ĐIỂM DU LỊCH TIỀN GIANG

ĐIỂM DU LỊCH TIỀN GIANG

TỈNH TIỀN GIANG

.Những thông tin cần thiết và kinh nghiệm khi đi du lịch Tiền Giang

Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, điểm đến Tiền Giang:

- Gò Thành: là di tích cấp quốc gia. Khu di tích thuộc xã Tân Thuận, huyện Chợ Gạo, cách TP Mỹ Tho. Di tích văn hoá Óc Eo ở Gò Thành có niên đại từ đầu thế kỷ I-VI sau công nguyên. Các hiện vật tìm thấy là các pho tượng quý như Vinus, Negasa, Nam Thần cùng nhiều hiện vật bằng đồng, vàng, gốm…

- Chợ nổi Cái Bè: là một trong những chợ nổi nổi tiềng của vùng sông nước Cửu Long. Chợ có từ thế kỷ XVIII. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi đây được hình bởi cù lao Tân Phong. Chợ nổi Cái Bè kéo dài gần 1.000 mét, ghe xuồng san sát bên nhau buôn bán sản vật miệt vườn sông nước Cửu Long.

- Bãi biển Tân Thành: Thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, cách Mỹ Tho 50km về phía Đông theo quốc lộ 50. Nơi đây, có bãi cát dài đã được đầu tư thành khu tham quan du lịch với nhiều dịch vụ như nghỉ, tắm nắng, thể thao trên biển…

- Cù lao Thới Sơn:

Một hòn đảo nằm giữa sông Tiền, đối diện TP Mỹ Tho. Nơi đây, có vườn cây ăn trái xum xuê trĩu quả. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của miệt vườn, cùng thưởng thức trái ngon và làm quen với các chủ vườn hiếu khách, vui vẻ, chân thật.

- Trại rắn Đồng Tâm: Một trung tâm nuôi rắn lấy nọc, kết hợp với trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trại rắn Đồng tâm có diện tích 11 ha, thuộc ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành. Trại rắn có nuôi nhiều loại rắn như: hổ chúa, hổ mang, hổ mèo, trăn, rắn lục… Nơi đây, đã trở thành điểm tham quan thu hút du khách.

- Chùa Vĩnh Tràng: Chùa lớn đẹp nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá quốc gia. Chùa được xây dựng trên khuôn viên khoảng 2.000m2, toạ lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho. Chùa do ông bà Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Năm 1907, chùa được trùng tu lại, theo kiến trúc Á-Âu, tạo nên nét đẹp lộng lẫy. Trong điện Phật có 60 pho tượng bằng gỗ quý, đặc biệt bộ Thập bát La Hán được tạc vào năm 1970, có thể là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chùa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

- Lăng Hoàng Gia: Cách TX Gò Công khỏng 2,5km, thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX Gò Công. Đây là nơi yên nghỉ của những người trong dòng họ Phạm Đăng. Có 13 người trong họ Phạm Đăng được xây lăng mộ tại đây. Trong đó, có lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, ông ngoại của vua Tự Đức, là được xây dựng nổi bật, kiến trúc độc đáo…

Lễ hội:

- Chiến thắng Ấp Bắc: Tổ chức hàng năm vào ngày chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963), tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy.

- Vàm Láng: Diễn ra tại chùa Ông (cá voi) của 2 xã Vàm Láng và Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, vào ngày 09-10/3 (âm lịch). Đây là lễ hội Nghinh Ông của ngư dân tỉnh Tiền Giang. Buổi sáng khoảng 9 giờ, thuyền nghênh Ông được trang hoàng lộng lẫy, trên đặt bàn thờ có mâm cổ, từ rạch Vàm Láng tiến ra sông Xoài Rạp. Lễ rước có tấu nhạc, ca xướng. Kết thúc là lễ đưa Ông về chùa thờ. Trong ngày hội, dân làng tổ chức vui chơi, ăn uống, hát ca.

- Tứ Kiệt: Lễ hội tại xã Thanh Hoà, huyện Cai Lậy, vào các ngày 15-16/8 (âm lịch) nơi thờ 04 vị anh hùng (ông: Đuốc, Long, Rổng, Thận) là “Tứ vị anh hùng vị quốc, hy sinh Vĩnh niệm. Kiệt nhân nghĩa cử, tinh thần bất khuất lưu tồn”. Lễ hội tổ chức những sinh hoạt văn hoá và các trò chơi dân gian.

- Lễ hội Kỳ yên Vĩnh Bình: Là lễ hội kỳ yên lớn nhất của tỉnh ở đình Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, từ ngày 14-16/12 (âm lịch)

Các đặc sản: có nhiều trái cây đặc sản như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Long Cổ Cò, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, dưa hấu và sơ ri Gò Công, khóm Tân Lập… Tiền Giang cũng nổi tiếng nhiều món ăn ngon như mắm tôm chà, bánh giá chợ Giồng, hủ tiếu Mỹ Tho…

THÔNG TIN DU LỊCH TIỀN GIANG