Mạng Cơ Bản

TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

1. Mạng điện báo

Mạng điện báo sử dụng hệ thống mã Morse để mã hóa thông tin cần truyền đi. Mã Morse sử dụng hai tín hiệu là tít và te (ký hiệu bằng dấu chấm (•) và dấu gạch ngang (-)).

Vào năm 1851 mạng thư tín đầu tiên được sử dụng để nối hai thành phố London và Paris. Sau đó không lâu, hệ thống mạng này được mở rộng toàn châu Âu.

Cấu trúc của mạng gồm có hai thành phần là Trạm điện báo (Telegraph Station) và Trạm chuyển điện báo ( Telegraph Switching Station) được nối lại với nhau bằng hệ thống dây truyền dẫn.

Để tăng tốc độ truyền tin, hệ thống Baudot thay thế mã Morse bằng mã nhị phân 5 bits (có thể mã hóa cho 32 ký tự). Các trạm điện báo cũng được thay thế bằng các máy têlêtíp (teletype terminal) cho phép xuất / nhập thông tin dạng ký tự. Hệ thống sử dụng kỹ thuật biến điệu (Modulation) và đa hợp (Multiplexing) để truyền tải thông tin.

2. Mạng điện thoại

Mạng điện thoại cho phép truyền thông tin dưới dạng âm thanh bằng cách sử dụng hệ thống truyền tín hiệu tuần tự.

Mạng điện thoại hoạt động theo chế độ chuyển mạch định hướng nối kết (circuit switching), tức thiết lập đường nối kết tận hiến giữa hai bên giao tiếp trước khi thông tin được truyền đi (connection oriented).

3. Mạng hướng đầu cuối

Đây là mô hình của các hệ thống máy tính lớn (Main Frame) vào những năm của thập niên 1970. Hệ thống gồm một máy chủ mạnh (Host) có năng lực tính toán cao được nối kết với nhiều thiết bị đầu cuối đần độn (Dumb terminal) chỉ làm nhiệm vụ xuất nhập thông tin, giao tiếp với người sử dụng.

II. ĐỊNH NGHĨA

Là hệ thống các máy tính được nối kết với nhau bằng một phương tiện truyền dẫn như: cáp (đường truyền vật lý), sóng điện từ,…. Một hệ thống mạng tổng quát gồm 3 thành phần sau:

- Đường biên mạng (Network Egde): Bao gồm các máy tính (Host) và các trình ứng dụng mạng (Network Application).

- Đường trục mạng ( Network Core): Gồm các bộ chọn đường (Router) làm nhiệm vụ chọn đường và truyền tải thông tin giữa các mạng với nhau. Có hai cơ chế truyền tải thông tin là:

o Chuyển mạch

§ Hoạt động theo mô hình điện thoại.

§ Tất cả tài nguyên được cấp cho cuộc gọi, mặc dù phần lớn thời gian là mạng ở trạng thái rỗi.

§ Phân chia băng thông kênh truyền được thực hiện một trong hai giải pháp: Phân chia theo tần số (FDMA-Frequency Division Multi Access) hay phân chia theo thời gian (TDMA- Time Division Multi Access).

o Chuyển gói

§ Thông tin trao đổi sẽ được phân thành những gói tin có kích thước tối đa xác định.

§ Gói tin của người dùng khác nhau sẽ chia sẽ nhau băng thông của kênh truyền. Mỗi gói tin sẽ sử dụng toàn bộ băng thông kênh truyền khi nó được phép truyền.

§ Các router sẽ sử dụng các giải thuật lưu và chuyển tiếp (store and forward) tức lưu lại các gói tin chưa gửi được vào hàng đợi cho đến khi kênh truyền rỗi thì gửi lần lượt các gói tin này.

- Mạng truy cập, đường truyền vật lý (Access Network, physical media): Là sự nối kết các Host với các Router ngoài rìa.

III. KIẾN TRÚC MẠNG (TOPOLOGY NETWORK)

Topology của mạng là cách bố trí các thành phần của mạng theo một dạng hình học nào đó. Có 3 dạng cơ bản sau:

1. Mạng hình tuyến (Bus Topology)

- Mô tả: Các thiết bị được nối kết với nhau trên đường trục chính (Cáp (Cache) đồng trục béo hoặc đồng trục gầy). Hai đầu được bịt bởi thiết bị đầu cuối (Terminator). Các máy được nối lại với nhau bằng đầu nối hình chữ T (T-Connector).

- Ưu điểm: Ít tốn dây dẫn và chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm: Mỗi thời điểm chỉ có một máy truyền dữ liệu, dữ liệu truyền đi sẽ được chuyển đến mọi máy trong mạng trong khi chỉ có một máy đích sẽ nhận dữ liệu à khi số máy trong mạng tăng lên thì hiệu suất mạng giảm nhanh chóng; Khi đường trục bị đứt hay mở rộng mạng thì toàn bộ hệ thống mạng bị tê liệt.

2. Mạng hình sao (Star Topology)

- Mô tả: Các thiết bị được nối kết với nhau thông qua thiết bị tập trung (thường là Hub). Thiết bị này có nhiều cổng (port) cho phép kết nối vào.

- Ưu điểm: Dễ lắp đặt, khi có sự cố trên một máy thì không ảnh hưởng đến toàn mạng. So với mạng hình Bus thì mạng hình sao dễ lắp đặt hơn.

- Nhược điểm: Tốn dây dẫn và chi phí đầu tư so với mạng hình Bus. Khi thiết bị trung tâm gặp sự cố thì mạng tê liệt.

3. Mạng hình vòng (Ring Topology)

- Mô tả: Có duy nhất một thẻ bày (Token) truyền vòng quanh mạng. Máy nào nhận được thẻ bày thì máy đó có quyền truyền tin. Khi truyền tin thì gói tin sẽ được truyền cùng với Token.

