Phật Học Phổ Thông.V.52.3.6 Thiền Tông (Phật giáo Trung Hoa)

A- MỞ ĐỀ:

Thiền Tông Việt Nam

Như chúng ta đã biết, Phật Giáo Việt-Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo Trung Hoa. Cho nên, nếu ở Trung Hoa Thiền tông được thịnh hành truyền bá, thì ở Việt-Nam Thiền tông cũng được xem như là một phái chính của đạo Phật. đấy cũng là một lẽ dĩ nhiên, không có gì là khó hiểu.

Phật giáo truyền vào Việt-Nam từ thế kỷ thứ II tây lịch, do các vị danh Tăng người Ấn Ðộ và Trung Hoa, như các Ngài Ma-Ha-Ha-Kỳ Vực, Ngài Khương-Tăng-Hội(người Ấn Ðộ ), Ngài Mâu-Bác(người Trung Hoa). Trong thời gian xa xưa này, chúng ta không thể biết được các vị này thuộc tôn phái nào, và truyền vào Việt-Nam giáo lý gì.

Nhưng chúng ta có thể biết chắc là không phải phái Thiền tông. vì Thiền tông ở Việt-Nam là do từ Trung Hoa truyền sang. Mà Thiền tông ở Trung Hoa thì phải đợi đến đầu thế kỷ thứ VI, dưới đời Lương-Võ-Ðế (528), tổ Bồ-Ðề -Ðạt-Ma mới đưa vào. vậy thì nhất định là Thiền tông ở Việt-Nam chỉ có thể xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI Tây lịch.

Sự phỏng đoán này đã được lịch sử truyền giáo ở Việt-Nam chứng minh. Vào năm 580 ( cuối thế kỷ thứ VI ), Ngài Tỳ-Nhiều-Ða-Lưu-Chi, làn đầu tiên truyền thiền tông vào Việt-Nam , và là vị sơ tổ về Thiền tôn Việt-Nam. sau Ngài Tỳ-Nhiều-Lưu-chi củng có nhiều vị danh tăng khác đem truyền Thiền tông vào Việt-Nam, và nhờ đó, Việt-Nam cũng có nhiều môn phái Thiền tông như ở Trung Hoa. Một diều đặc biệt, đáng hãnh diện cho Phật tử Việt-Nam là ngoài những phái Thiền tôn ở Trung Hoa truyền sang, ngay ở nước ta, cũng có một phái Thiền tông do một vị vua sáng lập.

Đó là phái Trúc Lâm mà vị sơ tổ là vua Trần Nhân Tông.

Dưới đây, chúng ta tuần tự nói về các môn phái Thiền tông ấy:

[Sửa] 1.Phái Tỳ-Nhiều-Ða-Lưu-Chi

[Sửa] a) Vị Sơ tổ Thiền tôn ở Việt-Nam

Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi, người Ấn Ðộ là đệ tử Ngài Tăng-Xán (Tam tổ thiền tông).

Lần đầu tiên gặp tổ Tăng Xán ở núi Tư Không, thấy phong mạo của tổ khác thường, Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi sanh lòng kính phục, chắp tay đảnh lễ. Ngài đãnh lễ ba lần mà tổ vẫn ngồi lim dim đôi mắt chứ không nói gì hết (thiền cơ). Ngài đứng yên nghĩ ngợi một hồi, bỗng thấy trong người đổi khác, nhu tỏ ngộ được điều gì. Ngài liền sụp xuống lạy ba lạy. Tổ cũng chỉ gật đầu ba cái mà thôi (thiền cơ). Sau buổi gặp gỡ đầu tiên ấy, Ngài trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của tổ Tăng Xán.

Về sau, Tổ dạy Ngài sang phương nam để truyền đaọ, Ngài vâng lệnh sang Việt-Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI, trụ trì tại chùa Pháp vân tỉnh Hà Ðông.

