[Dr. Care] Người bị tiêu xương hàm có nên trồng răng giả không?

Xương hàm bị tiêu biến dần là một trong các hậu quả nghiêm trọng nhất có thể diễn ra với các tình trạng mất răng lâu năm. Nếu lựa chọn sai liệu trình làm răng sẽ làm tình trạng bị tiêu xương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy những Khách hàng bị tiêu xương hàm có nên trồng răng giả không?

1. Tiêu xương hàm là nguyên nhân của nhiều hậu quả khôn lường

• Khi mất răng, khu vực răng bị mất sẽ tạo nên một khoảng trống trên xương hàm.

→ Thời gian dài khi nướu không còn được tác động bởi lực nhai, xương hàm ở vị trí răng mất sẽ bị tiêu biến đi.

• Xương hàm tiêu biến khiến cho hai má Khách hàng sẽ bị hóp lại, vùng da quanh miệng bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

→ Khuôn mặt trông lớn tuổi hơn tuổi thật rất nhiều. Để tình trạng tiêu xương hàm lâu ngày sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ mất nhiều thời gian và chi phí điều trị của Khách hàng hơn khi phục hình răng.

• Xương hàm tiêu biến dần khi bị mất 1 răng hay 1 vài răng sẽ làm cho các răng xung quanh bị xô lệch theo chiều tự do, răng đối diện răng bị mất đẩy lên, dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như: hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

→ Về lâu dài, hàm răng sẽ bị yếu dần, những răng còn lại có khả năng bị lung lay và có nguy cơ mất thêm răng.

Bạn thắc mắc: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm

2. Có nên làm răng giả không khi bị tiêu xương hàm?

Khách hàng bị tiêu xương hàm hoàn toàn có thể phục hình răng vĩnh viễn. Hơn nữa, việc lựa chọn phương pháp trồng răng giả phù hợp sẽ giúp Khách hàng khắc phục được hầu hết các hậu quả mà mất răng gây ra, trong đó có cả tình trạng tiêu xương hàm. Dưới đây là danh sách các phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay đặc biệt dành cho Khách hàng bị tiêu xương hàm do mất răng lâu năm.

Hàm răng giả tháo lắp

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này không yêu cầu về chất lượng xương hàm của Khách hàng. Mặc dù vậy, phương pháp này lại có nhược điểm là làm cho tình trạng tiêu xương hàm của Khách hàng trầm trọng hơn. Đồng thời hàm giả tháo lắp còn có khả năng làm tuột nướu và khiến cho khuôn mặt Khách hàng bị lão hóa sớm khi dùng thời gian lâu dài.

Cầu răng sứ

Giống như hàm răng giả tháo lắp, làm răng bằng phương pháp cầu răng sứ cũng có khả năng Khách hàng có nguy cơ bị tiêu xương hàm, tuột nướu và làm cho khuôn mặt trông lớn tuổi hơn so với tuổi thật. Mặt khác, do phải mài hai răng liền kề răng đã mất để làm điểm tựa, cầu răng sứ khiến cho tủy của hai răng này bị tác động nên Khách hàng có khả năng sẽ bị mất thêm răng thật.

Khám pháp ngay phương pháp trồng răng sứ tối ưu nhất hiện nay

https://www.linkedin.com/pulse/dr-care-phuong-phap-trong-rang-vinh-vien-tot-nhat-linh-hoang

Cấy ghép Implant

Một răng Implant có cấu tạo bao gồm trụ Titanium, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, trụ Titanium sẽ được cắm bên trong xương hàm để nhận nhiệm vụ như chân răng thật. Thông thường, xương hàm khi đang trong giai đoạn bị tiêu biến thường không đủ khả năng nâng đỡ trụ Titanium trước tác động của lực nhai. Vì vậy, nguy cơ phẫu thuật cấy ghép Implant bị thất bại là rất cao. Tuy nhiên, hiện nay, Khách hàng bị tiêu xương hàm vẫn có cơ hội cấy ghép Implant nhờ thực hiện phẫu thuật cấy ghép xương. Tùy vào tình trạng tiêu xương hàm và sức khỏe Khách hàng, thời gian phục hồi sau khi điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng.

3. Cấy ghép xương khi bị tiêu xương hàm trong Implant

Có 2 cách thức cấy ghép xương, bao gồm cấy ghép xương tự thân và cấy ghép xương nhân tạo. Dựa vào kết quả kiểm tra tổng quát, Bác sĩ sẽ tư vấn cho Khách hàng nên lựa chọn hình thức cấy ghép xương nào là thích hợp với bản thân mình nhất.

Cấy ghép xương tự thân

Đây là phương pháp dùng chính xương của Khách hàng. Vị trí lấy xương có thể là mào chậu, xương hàm dưới vùng cằm và vùng góc hàm. Xương tự thân giúp tăng độ dày, cứng chắc cho xương hàm. Cách làm này này có tỷ lệ thành công cao vì xương tự thân dễ tích hợp và không bị đào thải khỏi cơ thể.

Cấy ghép xương nhân tạo

Hình thức này sẽ dùng các vật liệu ghép an toàn với cơ thể để cấy ghép vào phần bị thiếu xương. Xương nhân tạo giúp tăng thể tích xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Trung bình xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm/ tháng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của xương tự thân, cho đến khi đủ điều kiện Bác sĩ sẽ bắt đầu cấy ghép Implant như bình thường.

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật nha khoa, Khách hàng bị tiêu xương hàm vẫn có thể trồng răng giả, đặc biệt là khi lựa chọn liệu trình trồng Implant. Tuy vậy, để biết sức khỏe bản thân và tình trạng răng miệng có đảm bảo để trồng răng giả không, Khách hàng nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra tổng quát và được tư vấn chính xác nhất.

Nguồn tham khảo: https://drcareimplant.com/bi-tieu-xuong-ham-co-nen-trong-rang-gia-khong-77