- Ưu điểm: Mở rộng mạng không gây gián đoạn mạng, mạng Ring tương đối ổn định.

- Nhược điểm: Tốn dây dẫn.

v Từ 3 dạng trên ta có hai dạng kết hợp như sau:

o Star-Bus

o

Star-Ring

IV. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH

1. Theo kỹ thuật truyền tin

- Mạng quảng bá: Tại mỗi thởi điểm chỉ có một máy tính được sử dụng đường truyền. Dữ liệu sẽ được truyền đến tất cả các máy tính trong mạng.

- Mạng điểm nối điểm: Các máy tính được nối với nhau thành từng cặp. Dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp từ máy gửi (phát) đến máy nhận (đích) hoặc qua một số máy trung gian.

2. Theo phạm vi địa lý

- Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network): Khoảng cách truyền trong một khu vực nhỏ (phạm vi phòng học, công ty,…), tốc độ truyền tải dữ liệu cao, số lượng máy khoảng vài trăm máy trở lại.

- Mạng đô thị (MAN: Metropolitan Area Network): Khoảng cách truyền trong một khu vực tương đối lớn (phạm vi thành phố, khu kinh tế,…), tốc độ truyền tải dữ liệu chậm hơn so với LAN, số lượng máy lên đến hàng nghìn máy.

- Mạng diện rộng (WAN: Wide Area Network): Hệ thống mạng của cả một quốc gia, châu lục, thế giới.

3. Theo sự phối hợp sử lý giữa các máy tính trong mạng

- Mạng ngang hàng (Peer to peer): Các máy tính trong mạng bình đẳng như nhau, tài nguyên được rải đều trên toàn mạng, tính năng bảo mật không cao, chi phí lắp đặt thấp, dễ sử dụng à thích hợp cho các mạng có quy mô nhỏ.

- Mạng khách – phục vụ (Client – Server): Có một máy tính đóng vai trò là máy phục vụ (Server) đáp ứng các yêu cầu của các máy khách gửi tới, tài nguyên được tập trụng tại Server, tính năng bảo mật cao, chi phí lắp đặt cao à thích hợp cho các mạng có quy mô lớn yêu cầu về bảo mật cao.

v Ngoài ra còn có mạng không dây: sử dụng các thiết bị vô tuyến.

V. HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM MẠNG

1. Hệ điều hành mạng

- Hệ điều hành mạng là một phần mềm hệ thống có các chức năng sau:

o Quản lý tài nguyên hệ thống.

o Quản lý người dùng.

o Đảm bảo sự giao tiếp giữa người sử dụng, chương trình ứng dụng với thiết bị hệ thống.

- Các hệ điều hành thông dụng hiện nay: Windows XP, Windows 2K, Windows 2K3, Linux, Ubuntu, Red Hat,…

2. Phần mềm mạng

Đây là thành phần quan trọng thật sự làm cho mạng máy tính vận hành chứ không phải là phần cứng. Phần mềm mạng được xây dựng dựa trên nền tảng của 3 khái niệm là giao thức (protocol), dịch vụ (service) và giao diện (interface).

- Giao thức (Protocol): Mô tả cách thức hai thành phần giao tiếp trao đổi thông tin với nhau. Cấu trúc thứ bậc của giao thức:

- Dịch vụ (Services): Mô tả những gì mà một mạng máy tính cung cấp cho các thành phần muốn giao tiếp với nó.

o Dịch vụ định hướng nối kết (Connection-oriented): Đây là dịch vụ vận hành theo mô hình của hệ thống điện thoại. Đầu tiên bên gọi phải thiết lập một nối kết, kế đến thực hiện nhiều cuộc trao đổi thông tin và cuối cùng thì giải phóng nối kết.

o Dịch vụ không nối kết (Connectionless): Đây là dịch vụ vận hành theo mô hình kiểu thư tín. Dữ liệu của bạn trước tiên được đặt vào trong một bao thư trên đó có ghi rõ địa chỉ của người nhận và địa chỉ của người gởi. Sau đó sẽ gởi cả bao thư và nội dung đến người nhận.

v Một số phép toán của dịch vụ:

- Giao diện (Interfaces): Mô tả cách thức mà một khách hàng có thể sử dụng được các dịch vụ mạng và cách thức các dịch vụ có thể được truy cập đến.

MÔ HÌNH OSI

I. KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG

Mục đích để giảm độ phức tạp trong thiết kế và cài đặt mạng. Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc đa tầng, trong đó mỗi tầng được xây dựng trên tầng trước nó và cung cấp dịch vụ cho tầng cao hơn. Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của mỗi tầng tuỳ thuộc vào nhà thiết kế. Mỗi tầng sẽ có một giao thức khác nhau.

v Nguyên tắc của kiến trúc mạng phân tầng:

o Mỗi tầng được xây dựng trên tầng trước đó và cung cấp các dịch vụ cho tầng cao hơn.

o Dữ liệu không được truyền trực tiếp từ tầng i của hệ thống này sang tầng thứ i của hệ thống kia (ngoại trừ đối với tầng thấp nhất).

o Giữa hai hệ thống kết nối chỉ ở tầng thấp nhất mới có liên kết vật lý còn ở tầng cao hơn chỉ là liên kết logic hay liên kết ảo được đưa vào để hình thức hóa các hoạt động của mạng, thuận tiện cho việc thiết kế và cài đặt các phần mềm truyền thông.

v Một số khái niệm cơ bản

o Tầng (Layer): Mọi quá trình trao đổi thông tin giữa hai đối tượng đều thực hiện qua nhiều bước, các bước này độc lập tương đối với nhau. Thông tin được trao đổi giữa hai đối tượng A, B qua 3 bước:

§ Phát tin: Thông tin chuyển từ tầng cao à tầng thấp

§ Nhận tin: Thông tin chuyển từ tầng thấp à tầng cao

§ Quá trình trao đổi thông tin trực tiếp qua đường truyền vật lý (thực hiện ở tầng cuối cùng).

o Giao diện (Interface): Mối quan hệ giữa hai tầng kề nhau.

o Giao thức (Protocol): Mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức của hai hệ thống khác nhau.

o Đơn vị dữ liệu sử dụng giao thức (Protocol Data Unit - PDU).

o Đơn vị dữ liệu dịch vụ (Service Data Unit - SDU).

