhẹ. Thì ta mới cảm nhận, hứng thú mà huân tập vậy).

            Trong Kinh Pháp Cú.

Thật vậy! Thiền-định sanh trí-huệ,

Chẳng hành thiền trí huệ mờ phai.

Biết đường hai ngỏ. “Tăng cùng tệ”.

Hãy cố sao trí huệ tăng hoài.

 

            Ngoại trừ thời gian học kinh điển trao dồi kiến thức, và Thiền-định lâu ngày để sanh tuệ thức. (Tuệ thức chưa hẳng phải là chứng ngộ, xin đừng vội sanh tâm ngã mạn thì uổng phí công tu hành).

            Thí dụ: Tọa thiền, Niệm Phật, Trì chú, Tụng kinh, Xám hối, Lạy Phật hay kinh hành tất cả là Thiền-định. Cứ nghĩ tu được bao nhiêu thì tu. Có còn hơn không, thì mới thấy tu không có vì khó cã.

 

            Dựa đề 4 Thư phản hồi của sự tu phước, tu tâm Tác giả Trần Đình Hoành, Có luận về Thiền-Tông, Tịnh-độ, Niệm Phật. Thì thật là không dể như chúng ta tưởng. Phải là người có căn cơ, kiến thức rộng sâu, có nhiều thời gian đòi hỏi. Chính là cách tu đốn ngộ của Thiền-tông Trung-hoa. Nếu chúng ta có thời gian hay đã xuất gia cũng nên theo hướng này mới mau lẹ hơn. Vậy tùy căn cơ, tùy sở thích của bạn. Chúc bạn nhiều thành công.

 

Nhưng chánh đề của bài này là học từ từ, rồi từ dể tới khó. Lâu vần thành thói quen thôi.

Tuy chậm nhưng chắc. Chắc là chắc chắn có hạnh phúc vui tươi trong đời này.

 

IV. Chánh đề:

 

Bài làm số 01 này quá dài, dựa bài đã mất hơn 9 trang, Nếu không có dựa bài thì không tìm  được điểm tựa. Mong rằng các bạn hiểu cho. Chúng ta hãy thư giản một chút, rồi hãy quay trở lại.

 

Quí vị chuyên thuần về Thiền-tông, Tịnh-độ, Mật-tông, Thiên-tông hay các môn phái khác cũng nên xem qua cho biết. Vì tất cã bài tự luận viết về tôi, về các bạn chưa có chủ trương chọn pháp môn học, hoặc người mới bắc đầu học đạo. Cho nên bất luận về hình thức nào cũng có sai biệt. Cùng sự sai lầm. Chớ đừng hiểu lầm là phá đạo, đi ngược lại Phật-giáo ngày nay. Rất cám ơn, cho sự thành tâm này.

 

            1.0. Tự luận bài thì quá dài. Nhưng thật sự chỉ có 3 đường lối Tu tâm dưỡng tánh ngắn gọn. Các bạn xem dưới đây.

 

            1.1. Dựa đề bài 2 của tác giả Tỉnh Vân Đại Sư và bài 3 của tác giả Trần Đình Hoành, thì cũng đủ rồi. Không cần học thêm. Làm việc thiện cho mình vui, và người khác cũng là Tu tâm dưỡng tánh.

 

            2.0. Nếu thích hợp học đạo lý, và tự rèn luyện kiến thức, và tuệ thức thì phải học thêm kinh điển và đường lối tu hành rèn luyện thân tâm.

 

            2.1 Nội tu: Chính là công phu, rèn luyện, huân tu, hay huân tập đều cùng nghĩa của an trụ tâm. Chính là dĩa CD. Niệm Phật trong video Website Lạy Phật này. http://sites.google.com/site/layphat/

Một dĩa CD có 5 công dụng, là…

 

                        2.1.1 Bạn có thể ứng dụng vào Trì kinh, Niệm Phật.                       

                        2.1.2 Bạn có thể ứng dụng vào Xám hối, Lạy Phật, Niệm Phật.

                        2.1.3 Bạn có thể ứng dụng vào Lạy Phật, Niệm Phật, Dưỡng sinh.

                        2.1.4 Bạn có thể ứng dụng vào Kinh hành, Niệm Phật.

                        2.1.5 Bạn có thể ứng dụng vào Dâng hương, đãnh lễ, Niệm Phật.

 

            2.2. Ngoại tu: Là chúng ta muốn luôn luôn tỉnh giác trong an định, học an định, Trước tiên phải xem, hoặc học thuộc lòng các bài kệ trong kinh Pháp Cú. Sau thì bạn tuỳ nghi tìm các kinh điển khác.

 

            Vì Kinh Pháp Cú này, Chính từ Kim-khẩu ngài, Là Đức Phật Thích Ca, Khi ngài còn thị hiện ở cỏi trần, Ngài đã giáo hóa cho các hàng cư sĩ, tăng chúng xuất gia, tại gia. Trong mỗi bài kệ, là mỗi chuyện đời, đạo đã xẩy ra. Là một giáo lý xưa và nay đều thực tiển. Không có một nhà tâm lý học, khoa học, triết học nào khác mà không dựa vào.

