Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước (15 tháng 5 năm 1915 – 1 tháng 8 năm 1995) là một nhạc sĩ tiền chiến của tân nhạc Việt Nam. Ông nổi danh qua một số ca khúc như Chiều, Đêm tàn bến Ngự, Tiếng xưa và Ơn nghĩa sinh thành. Ông được xem là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. 

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hoà, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo, là cháu nội của nhà thơ Dương Khuê,[1] có cháu họ là nhạc sĩ Dương Thụ.[2][3] Cha ông làm bố chính tỉnh Hưng Yên.[1] Năm 7 tuổi, ông đã được học đàn nguyệt, đàn tranh và cổ nhạc. Năm 14 tuổi, ông được học piano cùng với giáo sư người Pháp tại Viễn Đông âm nhạc viện.

Những năm thập niên 1930, ông cùng nhạc sĩ Thẩm Oánh, Nguyễn Thiện Tơ thành lập ban nhạc "Myosotis", trình diễn tại Hà Nội. Trong thời gian ông còn ở Hà Nội, ông có mở một tiệm đàn mandolin,[4][7] nhưng cũng phải đóng cửa sau đó.

Sau năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn. Thời gian này, ông phụ trách ban nhạc "Cổ kim hòa điệu" trên Đài phát thanh Sài Gòn và dạy học tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.

Sau năm 1975, ông bị đuổi khỏi trường Âm nhạc và sống tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất vào 1 giờ 45 phút ngày 1 tháng 8 năm 1998 tại tư gia.