II. MÔ HÌNH OSI

v Hoàn cảnh ra đời

- Khi thiết kế các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau,...

- Vì lý do đó, năm 1977, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) đã lập ra một tiểu ban nhằm đưa ra một khung chuẩn chung.

- Vào năm 1984 ISO đã xây dựng mô hình 7 tầng gọi là mô hình tham chiếu cho việc nối kết các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection - OSI Reference Model) gọi tắt là mô hình OSI.

v Mô hình tham chiếu OSI

v Nguyên lý hoạt động: dữ liệu được gởi đi từ tầng trên xuống tầng dưới cho đến tầng thấp nhất của máy tính gởi. Ở đó, dữ liệu sẽ được truyền đi trên đường truyền vật lý. Mỗi khi dữ liệu được truyền xuống tầng phía dưới thì nó bị "gói" lại trong đơn vị dữ liệu của tầng dưới. Tại bên nhận, dữ liệu sẽ được truyền ngược lên các tầng cao dần. Mỗi lần qua một tầng, đơn vị dữ liệu tương ứng sẽ được tháo ra.

Đơn vị dữ liệu của mỗi tầng sẽ có một tiêu đề (header) riêng.

1. Tầng vật lý (Physical Layer)

Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý. Nó định nghĩa các tín hiệu điện, trạng thái đường truyền, phương pháp mã hóa dữ liệu, các loại đầu nối được sử dụng.

2. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)

Chịu trách nhiệm chuyển khung dữ liệu không lỗi (phát hiện và sử lý lỗi) từ máy tính này sang máy tính khác thông qua tầng vật lý.

3. Tầng mạng (Network Layer)

Quản lý lưu lượng trên mạng: chuyển đổi gói, định tuyến, kiểm soát sự tắc nghẽn dữ liệu (nếu có nhiều gói tin cùng được gửi đi trên đường truyền thì có thể xảy ra tắc nghẽn).

Chiệu trách nhiệm tìm đường đi cho các gói tin, đảm bảo dữ liệu tới đích.

4. Tầng vận chuyển (Transportation Layer)

Đảm bảo dữ liệu truyền đi không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.

5. Tầng phiên (Session Layer)

Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ hoá các phiên truyền thông giữa họ với nhau.

6. Tầng trình bày (Presentation Layer)

Ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ liệu từ dạng thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có thể nhận biết. Ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng thức trung gian thành dạng thức thích hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận.

7. Tầng ứng dụng (Application Layer)

Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI. Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng.

MÔ HÌNH TCP/IP

I. MÔ HÌNH TCP/IP

1. Tầng truy cầp mạng

Nó là tầng liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói IP yêu cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự, và sau đó tạo một liên kết vật lý khác. Nó bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN, và tất cả các chi tiết trong tầng liên kết dữ liệu cũng như tầng vật lý của mô hình OSI.

2. Tầng mạng

Mục tiêu của tầng Internet là truyền các gói tin bắt nguồn từ bất kỳ mạng nào trên liên mạng và đến được đích trong điều kiện độc lập với đường dẫn và các mạng mà chúng đã trải qua. Giao thức đặc trưng khống chế tầng này được gọi là IP. Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói diễn ra tại tầng này.

3. Tầng vận chuyển

Tầng vận chuyển đề cập đến các vấn đề chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và sửa lỗi.

Tầng vận chuyển trong mô hình TCP/IP hổ trợ hai phương thức hoạt động không nối kết (UDP: User Datagram Protocol) và có nối kết (TCP: Transmission Control Protocol).

- UDP là dịch vụ truyền dữ liệu dạng không nối kết. Không có thiết lập nối kết giữa hai bên truyền nhận, do đó gói tin UDP (segment) có thể xuất hiện tại nút đích bất kỳ lúc nào. Các segment UDP tự thân chứa mọi thông tin cần thiết để có thể tự đi đến đích.

UDP hoạt động không tin cậy cho lắm, vì: Không có báo nhận dữ liệu từ trạm đích; không có cơ chế để phát hiện mất gói tin hoặc các gói tin đến không theo thứ tự; không có cơ chế tự động gởi lại những gói tin bị mất; không có cơ chế điều khiển luồng dữ liệu, và do đó có thể bên gởi sẽ làm ngập bên nhận.

- Ngược với giao thức UDP, TCP là giao thức vận chuyển tinh vi hơn, dùng để cung cấp dịch vụ vận chuyển tin cậy, hướng nối kết theo kiểu truyền thông tin bằng cách phân luồng các bytes. TCP là giao thức truyền hai hướng đồng thời, nghĩa là mỗi một nối kết hỗ trợ hai luồng bytes chạy theo hai hướng. Nó cũng bào gồm một cơ chế điều khiển thông lượng cho mỗi luồng bytes này, để cho phép bên nhận giới hạn lượng dữ liệu mà bên gởi có thể truyền tại một thời điểm nào đó. TCP cũng hỗ trợ cơ chế đa hợp, cho phép nhiều tiến trình trên một máy tính có thể đồng thời thực hiện đối thoại với đối tác của chúng.

4. Tầng ứng dụng

Tầng ứng dụng kiểm soát các giao thức mức cao, các vấn đề của tầng trình bày, mã hoá và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến ứng dụng vào trong một tầng, và đảm bảo dữ liệu được đóng gói một cách thích hợp cho tầng kế tiếp.