 

            3.0. Sự ứng dụng vào đạo/đời. Chính là chơn lý ái ngã luận. Có lẽ viết suốt đời cũng không xong. Phiền não của nhân loại nhiều lắm. Rất đúng trong lời nói của Trần Đình Hoành. Nhưng không biết khổ, thì sao đoạn khổ!

 

            3.1. Quả của Khổ đế là Nhân của Tập đế (Trong 10 lậu hoặc phiền nào chánh là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ,  giới cấm thủ, tà kiến).

 

            3.2. Quả của Tập đế là Nhân của ái ngã. (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Là sự duyên khởi đầu trong Thập nhị nhân duyên.

 

            3.3. Quả của ái trong văn từ, ngôn ngữ ngày nay là gì! Chính là chữ Tình. (Trong căn bản chữ tình: Là Tình cảm, tình thương, tình nghĩa, tình yêu.v.v.)

 

            Nhưng nhân nó ở đâu? – Là bài làm số 20 Ái ngã luận. (Chưa hoàn tất). Dựa bài 4 của tác giả Trần Đình Hoành có khuyên. Là nếu bạn minh tâm, kiến tánh thì các phiền não chướng nay sẽ tự nhiên mất theo. Nhưng hàng ngày bạn còn phiền não thì hàng ngày bắt buộc phải nhổ từng cọng cỏ thôi. Vì hàng ngày bạn còn tiếp súc với đời, với thân tứ đại này.

 

V. Kết luận:

 

            Tóm lại tu tâm dưỡng tánh, chỉ cần hiểu nhân quả. Thiện ác ở đời là đủ rồi. vui cho mình và cũng làm vui cho người chung quanh mình nửa.

 

            Hai là muốn trao dồi kiến thức cần phải học đạo lý. Trước Thọ Tam-quy, Ngũ giới. Sau là Thông hiểu rõ Nội, Ngoại tu cã hai.

 

            Ba là muốn đoạn khổ phải dùng dao trí huệ (37 phẩm trợ đạo), diệt trừ từng phần. Là Đạo đế. Là Nhân Thiện.

 

            Bốn là bạn muốn mỗi ngày làm một việc thiện (Chính là bố thí). Tạo Phước. Thì cũng nên mỗi ngày tìm cho tự mình một cái sai lầm viết vào giấy http://tracnghiemthantam.blogspot.com/ hoặc chia ra hai phần Thiện và ác. Rồi lấy đó làm phương án học, xin đừng tái diển nửa (Chính là sửa tâm). Tự nhiên niềm vui, hạnh phúc sẽ đến. Thực hành thử xem! (Chính là Quả thiện của Diệt đế). (Trong bài làm số 19).

 

            Năm là bạn chuyên thuần một pháp môn thì hãy cố gắng kiên trì. Nếu có đủ điều kiện, đủ thời gian. Ngoài ra bạn còn sống chung với đời, thì học thêm kinh Pháp Cú. Rất tốt.

 

VI. Dựa đề:

 

            1. Dung hòa giữa Đốn ngộ và Tiệm ngộ

            Nét đặc sắc trong Phật giáo Việt Nam

            Khái niệm đốn ngộ và tiệm ngộ trong Thiền học xuất phát từ bộ kinh Lăng Già, khi luận về phép tịnh tâm, gạn lọc hết dòng tưởng niệm. Theo kinh, sự gạn lọc ấy tùy chỗ mà gọi tên, khi thì đốn, khi thì tiệm.

            Tiệm giống như sự chín của trái cây hoặc công việc làm đồ gốm , hoặc một sự điêu luyện nào đó của nghệ thuật cần phải tuần tự tiến dần theo thời gian.

            Nếu như một tấm gương phản chiếu nhanh tức khắc, bất thình lình, không cần có trước một sự chuẩn bị có ý thức nào, đó là đốn. Sau đó, tư tưởng đốn ngộ triển khai trong Phật giáo Đại thừa mà Trung Quôc là nước phát triển mạnh mẽ nhất.

 

            Tương truyền. Bồ Đề Đạt Ma là sư Tổ của Thiền tông Trung Quốc. Ông là người Ấn Độ sang Trung Quốc vào đời Lương Vũ Đế (thế kỷ VI), tiếp đến Tổ thứ hai là Huệ Khả, Tổ thứ ba là Tăng Xán, Tổ thứ tư là Đạo Tín, rồi đến ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát cho Huệ Năng là đệ lục Tổ.

            Đến đây, Thiền tông chia làm 2 phái: Nam tông (đốn ngộ) đại diện là Huệ Năng và Bắc tông (Tiệm ngộ) đại diện là Thần Tú.

Nguyên nhân của sự phân chia Bắc và Nam là do Hoằng Nhẫn có hai học trò là Thần Tú và Huệ Năng, song, ngũ Tổ đã không truyền đạo cho Thần Tú – người học trò xuất sắc, mà lại truyền cho Huệ Năng – người giã gạo không biết chữ.

