Phật Học Phổ Thông.V.52.3.1 Thiền Tông

A- MỞ ĐỀ:

III. Thiền Nguyên thủy

Thiền nguyên thủy còn gọi là thiền Như Lại, là thiền thuộc về Thượng tọa bộ Nam Truyền (Phật giáo Nguyên Thủy)). là một loại thiền trong Phật sử: Ghi thời thị hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng Tứ chúng Thanh văn đệ tử hành trì công phu này, trong từng sát na.

Trong Kinh sách Phật giáo Nam Tông, Thiền này gọi là Thiền minh sát tuệ. Nghĩa là các người tu theo các loại thiền nầy có thể vượt ra ngoài thế gian, thoát được sanh tử luân hồi.

Tuy thế, Pháp tu thiền nầy không đem lại một kết quả mau lẹ, lớn lao toàn diện như các lối thiền đốn ngộ, mà chỉ có tánh cách chậm chạp, tuần tự nhưng chắc chắn, Xem Kinh Niệm Xứ...

———————————————————————————————————————

Tìm hiểu Phương pháp hành thiền nguyên thủy

Như Ngũ đình tâm quán, Thập thứt thế xứ quán, Bát hồi quả, Bát thắng xứ quán, Cửu tưởng quán, Thập lục đặng thắng, Lục diệu pháp môn, Tứ vô lượng tâm, Bát niệm, Thập tưởng, Tứ đệ định, Sư tử phấn tấn, siêu việt tam muội, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo..

Trong phạm vi hẹp hòi của bài phổ thông này, chúng tôi không thể nói hết tất cả pháp môn tu thiền, xin nói sơ lược một ít phương pháp. nếu hành giả muốn đi sâu vào con đường tu này, phải chuyên môn học tập, phải nhờ minh sư dạy bảo, phải trải qua nhiều thời gian và nhiều công phu tu tập mới thành công.

1. Ngũ đình tâm quán

(xem Phật học phổ thông, khóa thứ IV)

===========================

2.- Cửu tưởng quán

a.-Tưởng thây sình trướng; b.-Tưởng thây hoại diệt; c.-Tưởng máu mủ chảy; d.- Tưởng thây rục rã; đ.- Tưởng thây xanh chàm; e.- Tưởng thây bị giòi rúc rỉa; ê.-Tưởng thây tan rã; g.- Tưởng còn lại đống xương; h.-Tưởng xương bị đốt tiêu.

===========================

3.- Tứ vô lượng tâm

Tứ vô lượng tâm là một pháp môn rất linh nghiệm: Phàm phu tu tứ vô tâm lượng, thì sau khi mạng chung sẽ sanh làm vua ở cỏi Tứ thiền; Thanh văn tu Tứ vô lượng tâm, thì phước đức được tăng trưởng, mau đặng Niết bàn, Bồ tát tu Tứ vô lượng tâm thì lòng từ bi mở rộng vô biên và làm lợi ích cho chúng sanh không xiết kể .

(xem Phật học phổ thông, khóa thứ IV)

=======================

4.- Thập lục thù thắng

Thập lục thù thắng tức là mười sáu phép niệm thở rất đặt biệt thù thắng, có thiền có quán, có đủ các thiền và có thể phát sanh ra quả vô lậu. Mười sáu phép đặt biệt thù thắng này là:

=======================

5.- Thập nhứt thế xứ quán =

Thập nhứt thế xứ quán tức là phép quán mười món biến khắp các xứ sở, sau đây:

a.- Quán sắc xanh, khắp giáp tất cả chổ 

b.- Quán sắc vàng, khắp giáp tất cả chổ 

c.- Quán sắc đỏ, khắp giáp tất cả chổ 

d.- Quán sắc trắng, khắp giáp tất cả chổ 

đ.- Quán đất, khắp giáp tất cả chổ 

e.- Quán nước, khắp giáp tất cả chổ 

ê.- Quán gió, khắp giáp tất cả chổ 

g.- Quán lửa, khắp giáp tất cả chổ 

h.- Quán hư không khắp giáp tất cả chổ 

i.- Quán thức tâm, khắp giáp tất cả chổ (Xem: Thanh tịnh đạo )

======================

6.- Bát bối xả quán

Bát xả quán Tức là tám phép quán có thể trái bỏ(bối xả) cảnh giới Tứ thiền, tứ định của thế gian, dễ thành tựu pháp xuất thế gian. Tám phép bối xả quán là:

a.- Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc để trái bỏ cảnh giới Sơ thiền. 

b.-Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc, để bỏ cảnh giới Nhị thiền . 

c.- Quán thanh tịnh để trái bỏ cảnh Tam thiền và Tứ thiền . 

d.- Quán trái bỏ Hư không vô biên xứ. 