II. ĐỊA CHỈ IP

1. Địa chỉ IPv4

Mỗi địa chỉ IP gồm 32 bit (0 hoặc 1) chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm 8 bit tương đương 1 byte và được ngăn cách nhau bằng dấu “.”.

Gồm có hai phần chính là phần địa chỉ mạng (Net ID) và địa chỉ tram (Host ID). Trong đó phần Net ID lại dành một số bit để làm bit nhận dạng (Class bit) địa chỉ lớp nào.

2. Các lớp địa chỉ IP

- Địa chỉ IP được làm 5 lớp là: A, B, C, D và E. Trong đó: Lớp A được cấp cho một số ít các tổ chức lớn, lớp B cho các tổ chức có quy mô vừa, lớp C cho các tổ chức nhỏ, còn D và E để dự phòng.

- Bảng tóm tắt thông tin về các lớp:

3. Một số địa chỉ IP đặc biệt

- Địa chỉ mạng (Network Address): là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 0, được sử dụng để xác định một mạng.

Ví dụ : 10.0.0.0; 172.18.0.0 ; 192.1.1.0

- Địa chỉ quảng bá (Broadcast Address): Là địa chỉ IP mà giá trị của tất cả các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 1, được sử dụng để chỉ tất cả các máy tính trong mạng.

Ví dụ : 10.255.255.255, 172.18.255.255, 192.1.1.255

- Mặt nạ mạng chuẩn (Netmask): Là địa chỉ IP mà giá trị của các bits ở phần nhận dạng mạng đều là 1, các bits ở phần nhận dạng máy tính đều là 0. Như vậy ta có 3 mặt nạ mạng tương ứng cho 3 lớp mạng A, B và C là:

o Mặt nạ mạng lớp A: 255.0.0.0

o Mặt nạ mạng lớp B: 255.255.0.0

o Mặt nạ mạng lớp C: 255.255.255.0

Ta gọi chúng là các mặt nạ mạng mặc định (Default Netmask).

v Lưu ý: Địa chỉ mạng, địa chỉ quảng bá, mặt nạ mạng không được dùng để đặt địa chỉ cho các máy tính.

- Địa chỉ mạng 127.0.0.0 là địa chỉ được dành riêng để đặt trong phạm vi một máy tính. Nó chỉ có giá trị cục bộ ( trong phạm vi một máy tính). Thông thường khi cài đặt giao thức IP thì máy tính sẽ được gián địa chỉ 127.0.0.1. Địa chỉ này thông thường để kiểm tra xem giao thức IP trên máy hiện tại có hoạt động không.

- Địa chỉ dành riêng cho mạng cục bộ không nối kết trực tiếp Internet: Các mạng cục bộ không nối kết trực tiếp vào mạng Internet có thể sử dụng các địa chỉ mạng sau để đánh địa chỉ cho các máy tính trong mạng của mình:

o Lớp A : 10.0.0.0

o Lớp B : 172.16.0.0 đến 172.32.0.0

o Lớp C : 192.168.0.0

4. Ý nghĩa của Netmask

Với một địa chỉ IP và một Netmask cho trước, ta có thể dùng phép toán AND BIT để tính ra được địa chỉ mạng mà địa chỉ IP này thuộc về. Công thức như sau:

Network Address = IP Address & Netmask

Ví dụ: Cho địa chỉ IP = 198.53.147.45 và Netmask = 255.255.255.0. Ta thực hiện phép toán AND BIT (&) hai địa chỉ trên:

III. PHÂN MẠNG CON (Subneting)

- Là kỹ thuật chia một mạng ra thành nhiều mạng nhỏ hơn. Nhằm những mục đích sau:

o Đơn giản hóa việc quản trị.

o Có thể thay đổi cấu trúc bên trong của mạng mà không làm ảnh hướng đến các mạng bên ngoài. Một tổ chức có thể tiếp tục sử dụng các địa chỉ IP đã được cấp mà không cần phải lấy thêm khối địa chỉ mới.

o Tăng cường tính bảo mật của hệ thống: Phân mạng con sẽ cho phép một tổ chức phân tách mạng bên trong của họ thành một liên mạng nhưng các mạng bên ngoài vẫn thấy đó là một mạng duy nhất.

o Cô lập các luồng giao thông trên mạng.

- Phương pháp chung phân chia mạng con là:

o Phần nhận dạng mạng (Network Id) của địa chỉ mạng ban đầu được giữ nguyên.

o Phần nhận dạng máy tính của địa chỉ mạng ban đầu được chia thành 2 phần: Phần nhận dạng mạng con (Subnet Id) và Phần nhận dạng máy tính trong mạng con (Host Id).

- Để phân mạng con, người ta phải xác định mặt nạ mạng con (subnetmask). Mặt nạ mạng con là một địa chỉ IP mà giá trị các bit ở phần nhận dạng mạng (Network Id) và phần nhận dạng mạng con (Subnet Id) đều là 1 trong khi giá trị của các bits ở phần nhận dạng máy tính (Host Id) đều là 0. Hình sau mô tả mặt nạ phân mạng con cho một mạng ở lớp C.

- Khi có được mặt nạ mạng con, ta có thể xác định địa chỉ mạng con (Subnetwork Address) mà một địa chỉ IP được tính bằng công thức sau:

Subnetwork Address = IP & Subnetmask

- Bảng mô tả tóm lược Subneting ở lớp C

Ví dụ: Người ta ghi nhận địa chỉ IP của một host như sau: 203.162.4.35/29. Hỏi:

1. Địa chỉ IP trên thuộc lớp nào? Vì sao?

