Đồng Tháp Quê Hương Tôi

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 cả nước trong năm 2008.

Địa lý

Vị trí

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thánh phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010.

Địa hình

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

    1. Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.

    2. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Sinh thái

Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.

Các đơn vị hành chính

Biểu trưng của Tỉnh Đồng Tháp

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:

    • 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh.

    • 2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).

      • Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trong tương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi trở thành thành phố (vào năm 2010), Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên, Mỹ Tho và Rạch Giá.

      • Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh).

    • 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.

Kinh tế

    • Đồng Tháp có những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa. Nhờ đó trung tâm tỉnh lị của Đồng Tháp là thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc cùng được công nhận là đô thị loại 3. Và trong tháng 1 năm 2007, thị xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh.

Khu công nghiệp Sa Đéc (Khu C và C mở rộng)

Trung tâm thương mại - chợ thị xã Sa Đéc

Phà Cao Lãnh

    • Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.

    • Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng phân bố nhiều nhất vẫn là ở thị xã Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.

    • Thương mại- dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện. Hiện nay các trung tâm thương mại, các khu đô thị mới và các siêu thị lớn đều tập trung ở Tp Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc.

    • Khu dân cư cao cấp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp đc khởi công vào ngày 28 tháng 03 năm 2010, với tên gọi là Le's Villa. Trong bán kính 2km, dự án có thể kết nối thuận tiện với các tiện ích sẵn có của khu vực: trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục - thể thao, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc, khu cung cấp gạo, khu vui chơi giải trí và cơ quan hành chính sự nghiệp của thị xã Sa Đéc.[2]. Đồng thời khu đô thị cao cấp Sa Đéc đã làm thay đổi lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, quy hoạch khu dân cư theo mô hình hiện đại, văn minh.

Du lịch

Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm thị xã Sa Đéc

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 10 di tích đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia là:

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Vườn quốc gia Tràm Chim

Đài liệt sĩ Cao lãnh

Kiến An Cung - chùa Hoa tiêu biểu

Các điểm tham quan khác

Giáo dục

Đồng Tháp có một hệ thống trường học trên toàn bộ điạ bàn từ thành thị đến nông thôn đến cả vùng biên giới.

Đặc sản

    • Bánh phồng tôm Sa Giang

    • Nem Lai Vung

    • Quýt hồng Lai Vung

    • Quýt đường " Hoà An Tp. Cao Lãnh"

    • Xoài Cát hòa lộc " Với thương hiệu Xoài cát hoà lộc Cao Lãnh"

    • Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh"

    • Hủ tiếu Sa Đéc rất nổi tiếng.

    • Bánh Xèo Cao Lãnh

Nhân vật

Về thăm Đồng Tháp

Đến với Đồng Tháp, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh của bạt ngàn cây trái, được ngắm nhìn nhìn những loài vật đặc hữu chỉ riêng có ở nơi đây.

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long với đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú và thuộc vùng Đồng Tháp Mười mênh mông. Không chỉ là xứ sở trái cây mà mỗi loài đều được gắn với tên gọi của một vùng quê màu mỡ như: nhãn Châu Thành, mận Hòa An, xoài Cao Lãnh, quýt hồng Lai Vung cùng sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: bánh phồng tôm Sa Đéc, gốm Châu Thành, nem Lai Vung, chiếu Định Yên… Đồng Tháp còn là nơi lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử, những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn…

Thành phố Cao Lãnh – Trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Tháp

Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng 20 ha nằm giữa rừng tràm nguyên sinh ngập nước cách TP.Cao Lãnh hơn 30km. Nơi đây kênh rạch chằng chịt, hiểm trở, lau sậy mịt mùng với những vạt tràm xanh thẳm, hoang vu, là căn cứ của Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Dù bị địch càn quét dữ dội, dù biết bao lần bị B.52 và pháo bầy của giặc chà xát nhưng Xẻo Quýt vẫn hiên ngang đứng vững đến ngày toàn thắng (30/04/1975).

Khám phá sông nước Đồng Tháp

Ngày nay, các công sự, hầm ngầm, hầm bí mật, nhà họp của Tỉnh ủy được phục chế lại như xưa nhằm phục vụ cho du lịch truyền thống và về nguồn. Bạn sẽ được sống lại khung cảnh của một thời chiến khu xưa, nếu đi xuồng chèo xuyên qua những con rạch nhỏ hoang sơ, tĩnh lặng giữa rừng tràm Xẻo Quýt.

Những loài chim quý hiếm đang được bảo tồn tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận huyện Tam Nông, có diện tích 7.588 ha nằm trên địa hình đa dạng của vùng đất ngập nước vào mùa mưa, khô cạn vào mùa nắng. Đây là xứ sở của tràm, lau, sậy, năn, lác, sen, súng, lúa ma cùng với trăn, rắn, lươn, rùa và hơn 50 loài cá.

Tổ ong mật… hình ảnh cuộc sống thiên nhiên hoang dã chỉ có ở những khu rừng ngập mặn

Vườn quốc gia Tràm Chim có đến 198 loài chim nước, chiếm 1/4 số loài chim hiện có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quí hiếm như: sếu cổ trụi, ngan cánh trắng, te vàng, cò, bồ nông, diệc, vịt trời, già đãy Java. Loài chim điển hình nhất ở Tràm Chim là sếu cổ trụi (còn có tên gọi là sếu đầu đỏ hay hạc). Vào mùa khô, bắt đầu từ cuối tháng Chạp đến đầu tháng 5 (âm lịch), sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim trú ngụ. Chúng cùng các loài chim khác kiếm ăn tạo ra cảnh quan rất sinh động. Vườn Quốc gia Tràm Chim là một bảo tàng thiên nhiên, một khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn.

Từ cánh đồng mênh mông nước nổi, bạt ngàn cỏ ống, cỏ năng, bằng sức lao động của con người, 1.650 ha tràm đã vươn lên như tấm thảm xanh ướp đầy hương hoa để trở thành khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với sân chim rộng 36 ha bao gồm nhiều chủng loại như: trích cồ, trích nước, vịt trời, le le, còng cọc, bìm bịp, cò, vạc, diệc… Đặc biệt nơi đây còn có loài nhạn điển quý hiếm được đưa vào sách đỏ thế giới, loài chim này với đôi chân có màng như chân vịt, có khả năng bay xa, lặn sâu và bắt cá rất tài. Sân chim Gáo Giồng đích thực là một khu sinh thái bền vững, luôn sẵn sàng phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu.

Ngoài ra đến với Đồng Tháp, du khách còn được chiêm ngưỡng nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa người Việt Nam với những công trình kiến trúc đặc sắc. Toàn tỉnh Đồng Tháp có hàng trăm đền chùa, miếu mạo và mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Trong đó, Kiến An Cung (chùa Ông Quách) là ngôi chùa cổ mang nét kiến trúc độc đáo – là công trình văn hóa tiêu biểu mang tính đặc thù so với nhiều ngôi chùa khác ở Đồng Tháp đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là một nét đẹp văn hóa, là món ăn tinh thần của người dân Đồng Tháp. Đến với Đồng Tháp, du khách sẽ có cơ hội được tham dự những lễ hội như: lễ hội Gò Tháp, lễ hội cúng đình Tân Phú Trung, lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Khu Lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

[SƯU TẦM]