Huyện Thanh Bình

Khu di tích

VÀI NÉT VỀ DINH ÔNG ĐỐC VÀNG

(ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).

(Đền thờ Thượng tướng Quận Công Trần Văn Năng)

Như đến hẹn lại lên, hàng năm, vào những ngày rằm tháng 02 âm lịch. Nhân dân từ mọi miền đất nước lại quây quần bên Dinh Ông Đốc Vàng ở ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, nơi thờ phụng vị tướng oai linh, tài năng, đức độ: Trần Văn Năng, Người đã có công lao to lớn trong cuộc chiến tranh đánh đuổi bọn xâm lược, bảo vệ vững chắc bờ cõi, non sông gấm vóc tổ quốc ta, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.

Ông Trần Văn Năng sanh năm 1763 tại Làng Vĩnh Điềm Phủ Duyên Khánh – huyện Vĩnh Xương (nay là tỉnh Khánh Hòa). Ông mất năm 1835.

Xuất thân từ con nhà võ, tuổi trẻ của tướng quân Trần Văn Năng trải dài theo các cuộc chinh chiến chống giặc ngoại xâm và đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt là với tài chỉ huy kiệt xuất và mưu trí vô song của tướng quân mà quân và dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc thủy chiến khốc liệt đẩy lùi bọn xâm lược Xiêm La thời kỳ nửa đầu thế kỷ XIX (1834).

Ông được phong là: “Tiền quân Đô Thống Phủ Chướng Phủ Sự Lương Tài Hầu Tân Thành Quận Công”.

Năm 1835, do tuổi cao mà vẫn phải gian nan xông pha trận mạc, sức khỏe cạn kiệt dần qua sự khóc liệt của chiến tranh bảo vệ tổ quốc, Thượng Tướng Tân Thành Quận Công Trần Văn Năng lâm bệnh nặng…Trên đường xuôi thuyền trở về kinh để dưỡng bệnh, đến Bến Siêu, khu Cù Lao Tây trên cửa sông Vàm Nao (Sông Tiền) nay thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Người đã trút hơi thở cuối cùng.

Nhân dân thương tiếc tài năng, đức độ của thượng tướng đã lập nên đền thờ và bài vị của Người tại nơi Người mất.

Năm tháng qua đi, từ thế hệ này đến thế hệ khác, lòng người dân vẫn trung kiên thương nhớ công lao vị anh hùng dân tộc nên đã tu tạo, xây dựng từ ngôi đền nhỏ trước đây thành khu Dinh Ông Đốc vàng to lớn như ngày nay, tọa lạc trên mảnh đất huyện Thanh Bình anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Theo truyền thuyết dân gian: Cách đây trên 100 năm, từ nền ngôi Miếu cổ đổ nát bên Vàm rạch Đốc Vàng, nhân dân tìm thấy tấm bài vị vẫn còn sáng ngời hàng chữ khắc bằng ngọc trai: “Trần Ngọc Thượng Tướng Quận Công”. Những người tìm thấy ngôi Miếu và nhân dân vùng Tân Thạnh, Tân Phú đã cùng nhau xây dựng ngôi Đền thờ càng ngày càng mở rộng và bề thế hơn. Nhưng hàng năm, trước sự xâm thực của nước lũ với quy luật dòng sông: “Bên lỡ, bên bồi” mà bờ sông, nơi Đền thờ Thượng tướng cứ sụt lỡ dần, sụt lỡ dần…Cho đến một ngày, nước sông cuồn cuộn cuốn phăng đất, đá sát mép ngôi đền thờ, nhân dân lo lắng muốn xin được di dời ngôi Đền đến một nơi khác an toàn hơn. Nhưng lạ thay, những ngày sau đó trước nước lũ mênh mông chảy xiết như muốn cuốn trôi luôn cả ngôi Đền thì vùng đất bị nước cuốn sạt lỡ lại được bồi đắp dần, đất, đá đùn lên ngày một cao, vươn rộng ra như có hàng trăm hàng ngàn chiến binh gánh đất đá bồi lấp khoảng trống bị nước lũ cuốn đi. Chống lại mọi sức mạnh tự nhiên của nước lũ, Dinh Ông vẫn bề thế, vững chắc, hiên ngang trước phong ba bão táp và lấn dần, dồn nước ra xa, cứ như quân đội dũng mạnh của ngài Thượng tướng năm xưa đã đánh đuổi bọn xâm lược đến tận sào huyệt của chúng.

Truyền thuyết dân gian bắt nguồn từ lịch sử, tô đẹp thêm cho lịch sử. Linh ứng của ông cùng với lòng thành của nhân dân trong vùng hòa quyện nhau đã hình thành một tên gọi tôn kính: Dinh Ông Đốc Vàng.

Dinh Ông Đốc Vàng đã được Đảng và Nhà Nước xếp hạng là: Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia (theo Quyết định số 02/2004/BVHTT ngày 19/1/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch )).

Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Trần Văn Năng.

Để xứng đáng với lòng tôn kính của toàn dân đối với Thượng tướng Trần Văn Năng, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình đề nghị và đã được Nhà Nước phê duyệt kế hoạch xây dựng, tu tạo lại khu Dinh Ông Đốc Vàng, gắn liền với việc xây dựng khu du lịch Cồn Tô Châu.