2. Có phân nhánh mạng con hay không? Nếu có hãy tiếp tục trả lời các câu hỏi sau:

a. Có bao nhiêu mạng con? Bao nhiêu máy trên mỗi mạng con? Địa chỉ mạng, địa chỉ quảng bá (broadcast) của nó? Từ đó liệt kê danh sách địa chỉ các host nằm chung nhánh mạng con với nó?

b. Địa chỉ 203.162.4.95 có thể trao đổi dữ liệu với địa chỉ trên không? (Biết rằng hai máy không thể trao đổi dữ liệu cho nhau nếu như khác nhánh mạng con).

Trả lời:

1. Địa chỉ IP trên thuộc lớp C. Vì: 191 < 203 < 224.

2. Địa chỉ trên đã phân nhánh mạng con.

a. Địa chỉ trên viết dưới dạng nhị phân là:

11001011.10100010.00000100.00100 011

& 11111111.11111111.11111111.11111 000

11001011.10100010.00000100.00100 111 à địa chỉ quảng bá

11001011.10100010.00000100.00100 000 à địa chỉ mạng con

Do kỹ thuật chia mạng con trên đã lấy 5 bit ở phần host ID để phân nhánh mạng con. Vậy:

ð Có tổng cộng: 25-2=30 mạng con.

ð Có tổng cộng: 23-2=6 máy trên mỗi mạng con.

ð Địa chỉ mạng của địa chỉ IP trên là: 255.255.255.32.

ð Địa chỉ quảng bá của địa chỉ IP trên là: 203.162.4.39.

ð Danh sách các host nằm chung nhánh mạng con với nó là: từ 203.162.4.33 à 203.162.4.38

b. Địa chỉ 203.162.4.95 viết dưới dạng nhị phân là:

11001011.10100010.00000100.01011111

& 11111111.11111111.11111111.11111000

11001011.10100010.00000100.01011000

ð Máy có địa chỉ là 203.162.4.95 thì không thể trao đổi dữ liệu với máy có IP trên (203.162.4.35/29) được. Vì có địa chỉ mạng là 203.162.4.88.

CÁC THIẾT BỊ MẠNG VÀ CHUẨN MẠNG LAN

I. CARD MẠNG (NIC hay Adapter)

1. Định nghĩa

Là thiết bị kết nối giữa máy tính và cáp mạng. Card mạng giao tiếp với máy tính qua các khe cắm như: ISA ( các máy thế hệ trước), PCI, USB,… thông qua các đầu nối như: AUI, BNC, UTP,…

Mỗi card mạng có một địa chỉ riêng (địa chỉ MAC – Media Access Control) dùng để phân biệt giữa card mạng này với card mạng khác. Địa chỉ này được tổ chức IEEE – Viện công nghệ Điện và Điện tử cấp cho nhà sản xuất. Địa chỉ này gồm 6 byte. 3 byte đầu là của IEEE cấp cho nhà sản xuất, 3 byte sau là của nhà sản xuất đánh dấu trên mỗi card mạng (số serial card mạng của nhà sản xuất đó). Địa chỉ này được ghi cố định vào ROM được gọi là địa chỉ vật lý.

2. Chức năng chính

- Chuẩn bị dữ liệu trước khi truyền trên mạng: Dữ liệu sẽ được chuyển từ dạng byte, bit sang dạng tín hiệu điện để có thể truyền trên cáp, sóng điện từ,…

- Thỏa thuận các quy tắt truyền dẫn.

- Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và đường truyền.

3. Một số ảnh minh họa

Chuẩn khe ISA

Chuẩn khe PCI

USB NIC

II. CÁP MẠNG

1. Cáp đồng trục (coaxial)

Là thiết bị đầu tiên dùng trong các LAN. Cáp đồng trục sử dụng đầu nối hình chữ T (đầu BNC).

- Cấu tạo

o Lõi truyền dữ liệu làm bằng đồng hoặc đồng bện.

o Lớp cách điện.

o Lớp kim loại làm bằng đồng bện hoặc lá. Dây này có tác dụng bảo vệ lõi, chống nhiễu từ.

o Ngoài cùng là lớp võ plastic bảo vệ cáp.

- Phân loại

o Cáp mỏng (thin cable/thinnet): có đường kính khoảng 6mm, thuộc họ RG-58, chiều dài đường chạy tối đa là 185 m với số máy tối đa là 30 máy.

§ Cáp RC-58, trở kháng 50 ohm dùng với Ethernet mỏng.

§ Cáp RC-59, trở kháng 75 ohm dùng cho truyền hình cáp.

§ Cáp RC-62, trở kháng 93 ohm dùng cho ARCnet.

o Cáp dày (thick cable/thicknet): có đường kính khoảng 13mm thuộc họ RG-58, chiều dài đường chạy tối đa 500m với số máy tối đa là 100 máy.

- Ưu điểm của cáp đồng trục: là rẻ tiền, nhẹ, mềm và dễ kéo dây.

2. Cáp xoắn đôi

- Đây là loại cáp gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau.

- Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại ( STP - Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP -Unshield Twisted Pair).

o Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi giây xoắn với nhau.

o Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.

- STP và UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng:

o Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): Thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).

o Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại.

o Loại 4 (Cat 4): Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s.

o Loại 5 (Cat 5): Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s.

o Loại 6 (Cat 6): Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s.

- Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường.

Cách bấm cáp mạng

- EIA và TIA đưa ra 2 chuẩn bấm đầu dây là T568A và T568B .

o T568A: Trắng xanh lá – xanh lá – trắng cam – xanh dương – trắng xanh dương – cam – trắng nâu – nâu.

o T568B: Trắng cam – cam – trắng xanh lá – xanh dương – trắng xanh dương – xanh lá – trắng nâu – nâu.