Khi sắp thị tịch, Ngài gọi đệ tử là Ngài Pháp Hiển vào phòng phú chúc rằng:

" Tâm ấn của Phật, không có thể mập mờ được, Tâm ấn viên mãn như thái hư không thừa, không thiếu, không đến không đi không được, không mất, không phải động nhất, cũng không phải sai biệt, không thường cũng không đoạn, không sanh cũng không diệt không xa xách cũng không phải không xa xách. Chỉ vì đối với vọng nên giả đặt ra tên ấy (Tâm ấn) mà thôi".

Chư Phật trong ba đời do đó (tâm-ấn) mà được đạo. Lịch đại Tổ-sư cũng do đó mà chứng ngộ. Ta đây cũng vậy, mà ông cũng thế, cho đến các loại hữu tình vô tình cũng đều như thế cả.

Khi đệ tam Tổ Tăng-xán ấn chứng tâm-ấn cho ta, đã bảo rằng: Ông nên sang phương Nam hoằng đạo, chớ ở đây làm gì. Do đó, ta đi trải qua bao nhiêu chỗ mới đến đây. Ta nay được gặp ông, thật đúng như lời huyền-ký ấy. Vậy ông nên nhớ kỹ lời ta. Giờ đây nhằm lúc ta đi rồi!

Dạy xong, Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi chắp tay ngồi yên lặng mà tịch diệt. Ðệ-tử trà-tỳ (thiêu) rồi thu xá lợi, xây tháp để thờ. Về sau, vua Lý Thái Tông có bài kệ truy tán Ngài như sau:

[Sửa] b). Ngài Pháp-hiển Thiền-sư, vị Tổ thừ hai của Thiền-tôn Việt-Nam:

Sau khi Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi tịch, Ngài Pháp hiển là vị Tổ thứ hai của phái Thiền-tôn Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi. Ngài họ Ðỗ, quê ở Quận Chu-diên (Sơn tây bây giờ). Khi tới chùa Pháp Vân, Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi thấy Ngài, thì nhìn kỹ vào mặt và hỏi: Chú họ gì? Ngài Pháp-hiển hỏi lại: -Hòa-thượng họ gì? Tổ lại hỏi: -Chú không có họ à? Ngài trã lời: -Sao lại không có ! Nhưng đố Hòa-thượng biết?

Tổ quát lên: -Biết để làm gì?

Ngài Pháp-Hiển chợt ngộ ý Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi (thiền cơ) liền sụp xuống lạy, xin theo làm đệ-tử và sau được truyền tâm ấn.

Ðược ít lâu, sau khi Tổ tịch, Ngài vào núi Từ-sơn tu thiền-định, những loại cầm thú thường quấn quýt chung-quanh. Người đời thấy thế càng lấy làm lạ và kính mộ. Ðệ-tử tìm đến học đạo rất đông. Thiền-tông ở trong thời kỳ này có thể nói là thạnh nhất. Ðó cũng nhờ công đức hoằng-hóa của Ngài Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi và Ngài Pháp-hiển. Về sau có nhiều vị thiền-sư xuất-sắc như Ngài Pháp thuận, Vạn hạnh .v.v...

Xem tiếp: Phật Học Phổ Thông.V.52.3.7 Thiền Tông (Phật giáo Trung Hoa)

Sau khi Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi tịch, Ngài Pháp hiển là vị Tổ thứ hai của phái Thiền-tôn Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi. Ngài họ Ðỗ, quê ở Quận Chu-diên (Sơn tây bây giờ). Khi tới chùa Pháp Vân, Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi thấy Ngài, thì nhìn kỹ vào mặt và hỏi: Chú họ gì? Ngài Pháp-hiển hỏi lại: -Hòa-thượng họ gì? Tổ lại hỏi: -Chú không có họ à? Ngài trã lời: -Sao lại không có ! Nhưng đố Hòa-thượng biết?

Tổ quát lên: -Biết để làm gì?

Ngài Pháp-Hiển chợt ngộ ý Tổ Tỳ Ni-Ðà-Lưu-Chi (thiền cơ) liền sụp xuống lạy, xin theo làm đệ-tử và sau được truyền tâm ấn.