            Thần Tú không phục đã lập nên Bắc tông, còn Huệ Năng lập nên Nam tông. Bản chất của việc phân chia đốn ngọ và tiệm ngộ là do bất đồng cố hữu trong phương pháp giác ngộ mà thôi. Phương pháp giác ngộ của Thần Tú thể hiện tập trung trong bài kệ sau :

 

“Thân là cây bồ đề

Lòng như đài gương sáng

Luôn luôn phải siêng năng lau phủi

Chớ để dính bụi trần”.

(Thân thị bồ đề thụ

Tâm như minh kính đài

Thời gian cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai?) (1)

 

            Theo Thần Tú. muốn giác ngộ chân lý đạo người học phải qua nhiều bước, nhờ giáo dục, đọc kinh, nghe giảng... Nghĩa là cần đến phương tiện ngôn ngữ, văn tự. Phương pháp này là giác ngộ dần dần, từ thấp đến cao, từng bước tuần tự (tiệm ngộ). Trong khi Thần Tú đề cao tiệm ngộ thì Huệ Năng lại xiển dương đốn ngộ (giác ngộ ngay lập tức). Quan điểm ấy thể hiện qua bài kệ sau:

 

“Vốn không có cây bồ đề

Cũng không có đài gương sáng.

Từ xưa đến nay không có một vật gì

Vậy có chỗ nào để dính bụi bẩn”..

(Bồ đề bản vô thụ

Minh kính diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai?) (2).

 

            Huệ Năng cho rằng đạo vốn không có hình danh sắc tướng, từ xưa đến nay nó không phải là một cái gì cụ thể (bản lai vô nhất vật), nên không phải tìm cầu ở bất cứ nơi nào, nhận ra điều đó tức giác ngộ. Phương pháp ngộ đạo của Huệ Năng là đột ngột, tức khắc, bất thình lình. Khi ánh sáng trí tuệ loé lên tức giác ngộ, nên không cần đến ngôn ngữ, văn tự.

 

            Xuất phát từ quan điểm ấy, nên đã hình thành hai phương pháp giác ngộ đối lập nhau. Hai khuynh hướng – đại diện cho hai phương pháp đã đấu tranh với nhau nhằm phát huy ảnh hưởng của mình trong dân chúng.

            Trong khi Huệ Năng đi về phương Nam thì Thần Tú tiến về phương Bắc. Phương pháp giác ngộ của Lục Tổ Huệ Năng cũng là của Thiền tông nói chung, của Thiền tông Trung Hoa nói riêng.

 

            Phật giáo thâm nhập vào nước ta khá sớm, song về mặt tông phái chủ yếu là Thiền. Tuy chia thành các phái khác nhau nhưng bản chất của đạo vẫn không đổi.

            Tất cả các phái đều cho rằng đạo không có hình tướng, không phải ở đâu xa, ở ngay trước mắt ta. Muốn giác ngộ, người học đạo hãy trở về với chính mình, không tìm cầu ở bất cứ nơi nào khác. 

            Mặc dù, chịu ảnh hưởng rất nhiều của Phật giáo Trung Hoa, nhưng người Việt đã tiếp nhận đạo Thiền theo phong cách riêng, nghĩa là trong khi đề cao đốn ngộ, vẫn không gạt bỏ tiệm ngộ ra khỏi phương pháp tu hành. Quan điểm này thể hiện rất rõ từ thời Lý.

 

            Theo Thiền Uyển Tập Anh, sư Bản Tịch (? - 1140), thuộc thế hệ 13 của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã hiểu thấu các phép đốn giáo và tiệm giáo.

            Đây không chỉ là lập trường riêng của phái này, ngay trên văn bia Sùng Nghiêm Diên Thành, dựng năm 1118 cũng viết: “Tuy giác phân ư đốn tiệm, tuỳ cơ ngộ hữu thiển thâm” nghĩa là: “Tuy phân ra đốn giác và tiệm giác, nhưng đó chỉ là tùy cái cơ giác ngộ của mỗi người nông hay sâu”.

            Đối với những người không có đốn căn hay đốn cơ thì phải dẫn dắt bằng cách khác. Theo các thiền sư thời Lý, “việc dẫn dắt bằng cách khác” có thể thông qua học tập truyền bá tri thức ...

 

            Dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ trên con đường giác ngộ và giải thoát không chỉ diễn ra ở thời Lý, mà còn phát triển mạnh mẽ ở thời Trần.

            Trần Thái Tông – người đặt nền móng tư tưởng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tin rằng “Bồ Đề giác tính, kẻ kẻ viên thành, bát nhã thiện căn, người người cụ túc”. Và ông cho rằng, con đường trở về với bản tính đó (giác ngộ) có thể thực hiện bằng nhiều cách, tuỳ theo trình độ khác nhau. Ông nói: “Mở cửa phương tiện, tuỳ lối chỉ đường về, theo bệnh cho thang thuốc” (3).

 

            Vì vậy Trần Thái Tông đặc biệt chú tâm dẫn dắt mọi người từng bước trên con đường tu đạo. Ông đặc biệt coi trọng sám hối, nên đã soạn ra Lục thời sám hối khoa nghi (tức nghi thức sám hối sáu buổi trong ngày, mỗi buổi sám hối về một tội lỗi của một căn trong sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

           

            Trần Thái Tông vừa chú trọng sám hối, vừa chú trọng trì giới.

