[Dr. Care] Sức khỏe yếu có nên trồng Implant?

Cấy ghép Implant là liệu trình phục hình răng giả được lựa chọn ngày càng nhiều hiện nay. Nhìn chung, Implant nha khoa phù hợp với hầu hết Khách hàng và tình trạng mất răng. Tuy vậy, nhằm đảm bảo quá trình phục hình răng diễn ra thành công tốt đẹp, Khách hàng cũng cần đáp ứng một số yêu cầu về sức khỏe cũng như thói quen chăm sóc răng miệng. Vậy Khách hàng có sức khỏe yếu có nên làm răng Implant không?

1. Điểm nổi bật của phương pháp trồng răng Implant

  • Mang lại vẻ ngoài thẩm mỹ hài hòa như răng thật.
  • Khôi phục chức năng ăn nhai giúp Khách hàng tự do thưởng thức những món ăn yêu thích như xưa.
  • Có độ bền chắc, an toàn và tương thích hoàn hảo với cơ thể.
  • Khắc phục những hậu quả nguy hiểm do mất răng gây ra như sâu răng, tụt nướu chân răng, viêm nướu, viêm nha chu …
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, da mặt chảy xệ, giúp Khách hàng trông trẻ trung yêu đời hơn.

Tìm hiểu thêm về phương pháp trồng răng Implant tối ưu:

https://sites.google.com/view/drcareimplant/home/kien-thuc-trong-rang/implant-nha-khoa-la-gi

2. Khách hàng có sức khỏe yếu có nên làm răng Implant?

Quá trình trồng Implant bao gồm bước gắn trụ vào xương hàm, được xem như một cuộc tiểu phẫu. Do đó, những Khách hàng có sức khỏe yếu, mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp ... thường lo ngại có nên trồng răng Implant không. Do đó Khách hàng nên khám tổng quát để vạch ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Các yếu tố cần lưu ý khi khám tổng quát:

  1. Thông tin của Khách hàng: lý do muốn cấy ghép Implant, các bệnh lý có thể ảnh hưởng quá trình trồng răng Implant cùng tiểu sử các bệnh răng miệng nếu có.
  2. Đánh giá các yếu tố liên quan: độ há miệng, tình trạng vệ sinh răng miệng, tình trạng các răng còn lại, thói quen răng miệng như nghiến răng, đẩy lưỡi, cắn móng tay …
  3. Đánh giá các yếu tố liên quan đến nướu: độ cao của đường cười, chiều cao nướu sừng hóa, bề dày nướu và gai nướu những răng kế cận.
  4. Đánh giá các yếu tố liên quan đến răng: hình dáng răng (dạng vuông hay tam giác) và tiếp điểm giữa hai răng tính từ bờ xương.
  5. Đánh giá các yếu tố liên quan đến xương: đánh giá khối lượng và chất lượng xương có đảm bảo tiêu chuẩn cố định trụ hay không.

Quá trình khám tổng quát kết thúc, Bác sĩ sẽ thông báo kết quả để Khách hàng biết có thể cấy ghép Implant hay không. Đối với Khách hàng sức khỏe yếu, đặc biệt đối tượng trung niên thường mắc bệnh kinh niên như tim mạch, tiểu đường, … thì quá trình này càng quan trọng. Nếu kết quả đảm bảo, Bác sĩ sẽ thực hiện những bước tiếp theo.

--- Có thể bạn quan tâm --- Những ai có thể trồng răng Implant?

3. Ai không nên cấy ghép Implant?

  • Phụ nữ mang thai vì quá trình cấy ghép răng đòi hỏi Khách hàng cần phải tiếp xúc với tia X, không tốt cho thai nhi.
  • Khách hàng đái tháo đường mất kiểm soát cần phòng khám nha khoa hợp tác với Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu theo dõi suốt quá trình thực hiện để hỗ trợ kịp thời.
  • Các hiện tượng viêm nhiễm sẽ khiến trụ Implant bị đào thải, ảnh hưởng đến cả quá trình cấy ghép răng. Không chỉ vậy, việc cố gắng cố định trụ vào vùng viêm nhiễm sẽ làm tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.
  • Nếu Khách hàng vệ sinh răng miệng qua loa và không tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của Bác sĩ sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng; đặc biệt hơn là trụ không thể tương thích với xương hàm.
  • Khách hàng mắc bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, đã xạ trị vùng xương hàm … có thể dẫn đến nhiều biến chứng kinh hoàng cho Khách hàng.

Trồng Implant là phương pháp cấy ghép răng giả tối ưu có tỉ lệ thành công, tương thích cao với mọi trường hợp. Tuy vậy Khách hàng cũng cần đáp ứng một số tiêu chí về sức khỏe và thói quen răng miệng. Vì vậy trước khi tiến hành trồng Implant, Khách hàng nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn chuyên nghiệp.

Nguồn tham khảo: TẠI ĐÂY