[Dr. Care] Ưu nhược điểm của răng giả tháo lắp toàn hàm

Da mặt bị lão hóa, mất chức năng nhai, khó phát âm chính xác,…là những hệ quả do việc mất răng cả hàm gây ra. Với những trường hợp mất răng nhiều như thế, Khách hàng chỉ có thể chọn lựa giải pháp răng giả tháo lắp toàn hàm hoặc trồng răng Implant. Vậy răng giả tháo lắp có những ưu, nhược điểm gì?

1. Điểm cộng của răng giả tháo lắp toàn hàm

  • Dễ dàng trong quá trình sử dụng: Khi sử dụng, Khách hàng chỉ cần đặt toàn bộ nền của răng tháo lắp lên toàn bộ nướu bao phủ xương hàm. Khi cần vệ sinh hay cần cảm giác dễ chịu khi ngủ, chỉ cần lấy hàm răng tháo lắp ra khỏi bề mặt nướu bình thường.
  • Khả năng ăn nhai chắc chắn: Chức năng ăn nhai vẫn được bảo đảm đối với những loại thức ăn không quá cứng.
  • Tương thích với cơ thể: Thành phần cấu tạo đều được sản xuất trên nền chất liệu thường thấy trong Y tế. Khách hàng có thể an tâm rằng các thành phần này rất an toàn với cơ thể.
  • Chi phí thấp: So với các phương thức làm răng giả khác, hàm răng tháo lắp có giả cả áp dụng rẻ nhất. Vậy trồng răng giả tháo lắp giá cả bao nhiêu? Theo khảo sát, giá cả trên thị trường dao động khoảng 7 trăm ngàn đến 7 triệu, phụ thuộc vào chất liệu răng.

2. Hạn chế của răng giả tháo lắp toàn hàm

  • Chức năng ăn nhai không chắc chắn: Khi dùng răng giả tháo lắp toàn hàm, Khách hàng sẽ không thể ăn nhai những thức ăn có độ cứng và dai. Điều này làm cho Khách hàng không thể dùng được nhiều món ăn yêu thích, về lâu dài còn tác động đến hệ tiêu hóa của Khách hàng do ăn nhai không kỹ.
  • Hậu quả sau sử dụng: Dùng răng giả tháo lắp đồng nghĩa với việc Khách hàng phải đối diện rất nhiều nguy cơ bị tiêu xương hàm. Gương mặt dần xuất hiện những dấu hiệu của lão hóa rõ nhất ở vùng quanh miệng. Đồng thời do nền hàm không khít với nướu, thức ăn thuận lợi dính vào nên hơi thở của Khách hàng cũng thường xuyên xuất hiện những mùi hôi miệng khó chịu.
  • Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ của liệu pháp này rất thấp. Trung bình khoảng 3 đến 5 năm, Khách hàng cần thay mới sản phẩm mới bằng cách làm lại từ đầu.

3. Phương thức trồng răng nguyên hàm nào toàn diện?

Cấu tạo của một chiếc răng Implant đã hoàn thành gồm 3 phần:

  • Trụ Titanium
  • Khớp nối Abutment
  • Mão răng sứ

Trường hợp ứng dụng:

Đối với những trường hợp mất răng nguyên hàm, tùy theo chất lượng xương hàm và sức khỏe tổng quan của Khách hàng mà Bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp trồng răng phù hợp nhất. Có 2 liệu pháp: Implant All-on-4 hoặc Implant All-on-6. Cả 2 phương pháp này đều phù hợp với những Khách hàng:

  • Bị mất răng toàn hàm hoặc tiêu xương.
  • Mất răng 1 hàm: trên hoặc dưới.
  • Mất răng cả hàm do viêm nha chu nặng.
  • Mất răng toàn hàm nhưng sức khỏe không đảm bảo để cấy ghép nhiều trụ Titanium
  • Muốn áp dụng phương pháp phục hình răng giả cố định hiệu quả, không mất quá nhiều chi phí và thời gian chữa trị.

Khi thực hiện bước cấy ghép, mỗi hàm sẽ được đặt từ 4 đến 6 trụ Titanium. Trong đó:

  • Trồng răng Implant All-on-4: 2 trụ Titanium được đặt thẳng, 2 trụ Titanium được đặt nghiêng ở vùng răng cửa.
  • Trồng răng Implant All-on-6: 4 trụ Titanium giữa cắm ở vị trí răng mặt trước và 2 trụ hai bên cắm vào vị trí răng mặt sau (răng hàm).

Khám phá: Bảng giá trồng răng nguyên hàm mới nhất tại Dr. Care

Mặc dù giá thành răng giả tháo lắp toàn hàm tương đối thấp, mức chi phí vô cùng tiết kiệm, tiếp cận được nhiều đối tượng Khách hàng. Nhưng song song đó vẫn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế. Khách hàng nên suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi sử dụng giải pháp này.

Link bài viết: https://drcareimplant.com/tim-hieu-uu-nhuoc-diem-cua-rang-gia-thao-lap-toan-ham-88