Ngay trong bài Thọ giới luận, ông đã viết năm bài văn về ngũ giới (Giới sát sinh văn, Giới thâu đạo văn, Giới sắc văn, Giới vọng ngữ văn, Giới tửu văn).

 

            Ông chủ trương có giới mới có định, có định mới có tuệ. Như vậy, có nghĩa là định trước, tuệ sau. Rõ ràng Trần Thái Tông muốn dung hợp cả đốn và tiệm. Ông nói: “Tính căn phân biệt, ngu trí khác nhau, nếu trỏ cho một cửa thôi thì khó vào nơí giác ngộ.

 

            Cho nên đức Phật ta mở rộng đại trí, nguyện mở cửa phương tiện, tuỳ lối chỉ đường về, theo bệnh cho thang thuốc”. Trong khi đó, Thiền Trung Quốc mà đại diện là Huệ Năng lại chủ trương định, tuệ đồng thời, trong định có tuệ, trong tuệ có định, như ngọn đèn và ánh sáng.

 

            So sánh phương pháp giác ngộ của Trần Thái Tông với phương pháp giác ngộ của Huệ Năng ta thấy, phương pháp cùa Trần Thái Tông là tiệm giáo, gần với quan điểm giác ngộ của Thần Tú, còn phương pháp của Huệ Năng là đốn giáo.

 

            Tuy nhiên, chỗ khác Trần Thái Tông lại viết: “Tịch tịch tỉnh tỉnh là phải, tỉnh tỉnh loạn tưởng là sai. Tỉnh tỉnh tịch tịch là phải, tich tịch tỉnh tỉnh là thuốc, vô ký loạn tưởng là sai” (4). Quan điểm trên của Trần Thái Tông lại giống với quan điểm của Huệ Năng.

 

            Điều đó cho thấy, mặc dù đề cao đốn ngộ nhưng Trần Thái Tông vẫn chủ trương dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ trên con đường giải thoát. Vì vậy, Trần Thái Tông rất coi trọng các hình thức tụng kinh, niệm Phật, toạ thiền.

 

            Thái Tông cho rằng tuy chịu mọi hình giới mà không tọa thiền thì sức định không sinh, mà sức định không sinh thì vọng niệm không diệt.

            Trong bài Niệm Phật luận, ông còn phân biệt ba hạng người: Thượng trí, trung trí và hạ trí.

            Một lần nữa ta thấy, quan niệm của Trần Thái Tông về các hình thức tu đạo khác nhau do “tính căn phân biệt”. Rõ ràng, Trần Thái Tông không chỉ dung hoà giữa đốn và tiệm mà còn muốn kết hợp giữa Thiền và Tịnh. Khuynh hướng kết hợp Thiền và Tịnh ở Trần Thái Tông còn có cơ sở trong quan điểm kết hợp tự lực với tha lực.

            Trần Thái Tông viết: “Năng sở lưỡng y, Phật, Ngã song kế”, nghĩa là phải dựa vào cả hai, cả Phật và Ta.

 

            Không chỉ có Trần Thái Tông dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ, Tuệ Trung Thượng Sĩ – ngôi sao sáng nhất trong vườn thiền nhà Trần cũng có quan điểm ấy. Trong khi đề cao đốn ngộ, bác bỏ phương pháp ngộ đạo bằng con đường giảng giải về đạo, Tuệ Trung vẫn thừa nhận có những trường hợp phải dùng giáo lý can thiệp vào quá trình tu tập.

 

            Chẳng hạn. khi có người hỏi xung quanh vấn đề ăn chay, ăn mặn trong tu Phật. Tuệ Trung nói: “Bản lai vô nhất vật”. Theo Tuệ Trung, vốn không có bất cứ một vật gì, tất cả đều do tâm sinh ra mà thôi, nên không thể quy vào tội hay phúc. Tội là do tâm, do  không giữ được tâm bình lặng. Như vậy, Tụê Trung đã có ý thức dùng giáo lý kinh điển nhằm gợi mở tâm lý thiền cho học trò.

 

            Phương pháp này hoàn toàn không có trong thiền Huệ Năng. Bởi lẽ, mục đích giáo pháp của Huệ Năng là đốn ngộ, giác ngộ tức thì nhanh chóng. Không những thế, Tuệ Trung còn sử dụng trực giác như một phương pháp ngộ đạo.

            Điều này bị quy định bởi bản thể trong Phật giáo là không thể dùng ngôn ngữ văn tự diễn tả. Quan điểm này cũng giống với Trần Thái Tông.

 

            Trần Thái Tông cho rằng cả Phật lẫn Tổ giác ngộ được là nhờ trực giác. Ông nói: “Phỏng khiến Thích Ca dặn bảo ở Linh Sơn, đều cũng là chốn lôi thôi. Đạt Ma truyền pháp ở Thiếu Thất vẫn chỉ là ổ rắc rối”. Điều đó chứng tỏ Trần Thái Tông thừa nhận vị trí quan trọng của nhận thức trực giác. Tiến xa hơn, Tuệ Trung còn thừa nhận việc học tập, thông qua con đường truyền bá tri thức. Ông nói:

“Cái học của bậc Thánh cao minh thông suốt cả xưa nay, rõ ràng kinh tạng ở Long cung đã thấu suốt được tâm hoa”.