Ð.- Quán trái bỏ Thức vô biên xứ e.- Quán trái bỏ Vô sớ hữu xứ 

ê.- Quán trái bỏ Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. 

f.- Quán trái bỏ diệt thọ tưởng. (Xem: Thanh tịnh đạo luận)

============================

7.- Bát thắng xứ quán

Thắng có nghĩa là thù thắng, là hơn. Tám phép quán nầy về cảnh sở quán, cũng như công đức thu thập được trong khi thu hành, đều thù thắng hơn tám món Bối xả trên, nên gọi là Bát thắng xứ quán'.

a.- Trong có sắc tướng, ngoài có ít sắc, thắng xứ. 

b.- Trong có sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ 

c.- Trong không sắc tướng, ngoài quán ít sắc ,thắng xứ 

d.- Trong không sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ 

đ.- Quán sắc xanh, thắng xứ e.- Quán sắc vàng, thắng xứ 

ê.- Quán sắc đỏ, thắng xứ 

f.- Quán sắc trắng, thắng xứ

======================

8.- Lục diệu pháp môn

Lục diệu pháp môn là sáu phép môn mầu nhiệm sau đây:

a) Số. b) Tùy. c) Chỉ. d) Quán. e) Hoàn. f) Tịnh.

(Xem quyển Lục Diệp pháp môn)

==================

9.- Bát niệm xứ

Với phép quán tám niệm sau nầy, thiền giả sẽ trừ được sự sợ hãi khi tu cửu tưởng và sẽ được đạo quả

a)Niệm Phật. b) Niệm pháp . c) Niệm tăng. d) Niệm giới. f) Niệm xả. g) Niệm hơi thở ra vào. h) Niệm chết(nhớ chết).

======================

10.- Thập quán tưởng

a). Tưởng vô thường, b). Tưởng khổ, c), Tưởng vô ngã , d). Tưởng ăn vật bất tịnh, đ). Tưởng thế gian không vui, e). Tưởng chết, f). Tưởng bất tịnh, g). Tưởng đoạn, h). Tưởng lìa, i). Tưởng hết

=====================

11.- Cửu thế đệ định

Cửu thế đệ định là 9 món thiền-định mà thiền-giả sẽ tuần tự theo thứ lớp tu-luyện: từ Sơ-thiền đến Tứ-thiền, rồi đến Tứ-định, và cuối cùng, cộng thêm định Diệt-thọ-tưởng là chín món tất cả.

=====================

12.- Sư-tử phấn tấn Tam-muội

Với pháp thiền này, hành-giả bắt đầu tham-thiền như pháp Cửu-thứ-đệ định nói ở trên, nghĩa là bắt đầu từ Sơ-thiền đến thiền-định thứ chín là Diệt-thọ-tưởng định, rồi đi ngược trở lại, từ thiền thứ chín đến Sơ-thiền. Thiền-giả tới lui trong thiền-định một cách thông suốt, tự-tại, đường hoàng, oai nghi như dáng đi đứng, tiến thoái của con sư-tử, nên gọi là Sư-tử phấn tấn tam-muội . Kết quả của lối thiền này, nếu được hòan toàn siêu-việt thì thiền-giả sẽ là Bồ Tát, Thanh văn

==============================

13.-Ba mươi bảy pháp trợ đạo

Ba mươi bảy pháp trợ-đạo đã có nói rõ trong Phật-học Phổ-thông khóa ba.

a). Ngũ căn b). Ngũ lực c). Tứ chánh cần d). Tứ như ý túc đ). Tứ niệm xứ e). Thất Bồ-đề phần

ê). Bát chánh đạo phần.

———————————————————————————————————————————

Các pháp tu thiền của Thiền nguyên thủy nói trên, như quý độc-giả đã thấy, nhiều không thể kể xiết. Tuy thế, hành-giả muốn cho có kết quả, phải chọn lựa phương pháp nào thích-hợp với trình-độ của mình, chứ không phải gặp pháp môn nào tu theo pháp-môn nấy được.

Sự lựa-chọn nầy cũng cần được các bậc thầy hướng-dẫn. Vì thế, chúng ta thường nghe ngày xưa các vị chân tu đi cầu pháp , hết xứ nầy đến xứ nọ, không quản công lao khó-nhọc, có nhiều khi hy-sinh cả tính mạng nữa. Cầu pháp nghĩa là tìm cầu minh sư chỉ dạy phương-pháp tu hành, như Ngài Thiện-Tài đi tham-cầu 53 vị Thiện-triều-thức, Ngài Huyền-Trang đi khắp nước Trung Hoa rồi sang Ấn Ðộ để cầu Pháp. Hành-giả sau khi được vị minh-sư nhận lời, còn phải theo hầu hạ một thời-gian rất lâu để vị minh-sư ấy quan sát, thăm dò căn cơ, trình độ một cách chu đáo, như Ngài Xá-lợi-phất đem pháp Sổ-tức dạy người giữ nghĩa-địa, hay pháp quán Bất-tịnh dạy người thợ rèn tu, thì chỉ hoài công vô ích, chứ không kết-quả gì hết.

Hành-giả cũng nên nhớ một điều nữa, là trên bước đường tu hành chớ nên bôn-chôn, nóng-nảy vô ích. Sự tu hành củng như trồng cây, không thể nóng nảy được. Người trồng cây, lo vô phân tưới nước, làm đủ bổn phận của mình, rồi kiên-nhẫn chờ đợi; đến khi đủ sức đúng thời tiết, cây sẽ tự đơm bông trổ trái một cách tự nhiên.

Người tu hành cũng vậy, cứ hằng ngày lo tu tập, tích-trữ nhiều năm, đến khi công tròn quả mãn, thì được minh tâm kiến tánh.

Hãy nhớ rằng tu-hành phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, chứ không thể mới một hai đời mà thành Phật được. (Tác giả cố HT Thích Thiện Hoa)