- Bấm thẳng (hai đầu bấm cùng chuẩn T568A hoặc T568B, thường bấm theo chuẩn T568B) để nối hai thiết khác loại. Ví dụ: PC – Hub, PC – Switch,…. Bấm chéo (một đầu theo chuẩn T568A còn đầu kia theo chuẩn T568B) để nối hai thiết bị cùng loại. Ví dụ: PC – PC, Hub – Hub,…

- Thực hiện như sau:

o Bóc bỏ lớp vỏ ngoài khoảng 3 à 5cm.

o Mở các cặp dây và làm thẳng sợi cáp.

o Xếp các sợi cáp theo chuẩn T568A hoặc T568B.

o Một tay giữ cố định các sợi dây đảm bảo đúng trật tự và các đầu dây phải thẳng sau khi tay kia cắt (thật dứt khoát) các sợi dây (còn khoảng 1.2cm).

o Nương và nhét các sợi dây vào đầu RJ45 và dùng kìm bấm mạnh và dứt khoát (sẽ có tiếng rắc nhẹ).

v Nếu đầu bấm tốt thì đầu RJ45 phải ngậm một chút vỏ nhựa của sợi cáp, các pin bên trong phải khít tới đầu nhựa của RJ45, và phải nhìn thấy đủ, đều các lỏi đồng của các pin khi nhìn đứng đầu RJ45.

3. Cáp quang

- Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp nhằm phản chiếu các tín hiệu. Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) với băng thông rất cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng nguồn sáng laser, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy giảm tín hiệu rất thấp nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps.

- Các loại cáp quang:

o Loại lõi 8.3 micron, lớp lót 125 micron, chế độ đơn.

o Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.

o Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.

o Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ.

- Do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đấu nối.

- Chỉ trừ nhược điểm khó lắp đặt và giá thành còn cao, nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này.

Bảng tóm lược

III. MODEM

4. Định nghĩa

Là thiết bị nối kết hai máy tính ở xa lại với nhau thông qua mạng điện thoại. Modem thường có hai loại: Internal (là loại được gắn trong máy tính giao tiếp qua khe cắm ISA hoặc PCI), external (là loại thiết bị được đặt bên ngoài máy tính giao tiếp thông qua cổng COM theo chuẩn RS-232). Cả hai loại này đều có cổng giao tiếp RJ11.

5. Chức năng

Chuyển đổi tín hiệu số (digital) sang tín hiệu tương tự (analog) để truyền trên đường dây điện thoại. Ở máy nhận quá trình diễn ra ngược lại. Nó còn giúp nối kết các LAN ở xa thành WAN.

6. Một số ảnh minh họa

IV. BỘ KHUYẾCH ĐẠI TÍN HIỆU (REPEATER)

Là thiết bị hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI, dùng để khuếch đại tín hiệu trên các đoạn cáp dài. Không có khả năng lọc dữ liệu và tín hiệu sau khi khuếch đại có khả năng sẽ bị sai lệch.

V. BỘ TẬP TRUNG (HUB)

1. Định nghĩa

Là thiết bị giống như Repeater cũng hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI nhưng có nhiều port hơn (8, 16, 24 port hoặc nhiều hơn). Hub cho phép nhiều máy tính nối kết lại với nhau thông qua các port.

2. Phân loại

Hub thụ động (Passive Hub): Không xử lý các tín hiệu dữ liệu.

Hub chủ động (Active Hub): Xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng. Ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên.

Hub thông minh (Intelligent Hub): cũng là Hub chủ động, có thể có bộ vi xử lý của mình và bộ, có thể hoạt động như bộ tìm đường hay một cầu nối. Nó có thể cho phép tìm đường cho gói tin đến đúng port có trạm đích mà không cần phải chuyển gói tin đến tất cả các port.

3. Một số ảnh minh họa

VI. CẦU NỐI (BRIDGE)

Là thiết bị hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI, cho phép ghép nối hai nhánh mạng lại với nhau, có khả năng chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết.

Trong Bridge có bảng địa chỉ MAC dùng để chọn đường đi cho các gói tin.

VII. BỘ CHUYỂN MẠCH (SWITCH)

Là thiết bị giống như Bridge cũng hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI nhưng có nhiều port hơn (8, 16, 24 port hoặc nhiều hơn).

o Có hệ điều hành, bộ nhớ riêng được tích hợp bên trong.

o Hiểu được địa chỉ MAC.

v Một số tính năng mở rộng của Switch

- Phương pháp chuyển gói tin:

o Store and Forward: là tính năng lưu dữ liệu trong bộ đệm trước khi truyền sang các port khác để tránh đụng độ (collision), thông thường tốc độ truyền khoảng 148.800 pps. Với kỹ thuật này toàn bộ gói tin phải được nhận đủ trước khi Switch truyền frame này đi do đó độ trễ (latency) lệ thuộc vào chiều dài của frame.

o Cut Through: Switch sẽ truyền gói tin ngay lập tức một khi nó biết được địa chỉ đích của gói tin. Kỹ thuật này sẽ có độ trễ thấp hơn so với kỹ thuật Store and Forward và độ trễ luôn là con số xác định, bất chấp chiều dài của gói tin.

o Fragment Free: thì Switch đọc 64 byte đầu tiên và sau đó bắt đầu truyền dữ liệu.

- Trunking (MAC Base): ở một số thiết bị Switch, tính năng Trunking được hiểu là tính năng giúp tăng tốc độ truyền giữa hai Switch, nhưng chú ý là hai Switch phải cùng loại. Riêng trong thiết bị Switch của Cisco, Trunking được hiểu là đường truyền dùng để mang thông tin cho các VLAN.

- VLAN: tạo các mạng ảo, nhằm đảm bảo tính bảo mật khi mở rộng mạng bằng cách nối các Switch với nhau. Mỗi VLAN có thể được xem là một Broadcast Domain, nên khi chia các mạng ảo giúp ta sẽ phân vùng miền broadcast nhằm cải tiến tốc độ và hiệu quả của hệ thống. Nói cách khác, VLAN là một nhóm logic các thiết bị hoặc người sử dụng. Nhóm logic này được chia dựa vào chức năng, ứng dụng, … mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Chỉ có các thiết bị trong cùng VLAN mới liên lạc được với nhau. Nếu muốn các VLAN có thể liên lạc được với nhau thì phải sử dụng Router để liên kết các VLAN lại.