(Thánh học cao minh đạt cổ kim

Thiết nhiên long tạng, quán hoa tâm)(5)

 

            Theo Tuệ Trung, chính vua Trần Thánh Tông (1240–1290) đã thấm nhuần đạo Thiền đến cốt tuỷ là nhờ học tập giáo lý kinh điển. Ta còn gặp tư tưởng trên qua một số lần đối thoại giữa Tuệ Trung và học trò. Chẳng hạn, có một môn tăng đến hỏi Tuệ Trung: Thưa Thượng Sĩ: Tôi cho rằng sống chết là việc lớn. Nó vô thường mau lẹ. Chưa rõ tấm thân này từ đâu sinh ra? Chết rồi sẽ về đâu? Tuệ Trung đáp:

 

“Đôi vành luân chuyển giữa bầu trời

Biển cả lo gì chút bọt trôi”.

(Trường không túng sử song phi cốc,

Cự hải hà phương nhất điểm âu)(6)

 

            Hai câu thơ trên, Tuệ Trung đã có ý thức giải thích cho người học đạo biết, sự vận hành của thời gian là vô cùng nhanh chóng không cưỡng lại được, và sự sống chết cũng diễn ra như những hiện tượng khác.

            Ngoài những tư tưởng nêu trên, trong một số Công án thiền , Tuệ Trung còn dùng ngôn ngữ can thiệp vào quá trình giác ngộ. Chẳng hạn, có môn tăng đến hỏi: “Thế nào là đạo?”. Tuệ Trung đáp: “đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo”. Môn tăng hỏi tiếp: “Hàng đại đức xưa nói: Vô tâm tức là đạo đúng chăng?” Tuệ Trung đáp: “Vô tâm nào phải đạo, vô đạo cũng vô tâm”.

            Tuệ Trung nói tiếp: “Nếu họ bảo vô tâm là đạo thì tất cả cây cỏ đều là đạo cả sao?. Ngược lại nếu nói vô tâm không phải là đạo thì sao còn nói chuyện hữu, vô làm gì”. Tuệ Trung đọc bài kệ:

“Vốn không tâm không đạo,

Có đạo chẳng không tâm.

Tâm đạo là hư tịch,

Biết nơi nào truy tầm?”

(Bản vô tâm vô đạo,

Hư đạo bất vô tâm.

Tâm đạo nguyên hư tịch,

Hà xứ cánh truy tầm?) (7)

            Trong khi đọc bài kệ, Tuệ Trung có ý thức gợi bảo, giải thích cho học trò biết, đã là đạo thì không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được.

            Qua lời giải thích trên ta thấy Tuệ Trung đã dùng ngôn ngữ can thiệp vào quá trình giác ngộ.

 

            Phương pháp giác ngộ của Trần Thái Tông, Tuệ Trung cũng là của Thiền tông Việt Nam đều chủ trương dung hoà giữa đốn và tiệm, kết hợp giữa thiền và giáo ... nghĩa là dựa vào căn cơ của từng người,  “tuỳ bệnh cho thuốc”. Phương pháp này là cơ sở để thực hiện chủ trương không chỉ giác ngộ cho mình mà còn giác ngộ cho người khác.

 

Tuệ Trung viết:

“Giác ngộ cho mình và giác ngộ cho người vượt khỏi đường mê”.

(Giác tha, giác tự bất mê đồ). (8)

 

            Chủ trương không chỉ giác ngộ cho mình mà còn giác ngộ cho mọi người của Tuệ Trung nói riêng, của Thiền Việt Nam nói chung góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam có sắc thái riêng. Điều này hoàn toàn không có trong Thiền Trung Hoa trước và sau Huệ Năng.

 

            Ở Trung Quốc từ Bồ Đề Đạt Ma đến ngủ tổ Hoằng Nhẫn, các thiền sư thường ẩn tránh trên núi cao, hoằng pháp trong im lặng, ít được quần chúng biết đến. Từ sau Hoằng Nhẫn, vì tín đồ đông đúc, các thiền đường không đủ chỗ cho việc tu hành, khi ấy việc hoằng pháp mới hướng ra bên ngoài vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, phuc vụ cho người tu hành. Việc làm này là do nhu cầu giải thoát của những người tu hành chứ không phải phục vụ giải thoát cho mọi người.

            Nói cách khác, phương pháp ngộ đạo của Huệ Năng nói riêng, của Thiền học Trung Quốc nói chung là tu luyện, nhằm cải tạo, khắc phục hoạt động tâm lý, tinh thần của cá nhân theo yêu cầu giải thoát của đạo Phật.

 

            So sánh phương pháp giác ngộ của Thiền Việt Nam với Thiền của Lục Tổ Huệ Năng, ta thấy mặc dù cùng một nguồn gốc, nhưng Thiền Việt Nam khác hẳn Thiền Trung Hoa.