Rồi đây khu đền thờ Dinh Ông Đốc Vàng là khu du lịch Cồn Tô Châu sẽ là nơi danh tham thắng cảnh gắn liền với lịch sử oanh liệt một thời xa xưa của vị tướng lĩnh Trần Văn Năng tạo thành khu vui chơi, học tập, giải trí cho các thế hệ trẻ của Huyện Thanh Bình nói riêng, cả nước nói chung.

Phòng VH&TT huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

ĐẶC SẢN ĐỒNG QUÊ...món này mình thích lắm!

HƯƠNG VỊ CHUỘT ĐỒNG

Thịt chuột đồng trong các quán nhậu, nhà hàng ở Nam Bộ được nấu nướng khá công phu với các món mới nghe đã thấy… thèm. Chẳng hạn món chuột đồng rô ti, hoặc chuột đồng xào lăn, chuột đồng kho nước cốt dừa…

Chuột có nhiều loại, nhưng gần gũi với chúng ta nhất có lẽ là chuột nhà và chuột đồng. Chuột nhà thì hầu như mọi người đều biết, nhưng chuột đồng thì những người sống bằng nghề nông mới hiểu hết.

Đó là những con chuột to như những con chuột cống ở khu vực đô thị, nhưng có điểm khác là bộ lông của chuột đồng màu vàng nâu, trông giống màu lông của những con cheo, con mễn của vùng rừng thẩm ngút ngàn Nam bộ.

Chuột đồng thường sống ở nơi hoang dã, rất tinh khôn và khả năng sinh sản vô cùng mạnh mẽ. Trung bình mỗi con chuột đồng cái đẻ 50-100 chuột con một năm.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, chuột đồng thường sống thành từng đàn trong những hang thông nhau dưới đất. Để bắt được chuột đồng, trước hết người ta cố gắng tìm cho được cửa hang của chuột cùng các lối thoát hiểm phụ khác.

Sau đó người ta tiến hành đốt rơm, hun khói ở cửa hang và đặt bẫy ngăn chặn tất cả các lối thoát hiểm của chúng. Bọn chuột trong hang bị sặc khói, buộc phải phóng chạy ra các cửa hang thoát hiểm, và thế là đều bị lọt vào bẫy giăng ở các cửa hang.

Riêng trong mùa nước lớn, các hang chuột bị chìm dưới mặt nước, chuột đồng phải kéo nhau lên các mô đất cao để lánh tạm, và việc bắt cũng đơn giản hơn.

Khi làm thịt chuột đồng, người Nam bộ thường chặt bỏ đầu, loại trừ cả bộ lòng và cả các móng chân. Tuy thịt chuột đồng không có mùi hôi, nhưng sau khi làm thịt người ta hay ướp thịt chuột đồng với ngũ vị hương hay sả ớt.

Thịt chuột đồng trong các quán nhậu, nhà hàng ở Nam Bộ được nấu nướng khá công phu với các món mới nghe đã thấy… thèm. Chẳng hạn món chuột đồng rô ti, hoặc chuột đồng xào lăn, chuột đồng kho nước cốt dừa…

Bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long thường nấu thịt chuột đồng với cây hà thủ ô và lá câu kỷ để có một món ăn có tác dụng giúp cho cơ thể cường tráng, tăng tuổi thọ, và tăng cả sức mạnh nam giới…

Ngoài ra khi gặp được một ổ chuột mới đẻ, bắt được những con chuột còn đỏ hỏn chưa mở mắt, gọi là chuột bao tử, người Nam bộ đem rửa sạch bằng rượu đế, sau đó cắt bỏ bộ lòng, rồi ngâm rượu chung với vài vị thuốc Đông y khác trong vòng 100 ngày sẽ có được một loại rượu thuốc nhiều tính năng bổ dưỡng, vì chuột bao tử còn giữ đầy đủ nguyên khí của chuột mẹ và chuột cha trao truyền.

Trong sách "Món ăn bài thuốc", dược sĩ Bùi Kim Tùng cho biết: do chuột đồng có khả năng sinh sản mạnh nên ăn thịt chuột đồng nhiều ngày sẽ giúp cho thận khí, tinh tuỷ đầy đủ, không đau lưng, hết mỏi gối, tóc đen.

Dược sĩ Bùi Kim Tùng còn dẫn thêm rằng y sư Tuệ Tĩnh từng khẳng định thịt chuột đồng đực có vị ngọt chát, hơi ấm, không độc, dùng để chữa trị các chứng gẫy xương, phong lửa, các vết thương do dao rựa gây nên, hoặc trị cả bệnh hiếm muộn con cái…

Nói tóm lại, bên cạnh loài chuột nhà chuyên phá phách và hôi hám, bẩn thỉu, các loài chuột đồng như chuột đồng Nam bộ, thịt của chúng là những món ăn, bài thuốc, bổ dưỡng, thơm ngon, góp phần phục vụ nhu cầu ẩm thực cho con người…

[SƯU TẦM]