- Spanning Tree: tạo đường dự phòng, bình thường dữ liệu được truyền trên một cổng mang số thứ tự thấp. Khi mất liên lạc thiết bị tự chuyển sang cổng khác, nhằm đảm bảo mạng hoạt động liên tục. Spanning Tree thực chất là hạn chế các đường dư thừa trên mạng.

VIII. BỘ DẪN ĐƯỜNG (ROUTER)

4. Định nghĩa

Là thiết bị hoạt động ở tầng mạng trong mô hình OSI dùng để nối kết các mạng logic lại với nhau (nối kết liên mạng).

5. Phân loại

- Router nội : quản lý các LAN bên trong, chuyển dữ liệu qua,lại giữa các LAN.

- Router ngoại: Quản lý LAN trong và các LAN ngoài.

- Router biên : Liên kết LAN với WAN.

6. Tính năng

- Hiểu được địa chỉ IP.

- Có CPU, hệ điều hành, bộ nhớ riêng, có cổng input, output, giao diện.

- Có khả năng chọn đường đi tốt nhất (có bảng định tuyến được cấu hình bằng tay hoặc tự động) cho các gói dữ liệu.

- Tái lập thông tin.

- Lọc các gói tin khi truyền.

- Nối kết các mạng không giống nhau.

- Có thể thiết lập tường lửa (firewall) ở mức độ đơn giản.

v Chú ý: Người ta có thể dùng máy tính có gắn nhiều card mạng để giả lập Router.

7. Nguyên lý hoạt động

Khi một gói tin đến Router, Router sẽ thực hiện các việc kiểm tra địa chỉ IP đích của gói tin:

- Nếu địa chỉ mạng của IP đích này có trong bảng định tuyến của Router, Router sẽ gởi ra port tương ứng.

- Nếu địa chỉ mạng của IP đích này không có trong bảng định tuyến, Router sẽ kiểm tra xem trong bảng định tuyến của mình có khai báo Default Gateway hay không:

o Nếu có khai báo Default Gateway thì gói tin sẽ được Router đưa đến Default Gateway tương ứng.

o Nếu không có khai báo Default Gateway thì gói tin sẽ bị loại bỏ.

v Chú ý: địa chỉ được xét ở đây là địa chỉ IP.

IX. CHUẨN ETHERNET

- Đầu tiên, Ethernet được phát triển bởi các hãng Xerox, Digital, Intel vào đầu những năm 1970. Phiên bản đầu tiên của Ethernet được thiết kế như một hệ thống 2,94 Mbps để nối hơn 100 máy tính vào một sợi cáp dài 1 Km. Sau đó các hãng lớn đã thảo luận và đưa ra chuẩn dành cho Ethernet 10 Mbps.

- Những đặc điểm cơ bản của Ethernet như sau:

o Cấu hình: bus hoặc star.

o Phương pháp chia sẻ môi trường truyền: CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access/Collision Detection). (Là giao thức kiểm tra đường truyền rỗi thì mới truyền dữ liệu để giảm thiểu sự đụng độ và tăng hiệu suất mạng).

o Quy cách kỹ thuật IEEE 802.3

o Vận tốc truyền: 10 – 100 Mbps.

o Cáp: cáp đồng trục mảnh, cáp đồng trục lớn, cáp UTP.

- Tên của chuẩn Ethernet thể hiện 3 đặc điểm sau:

o Con số đầu tiên thể hiện tốc độ truyền tối đa.

o Từ tiếp theo thể hiện tín hiệu dải tần cơ sở được sử dụng (Base hoặc Broad).

§ Ethernet dựa vào tín hiệu Baseband sẽ sử dụng toàn bộ băng thông của phương tiện truyền dẫn. Tín hiệu dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp trên phương tiện truyền dẫn mà không cần thay đổi kiểu tín hiệu.

§ Trong tín hiệu Broadband (ethernet không sử dụng), tín hiệu dữ liệu không bao giờ gởi trực tiếp lên phương tiện truyền dẫn mà phải thực hiện điều chế.

o Các ký tự còn lại thể hiện loại cáp được sử dụng. Ví dụ: chuẩn 10Base2, tốc độ truyền tối đa là 10Mbps, sử dụng tín hiệu Baseband, sử dụng cáp Thinnet.

- Một số chuẩn mạng Ethernet phổ biến.

o Chuẩn 10BASE-2

§ Khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm là 0.5m.

§ Dùng cáp Thinnet (RG-58).

§ Tốc độ 10 Mbps.

§ Dùng đầu nối chữ T (T-connector).

§ Chiều dài phân đoạn mạng tối đa là 185m. Toàn bộ hệ thống cáp mạng không thể vượt quá 925m.

§ Số nút tối đa trên mỗi phân đoạn mạng là 30.

§ Việc mở rộng mạng phải tuân thủ quy luật 5-4-3.

§ Ưu điểm chuẩn 10Base2: giá thành rẻ, đơn giản.

v Quy tắc 5-4-3: quy tắc này cho phép kết hợp đến năm đoạn cáp được nối bởi 4 bộ chuyển tiếp, nhưng chỉ có 3 đoạn là nối trạm.

o Chuẩn 10BASE-5

§ Khoảng cách tối thiểu giữa hai nút là 2.5m.

§ Dùng cáp thicknet (cáp đồng dày).

§ Tốc độ 10Mbps.

§ Chiều dài phân đoạn mạng tối đa là 500m. Toàn bộ chiều dài mạng không thể vượt quá 2500m.

§ Thiết bị đầu cuối (terminator) phải được nối đất.