Trong khi Thiền phái Huệ Năng tuyệt đối hoá đốn ngộ dẫn đến phủ nhận những tri thức khác, thì Thiền Việt Nam lại dung hoà nhiều phương pháp tu.

 

            Phương pháp giác ngộ của Huệ Năng tuy siêu việt nhưng lại không phổ biến, nếu không muốn nói là cực đoan. Tư tưởng trên của Huệ Năng đã được nhà nghiên cứu Thiền học Suzuki đề cập đến trong Thiền luận thông qua cuộc đối thoại giữa Chí Thành (học trò Thần Tú) với Huệ Năng.

 

            Một lần Huệ Năng hỏi Chí Thành: Thầy ông dạy như thế nào? - Chí Thành đáp: Thầy tôi dạy phải chặn đứng các tư tuởng trong tâm và ngồi im quán tưởng, ngồi không nằm. Nghe xong, Huệ Năng nói, phép giới, định, tuệ của thầy ông dùng tiếp hàng Đại thừa, còn giới, định, tuệ của tôi tiếp hàng tối thượng thừa.

 

            Thiền Việt Nam tiếp thu và ảnh huởng tư tưởng Thền Trung Quốc, song đã có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và con người.

Trong khi Thiền Trung Quốc tập trung cho sự giải thoát cá nhân nhiều hơn, thì Thiền Việt Nam lại chú ý đến sự giải thoát cho mọi người.

 

            Phương pháp giác ngộ của Thiền Việt Nam là kết quả của sự vận dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể: thiền, song nhị kiến, phá chấp với việc học tập. Mỗi phương pháp cụ thể có vai trò nhất định, song giữa chúng lại có quan hệ với nhau rất chặt chẽ trong quá trình trực nhận bản thể.

            Như vậy, dung hoà giữa đốn ngộ và tiệm ngộ, kết hợp chặt chẽ giữa thiền và giáo (kết hợp giữa Thiền với học tập) là bản sắc riêng, độc đáo trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam./.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Diện

 

 

2. Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người.

 

            Quần áo rách ta đem vá, đồ dùng hỏng đem ra tu sửa, đầu tóc luộm thuộm, móng tay quá dài thì sửa lại hoặc cắt đi. Bất kể là dụng cụ hay dung mạo đều phải tu sửa, chỉnh lý. Cho đến nồi xong méo hỏng phải hàn gắn, giày dép rách đứt cũng cần khâu quai, vá đế. Huống hồ là những hành vi sai phạm, lầm lỗi của con người thì càng phải tu chỉnh và hoàn thiện hơn.

 

            Tu hành chính là tu sửa hành vi, không cứ phải vào thâm sơn cùng cốc, quán tưởng, khổ luyện. Thậm chí không chỉ tụng kinh, niệm phật, tọa thiền…Nếu tu hành hàng ngày, mình tụng kinh lễ phật, nhưng tâm địa lại đầy rẫy tham, sân, toan tính chấp trước, không y theo pháp mà sửa đổi, thì tu hành có ích gì?

 

            Tu hành cố nhiên “tu tâm” là cần thiết nhất, hành động đúng nhưng tâm không đúng thì gọi là tu hành mà không “tu tâm”, như thế thì không thể giải quyết được triệt để mọi vấn đề, tu hành nếu tu từ tâm, cử chỉ hành vi trong ngoài như một, thì làm việc gì cũng thành, tu pháp môn gì cũng đắc.

 

            Bất kể là tu hành hay tu tâm, nên bắt đầu tu tập từ cuộc sống hàng ngày. Ngay trong việc đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến giao tiếp, cư xử…Đều có thể tu hành.

 

            Chẳng hạn, mặc quần áo ngay ngắn, phẳng phiu là cần thiết, nhưng nếu rách thủng, hoen ố thì không tốt lắm, đó là tu hành trong ăn mặc.

 

            Ăn ngày 3 bữa, tuy đơn giản đạm bạc nhưng vẫn thấy ngon lành, vừa miệng, đó chính là tu hành trong cách ăn uống.

 

            Nhà ở phòng ốc có cao lầu sang trọng cố nhiên tốt, nhưng nhà tranh thấp bé cũng như thiên đường, đó là trú ngụ của sự tu hành.

 

            Ra cửa có ô tô, xe máy tiện lợi, nhanh chóng sang trọng, nhưng nếu không có xe cộ vẫn vui vẻ đi bộ thay xe, đó là cách đi lại của sự tu hành.

 

            không làm việc chịu khó, trách nhiệm làm đến nơi đến chốn, làm người thật thà, chính trực, chính là tu hành. Tất cả những việc đối nhân, xử thế, chân thành niềm nở… đều là tu hành trong cuộc sống.

 

Ngoài ra những người kinh doanh buôn bán, giá cả vừa phải không đong đầy bán vơi, những người làm quan mà tuân thủ luật pháp, hết lòng vì dân phục vụ, đó cũng là tu hành. Trước kia các bậc Cao Tăng, bổ củi gánh nước, nấu cơm quét dọn, cày cấy, giã gạo…Tất cả đều là tu hành trong cuộc sống.

