Kết quả nghiên cứu mới

Kết quả nghiên cứu mới

28/06/2019

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẮT NẠT TRỰC TUYẾN Ở HỌC SINH VIỆT NAM

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu khái niệm “bắt nạt trực tuyến” mà học sinh trung học Việt Nam đã trải nghiệm, với các đặc điểm chi tiết. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung với học sinh, giáo viên, phụ huynh, chuyên viên tâm lý, và các chuyên gia tâm lý - giáo dục tại Hà Nội, Việt Nam. Kết quả cho thấy theo quan điểm của khách thể, bắt nạt trực tuyến gồm 7 đặc điểm: (a) truyền tải thông tin tiêu cực, sai sự thật, thù địch, thông tin cá nhân riêng tư, bí mật, gián tiếp qua các thiết bị và ứng dụng điện tử, (b) cố tình gây tổn thương cho nạn nhân, (c) có tính chất lặp đi lặp lại một phần, thông tin dùng để bắt nạt bị lan truyền liên tục, (d) thủ phạm có thể là cá nhân hoặc nhóm, (e) có sự mất cân bằng về mặt quyền lực trong mối quan hệ, (f) thủ phạm có thể giấu danh tính, (g) bắt nạt có thể xảy ra mọi lúc.

DEFINITION AND CHARACTERISTICS OF “CYBERBULLYING” AMONG VIETNAMESE STUDENTS

The purpose of the present study was to define the term “cyberbullying” from the perspective of middle- and high-school students in Vietnam, detailing its characteristics. The study used qualitative focus groups with Vietnamese students, teachers, parents, school psychologists, and psycho-educational experts in Hanoi, Vietnam. From the perspective of these informants, cyberbullying involves seven characteristics: (a) The indirect transmission of negative, untrue, hateful, and/ or secret, personal information through electronic devices and applications, (b) with the intention to hurt the victim, (c) which may or may not be part of a series of repetitive actions that nonetheless may have ongoing effects, (d) with the perpetrator an individual or a group, (e) in the context of a power imbalance relationship, (f) with the perpetrator(s) able to hide his or her identity, (g) and the bullying able to occur at all times in any place the victim has internet access.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)

30/08/2017

TỈ LỆ TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ: NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ

Là một trong những dạng khuyết tật phát triển xuất hiện nhiều, nhanh nhất và gây ảnh hưởng nhất, rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đang trở thành mối quan ngại toàn cầu. Người có RLPTK và gia đình họ gặp muôn vàn khó khăn trong mọi hoạt động chức năng sống, bao gồm cả những kỹ năng cá nhân cơ bản, xã hội, học tập và nghề nghiệp. Để tạo thuận lợi cho nghiên cứu, thực hành và chính sách, Việt Nam cần có con số chính xác về tỉ lệ người bị RLPTK. Trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu quy mô trên diện rộng về tỉ lệ tự kỷ, bài viết này giúp tổng quan những nghiên cứu trong vào ngoài nước nhằm đưa ra một con số tương đối chính xác về tỉ lệ RLPTK ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy con số ước tính cho tỷ lệ trẻ RLPTK ở Việt Nam dao động trong khoảng 0,5% đến 1%.

THE PREVALENCE OF AUTISM SPECTRUM DISORDERS: STATISTICAL NUMBERS

Autism spectrum disorders (ASD) is one of the most common, fast-growing and most-influential developmental disorders, which is becoming a global health concern. Individuals and families living with ASD face multiple difficulties in all aspects of functional living activities, including self-care, social, learning and career skills. In order to facilitate research, practice and policy, Vietnam need to establish an accurate rate of ASD. In the context of no large and widespread study in ASD prevalence conducted in Vietnam, this article contributes to the field by reviewing international and domestic related studies in order to suggest a relatively accurate number of ASD rate in Vietnam. Research results showed that the estimated ASD rate for Vietnam ranges from 0,5 to 1%.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)

7/10/2017

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỨNG SỢ THIẾU ĐIỆN THOẠI Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ GẮN KẾT TRONG GIA ĐÌNH

Kết quả nghiên cứu trên 365 học sinh đến từ 2 trường THPT ở nội thành và ngoại thành Hà Nội cho thấy đa số học sinh được sở hữu điện thoại từ khá sớm, 100% học sinh được hỏi đều có sử dụng điện thoại di động, và trong đó có 33,3% học sinh đã sở hữu điện thoại 5 năm hoặc lâu hơn. Hầu hết (90,6%) học sinh sợ thiếu điện thoại ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, thống kê trên mẫu này cho thấy không có tương quan giữa mức độ sợ thiếu điện thoại với mức độ giao tiếp và tính gắn kết giữa cha mẹ - con cái. Tuy nhiên, số lần học sinh xem (kiểm tra) điện thoại mỗi ngày tương quan nghịch ở mức độ thấp với mức độ giao tiếp giữa cha mẹ - con cái và mức độ gắn kết với cha mẹ.

