Bị sưng nướu răng có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý

bị sưng nướu răng có mủ

Sưng nướu có mủ không chỉ tạo ra nhiều khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt mà còn là triệu chứng của bệnh viêm nướu răng. Nếu không điều trị ngay sẽ xuất hiện các túi mủ gây ra các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, áp xe răng.

1. Bị sưng nướu răng - dấu hiệu của bệnh viêm nướu

Sưng nướu răng là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm nướu - một loại bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay. Lúc này, vùng nướu sẽ bị sưng lên, màu hồng của nướu chuyển thành màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, lúc đầu thì đau nhức, thậm chí sẽ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc ăn các thực phẩm có hại cho răng. Ngoài ra, nướu răng bị sưng và có mủ cũng là môi trường lý tưởng tích tụ nhiều vi khuẩn dễ tạo mùi hôi khó chịu. Nếu bệnh tiến triển nặng, viêm nhiễm lâu ngày sẽ khiến nướu răng bị sưng đi kèm có mủ càng khó điều trị hơn. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất của nướu răng bị sưng là nướu không còn khả năng nâng đỡ răng, dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Bạn đang tìm kiếm phương pháp trồng răng cố định phù hợp:

>>> https://drcareimplant.com/trong-rang-gia-co-dinh-tot-nhat-bao-nhieu-tien-62

2. Cách xử lý sưng nướu răng có mủ

Đối với Bác sĩ

Ở giai đoạn đầu, Bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp kháng viêm, giảm sưng cùng một số biện pháp như lấy cao răng, làm sạch khoang miệng nhằm ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trong tình trạng sưng nướu nghiêm trọng, có mủ, chảy máu, bên cạnh kê đơn thuốc kháng sinh, Bác sĩ phải làm sạch vôi răng và các túi chứa vi khuẩn giữa nướu và răng. Trường hợp sưng nướu răng đã lan sang các mô khác, Bác sĩ cần thực hiện loại bỏ phần nha chu này và phẫu thuật ghép vạt nướu để ngăn chặn mất răng. Còn nếu sưng nướu là vì mọc răng khôn thì Bác sĩ thường tư vấn người bệnh nên nhổ bỏ luôn răng khôn để không làm ảnh hưởng các răng kế cận.

Đối với Người bệnh

Những Khách hàng mắc các bệnh về nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối hay nước trà xanh có công dụng sát khuẩn, giảm sưng. Lưu ý thay bàn chải đánh răng có lông mềm, đánh nhẹ nhàng, đúng cách để tránh tổn thương đến nướu. Trong việc ăn uống hàng ngày nên chọn thức ăn mềm, giàu vitamin A, C và hạn chế các món quá nóng, quá lạnh, có vị cay, chua, mặn …

3. Cách phòng bệnh viêm nướu răng có mủ

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngoài ra nên tăng cường dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám thức ăn và làm sạch khoang miệng thay cho tăm xỉa răng thông thường.
  • Uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày nhằm xây dựng môi trường ẩm trong khoang miệng, hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Từ bỏ các thói quen xấu cho răng miệng như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để nhanh chóng phát hiện bệnh nếu có.
  • Bị sưng nướu răng thường đi kèm với nhiều triệu chứng gây đau nhức, khó chịu. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh là áp dụng các phương pháp bảo vệ răng miệng mỗi ngày và thăm khám tại các phòng khám nha khoa đáng tin cậy.

Bài viết chi tiết: Tìm hiểu hiện tượng bị sưng nướu răng có mủ

Có thể bạn quan tâm: Khám phá địa chỉ trồng răng uy tín TP. HCM