 

Sở dĩ nói “tu hành”, tức là trước hết bản thân phải học cách làm người. Làm người mà lừa lọc gian trá, bất tín bội nghĩa, tham lam bủn xỉn… những đức tính xấu, nhược điểm chưa được cải đổi, cũng như bát đũa chưa rửa, đầy dầu mỡ cáu bẩn, thì làm sao mà đem nó ra tổ chức đại tiệc mà mời mọi người ăn.

 

Nói “Nhân thành tức Phật thành” (con người tu hành thành tựu tức Phật quả cũng thành tựu) tức là tu hành trong cuộc sống bản thân không hổ thẹn với ý trời, không trái với lòng người, như vậy mới đích thực của tu hành.

 (生活中的修行)  Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư - Việt dịch : Thích Quảng Lâm

 

 

3. Mỗi Ngày Một Việc Thiện

 

            Chào các bạn,

            Tất cả mọi vị thầy của tất cả mọi môn học trên thế giới đều xác nhận với bạn là muốn nhuần nhuyễn môn học của họ, bạn phải luyện tập hàng ngày. “Thường xuyên” là yếu tố quan trọng nhất cho tinh tấn, dù đó là toán, hội họa, khiêu vũ, võ thuật, tư duy tích cực, thiền…

            Một trong những cách giản dị và dễ nhất để luyện tập tư duy tích cực, thiền tâm, và tâm nhân ái là “Mỗi ngày một việc thiện.”

            Thực ra chúng ta đã thường làm mỗi ngày hơn một việc thiện rồi. Ta chỉ không nghĩ đến mà thôi. “Mỗi ngày một việc thiện”, hoặc cho chính mình hoặc cho người khác, chẳng làm ta nặng gánh thêm tí nào, ngoại trừ nó nhắc ta ‎ý thức đến điều ta làm mỗi ngày mà thôi.

Có rất nhiều việc thiện lớn nhỏ ta có thể làm mỗi ngày trong cuộc sống thường nhật:

 

            3.1. Việc thiện cho mình:

            • Nhịn hút một điếu thuốc lúc đang lên cơn thèm.

            • Đang muốn nằm nướng, nhưng đứng dậy đi bơi.

            • Đang lừ nhừ, làm một ly cà phê, mở của đứng uống cà phê nhìn mặt trời lên trên       ngọn cây.

            • Đi bộ một quãng sau khi ăn tối.

            • Đang tức giận việc gì đó, mở nhạc nhẹ nghe và ngủ một giấc cho quên giận.

 

            3.2. Việc thiện cho người khác:

            • Nhường chỗ cho một phụ nữ trên xe bus.

            • Đưa một cụ già qua đường.

            • Cho một người ăn xin một tí tiền.

            • Cho người hàng xóm mượn một đồ vật cần dùng.

            • Tính mắng ai đó một câu, nhưng nuốt nước bọt rồi mỉm cười.

            • Tính làm gì đó để ai đó cho hả giận, nhưng niệm (phật hay chúa) một câu rồi quyết    định không làm.

            • Nhặt một mảnh rác và bỏ vào thùng rác gần đó.

            • Ai đó sửa soạn đánh nhau, nói vài lời can ngăn.

 

            Đại loại là như thế. Việc thiện đầy dẫy quanh ta, chỉ cần mở mắt một tí thì thấy bao nhiêu là cơ hội để làm, mà lại chẳng tốn tí công sức gì của ta cả.

“Mỗi ngày một việc thiện” có ảnh hưởng rất lớn đối với chính ta và xã hội của ta. Việc thiện của ta có ảnh hưởng trực tiếp đến 3 nhóm người:

 

            3.4. Người được ta giúp: Hoặc là họ nhận một điều thiện từ ta, hoặc là không nhận một điều ác từ ta, đó đều là điều tốt cho họ. Và họ sẽ nghĩ: “Ờ, thế giới này vẫn còn người tử tế.” Suy nghĩ như vậy là một năng lượng tích cực trong tâm của một người. Có cơ hội nó sẽ được nhân lên thành nhiều người.

 

            3.5. Chính ta: Ý thức và hành động của “Mỗi ngày một việc thiện” là cách luyện tư duy tích cực và thiền rất hiệu quả. Có lẽ là ít có gì hiệu quả bằng, vì đây là luyện tập bằng hành động sống.

 

            3.6. Những người nghe/thấy được việc thiện của ta: Như những người qua đường, nhìn thấy ta giúp một lão bà, họ sẽ nghĩ: “Ờ, thế giới này vẫn còn người tử tế”. Và năng lượng tích cực này trong họ sẽ được nhân lên khi có cơ hội.

 

            Các bạn có thể thấy được sức mạnh của năng lượng tích cực này trên thế giới của ta nếu bạn chỉ làm một việc thiện một ngày, và cứ như thế cả đời không?

 

            Mong các bạn nồng nhiệt tham dự vào “dự án cá nhân” này cho chính bạn, đồng thời chuyển message này đến bạn bè, mời gọi mọi người tham dự vào “dự án cá nhân” cho riêng họ; và như thế các “dự án cá nhân” của chúng ta đã là một “dự án xã hội”, cho thành phố, quốc gia, và thế giới chúng ta đang sống.