THE RELATIONSHIP BETWEEN LEVELS OF NOMOPHOBIA IN HIGH SCHOOL STUDENTS AND PARENT-CHILD CONNECTEDNESS

365 students from 2 high schools in Hanoi answered a questionnaire on nomophobia and family connectedness. Research results demonstrated that the majority of students have mobile phone ownership from pretty early, and 100% students use mobile phones, of which 33.3% have a five-year or longer mobile phone use. Most (90.6%) students have fear for the lack of smartphones at various levels. In addition, statistics on this sample show that there is no correlation between the nomophobia level and the level of parent-child connectedness and communication. However, the number of times that students check their mobile phone per day is negatively correlated at a low level with the level of parent-child connectedness and communication.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)

18/11/2017

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO NGƯỜI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Bài viết trình bày ứng dụng của công nghệ thực tế ảo trong đào tạo kỹ năng xã hội cho người rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK). Thông qua việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã được công bố trên thế giới liên quan đến vấn đề này, bài viết đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trạng xây dựng và phát triển, những bằng chứng khoa học đánh giá hiệu quả khi đưa công nghệ thực tế ảo ứng dụng vào việc đánh giá, điều trị nói chung và đào tạo kỹ năng xã hội cho người RLPTK nói riêng. Kết quả cho thấy đây là một thành tựu công nghệ đầy tiềm năng, đem lại lợi ích cho người RLPTK trong quá trình đánh giá và can thiệp, đặc biệt là trong đào tạo kỹ năng xã hội, nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm nhiều. Một số khuyển nghị gợi mở cho hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng, sử dụng thực tế ảo trong đào tạo kỹ năng xã hội cho người RLPTK trong tương lai cũng được đưa ra.

IMPLEMENTATION OF VIRTUAL REALITY TECHNOLOGY IN SOCIAL SKILLS TRAINING FOR INDIVIDUALS WITH AUTISM SPECTRUM DISORDERS

This paper presents the application of virtual reality technology in social skills training for individuals with autism spectrum disorders (ASD). Through the synthesis of published research articles around the world relating to this issue, this paper provides an overview of the status of development and construction, and the effectiveness of virtual reality technology in the assessment, treatment process and social skills training for individuals with ASD. The results showed that virtual reality is a potential technology achievement that benefits for ASD in assessment and intervention process, especially in social skills training, but still needs much further research. Some recommendations for application in research, and the usage of virtual reality in social skills training in the future were discussed.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)

18/11/2017

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET VÀ BẮT NẠT TRỰC TUYẾN Ở HỌC SINH

Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa việc sử dụng internet và nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh. Nghiên cứu được thực hiện trên 1.159 học sinh phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12 ở 10 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Bảng hỏi gồm các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng internet và bảng hỏi nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Kết quả cho thấy, thời lượng sử dụng internet mỗi ngày của học sinh là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến nhiều hơn học sinh không bị bắt nạt. Cùng với đó, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm học sinh về các hoạt động đăng ảnh, nói chuyện nhóm, mua sắm, gửi tin nhắn văn bản, gửi thư điện tử, nói chuyện (chat) cá nhân, tìm kiếm thông tin. Học sinh là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có mức độ sử dụng mạng internet với các hoạt động này nhiều hơn học sinh không bị bắt nạt.

INTERNET USAGE AND CYBER-VICTIMIZATION AMONG HIGH-SCHOOL STUDENTS

This research explored the relationship between the internet usage and risks for being cyber-victimized among students. The current research was implemented on 1.159 students from 6 th to 12 th grade from Ha Noi, Ha Nam and Hai Duong provinces. Questionnaires included items about internet usage and cyber-victimization. Results showed that cyber-victims use more time assessing internet each day than non-cyber-victims. The result also showed the significant different between these groups in some activities such as posting images, chat-room, shopping, sending emails, sending messages, personal chatting, and finding information. Cyber-victims access internet more frequent for these activities than non-cyber- victims.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)

22/12/2017

NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh THPT và nhu cầu tư vấn tâm lý của các em thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh/máy tính bảng. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm hiểu những yêu cầu của học sinh THPT đối với ứng dụng này. Khách thể gồm 340 học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy cảm xúc và học tập là lĩnh vực khó khăn tâm lý mà học sinh gặp phải nhiều nhất. Các em cũng mong muốn được tư vấn tâm lý đối với những khó khăn mà các em gặp phải và hình thức tư vấn được lựa chọn nhiều nhất là trực tuyến (qua ứng dụng trên điện thoại, email, video call,…). Đối với ứng dụng, các em cũng có một số yêu cầu về: chi phí, hình thức thanh toán, hệ điều hành, phong cách, bảo mật, v. v. Từ kết quả nghiên cứu, mô hình ứng dụng tư vấn tâm lý dành cho học sinh THPT cũng được đề xuất.

NEEDS FOR MENTAL HEALTH CARE BASED ON INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY IN SCHOOLS

This study examined the psychological difficulties of high school students and their needs of counseling through smartphone/tablet app. This study also examined students expectations for the counseling app. Participants included 340 high school students in Hanoi. Results showed that emotion and learning problems were common psychological difficulties in students. Students also needed psychological counseling for their difficulties and the most popular form is online counseling (via phone, email, video call, etc.). For app, students had some expectations regarding the cost, payment method, operating system, style, security, etc. From the research results, a model of psychological counseling app for high school students was proposed.

Toàn văn bài viết có thể xem ở đây (full text)