 

            Chẳng có gì lớn lao. Nhưng ta chẳng nên quên là “Tiếng động của một cái khảy móng tay có thể rung động đến vô lượng thế giới.”

Các bạn thỉnh thoảng hãy đến ghi vào phản hồi của bài này một việc thiện nhỏ bạn đã làm, để chia sẻ ‎ý tưởng với các bạn khác. Đây là sống. Đây không phải là phong trào kéo dài một vài tháng. Đây là dự án sống cả đời. Và bạn đã thường làm rồi, chẳng có gì mới, chỉ là suy nghĩ có hệ thống hơn. Thế thôi.

            Chúc các bạn một ngày vui. Đừng quên chuyển message này đi. Chúng ta đã có một link thường trực trên ĐCN về “Mỗi Ngày Một Việc Thiện”.

Mến, Trần Đình Hoành

 

4. Thư phản hồi

            I. Kính gởi: Bạn Hoành,

 

            Mỗi ngày một việc thiện, tiêu đề này rất có ý nghĩa.

            Mong mõi rằng anh viết nhiều bài thêm.

 

            Có thể tôi xin thêm chi tiết như vầy.

            Mỗi ngày một việc thiện: Chưa hẳn rốt ráo.

            Chỉ là tu Phước, còn tu tâm (đức)thì mới rốt ráo.

 

            Bạn có thể viết thêm. Mỗi ngày tìm cho mình một lỗi lầm không?

            - Vì muốn tu phước nhiều, phải sửa tâm cho tốt. Thì làm phước mới dể thành công mỹ mãn.

 

            Mong chờ thư phản hồi. Thân.

            Có thể tôi đưa bài này lên http://diendan.daitangkinhvietnam.org/ ?

            Phản hồi bởi Thien Nhan | Tháng Năm 21, 2010.

 

            II. Cám ơn anh Thiện Nhân.

     

                  Xin anh cứ tự nhiên dùng bài này vào việc gì anh nghĩ là tốt.

Và cám ơn anh đã nhắc đến tu phước và tu tâm. Dĩ nhiên là tu tâm mới là rốt ráo.

 

            Tu tâm thì cũng có rất nhiều cách. Theo mình nghĩ các cách tu tâm rốt ráo nhất là các cách làm cho tâm thanh tịnh hoàn toàn. Minh nghĩ rằng Bát Nhã Tâm Kinh hay Kinh Kim Cang rất tốt cho tu tâm rốt ráo.

 

            1. Bát Nhã Tâm Kinh – 4 câu đầu, chia thành 2 cặp:

            Quán tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời.

            Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.

            Xá lợi tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc.

            Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

 

            Nếu chúng ta quán sát các chân lý này cho đến lúc ta thực sự thấy được rốt ráo, cảm được rốt ráo, rằng thực tánh của đời sống, và của tâm ta là thế, là sắc là không, thì đương nhiên tâm ta sẽ rất tĩnh lặng.

 

            2. Kinh Kim Cang: Phá chấp triệt để, cho đến khi không còn một tí chấp trước nào trong tâm, thì đương nhiên tâm cũng tĩnh lặng.

Chỉ một điều là tu Bát Nhã Tâm Kinh hay Kinh Kim Cang thì thường đòi hỏi trí tuệ rất cao mới nắm vững được. Nếu không thì rất dễ lạc, nhất là Bát Nhã Tâm Kinh.

Mình có giải thích hai kinh này, và có đặt liên kết trong trang “Giới Thiệu”.

 

            3. Cách dễ hơn để tu tâm là Pháp môn niêm Phật Adiđà của Tịnh độ tông. Niệm đúng cách như trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật. Niệm phật với suy niệm sâu sắc về Tây phương tịnh độ, về Phật Adiđà, về Phật tánh của chính mình, và về hình ảnh của mình ngồi trên tòa sen như một vị Phật bên cạnh Phật Adiđà…

Đây là cách tu tâm rất hay, để phát triển các thiện tánh có sẵn trong ta, để thiện tánh thắng diệt ác tánh trong ta.

 

            Mình nghĩ rằng tìm “một ngày một lỗi lầm” thì vẫn hay, nhưng có lẽ đó không phải là thượng sách, vì đó là tập trung tư tưởng vào cái sai của mình, chứ không tập trung vào cái tốt của mình như trong pháp môn niệm Phật.

 

            Nếu tập trung vào cái ác thì tốn rất nhiều thời gian nhổ từng cọng cỏ, vì cái ác trong ta thi rất nhiều, cho nên nhổ không hết mà lại không có thời gian phát triển tính thiện. Nếu tính thiện của ta mà phát triển, thì tính thiện tự động đè bẹp mọi tính ác.

Hơn nữa, khi ta tập trung vào việc phát triển tính thiện, thì ta tự nhiên thấy các cái ác trong ta, như người mang đèn vào căn phòng tối tự nhiên sẽ thấy bao rác rến trong phòng, không cần phải mất công.

Chúc anh Thiện Nhân vui khỏe. Phản hồi bởi tdhoanh | Tháng Năm 21, 2010