§ Số nút tối đa cho mỗi phân đoạn mạng là 100 (bao gồm máy tính và tất cả các repeater).

§ Tuân theo quy tắc 5-4-3.

§ Ưu điểm: khắc phục được khuyết điểm của mạng 10Base2, hỗ trợ kích thước mạng lớn hơn.

v Chú ý: trong các mạng lớn người ta thường kết hợp cáp dày và cáp mảnh. Cáp dày dùng làm cáp chính rất tốt, còn cáp mảnh dùng làm đoạn nhánh.

o Chuẩn 10BASE-T

§ Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy tính là 2,5m.

§ Dùng cáp UTP loại 3, 4, 5 hoặc STP.

§ Dùng thiết bị đấu nối trung tâm Hub.

§ Tốc độ 10Mbps.

§ Dùng đầu nối RJ-45.

§ Số nút tối đa là 512 và chúng có thể nối vào 3 phân đoạn bất kỳ với năm phân tuyến tối đa có sẵn.

§ Chiều dài tối đa một phân đoạn cáp là 100m.

§ Dùng mô hình vật lý star.

§ Có thể nối các phân đoạn mạng 10BaseT bằng cáp đồng trục hay cáp quang.

§ Số lượng máy tính tối đa là 1024.

§ Khoảng cách cáp tối thiểu từ một Hub đến một máy tính hoặc một Hub khác là 0,5m.

§ Ưu điểm: do trong mạng 10BaseT dùng thiết bị đấu nối trung tâm nên dữ liệu truyền tin cậy hơn, dễ quản lý. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc định vị và sửa chữa các phân đoạn cáp bị hỏng. Chuẩn này cho phép bạn thiết kế và xây dựng trên từng phân đoạn một trên LAN và có thể tăng dần khi mạng cần phát triển. 10BaseT cũng tương đối rẻ tiền so với các phương án đấu cáp khác.

X. FDDI (FIBER DISTRIBUT32ED DATA INTERFACE)

- FDDI là công nghệ mạng vòng tín bài có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 100 triệu bit/giây, nhanh gấp 8 lần mạng vòng tín bài IBM, và nhanh hơn 10 lần mạng Ethernet. Để cung ứng tốc độ dữ liệu nhanh như vậy, FDDI dùng sợi quang để nối các máy thay cho cáp đồng.

- Mạng FDDI sử dụng cáp quang có đặc điểm sau:

o Chiều dài tối đa của cáp (2 vòng) là 100Km, nếu cáp (1 vòng) thì chiều dài tối đa là 200Km.

o Có khả năng hỗ trợ 500 máy trong một mạng.

o Bảo mật: chỉ bị nghe lén khi vòng cáp bị đứt.

o Không bị nhiễu điện từ.

- FDDI dùng tính năng dự phòng để khắc phục sự cố. Một mạng FDDI gồm hai vòng - một dùng để gởi dữ liệu khi mọi việc đều ổn, và chỉ sử dụng vòng thứ hai khi vòng một hỏng. Hai vòng này có chiểu ngược nhau.

Phương pháp truy cập mà mạng FDDI sử dụng là phương pháp Token-Ring. Thẻ Token là một Frame đặc biệt, chạy xoay vòng trên đường mạng. Khi máy trạm cần truyền dữ liệu, nó sẽ bắt thẻ Token, sau khi bắt được thẻ thì nó bắt đầu truyền dữ liệu, sau khi truyền dữ liệu xong thì nó sẽ giải phóng thẻ Token. Chỉ có máy trạm nào giữ thẻ Token mới được phép truyền dữ liệu lên trên đường mạng.

THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG LAN

I. QUY TRÌNH THIẾT KẾ

8. Quy tắt chung

- Thu thập thông tin về yêu cầu và mong muốn của người dùng.

- Khả năng mở rộng mạng trong tương lai.

- Lập danh sách các thiết bị mạng và sơ đồ thiết kế mạng.

- Lập tài liệu báo cáo.

9. Tiêu chuẩn

- Vận hành được với độ tin cậy chấp nhận được.

- Khả năng mở rộng mạng không gây ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống.

- Khả năng tương thích với công nghệ mới trong tương lai.

- Dễ dàng trong công tác quản trị.

10. Lập sơ đồ thiết kế mạng

Thiết kế mạng đơn giản

Thiết kế mạng ở tầng vật lý

Thiết kế mạng ở tầng liên kết mạng

Thiết kế mạng ở tầng

II. KIỂM TRA SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG

1. Kiểm tra Driver

Right click (R_Click) lên My Computer à Manage à Device Manager xem driver được cài chưa. Nếu chưa được cài đặt thì sẽ có xuất hiện dấu hỏi màu vàng kèm dấu chấm cảm và không có biểu tượng của card mạng .

2. Kiểm tra card mạng được Enable chưa

R_click lên My Network Places à Properties. Nếu có xuất hiện biểu tượng hai máy tính nối kết với nhau nhưng bị mờ đi (hoặc trong của sổ Computer Management xuất hiện biểu tượng card mạng bị xóc chéo màu đỏ ) à chứng tở card mạng đã bị disable à ta cần phải enable card mạng bằng cách R_Click lên biểu tượng này chọn Enable để mạng có thể hoạt động được.

3. Kiểm tra sự nối kết vật lý

Nếu sau khi Enable rồi mà xuất hiện biểu tượng hai máy tính bị xóc chéo màu đỏ à chưa cấm dây mạng vào máy.

4. Kiểm tra các dịch vụ cơ bản

R_Click lên biểu tượng à Properties. Kiểm tra các mục:

III. CHIA SẼ VÀ TRUY CẬP TÀI NGUYÊN MẠNG

5. Chia sẽ tài nguyên

- Nhằm mục đích chính là cho phép mọi người có thể dùng chung tài nguyên hệ thống.

- Các bước thực hiện như sau:

o Trước khi tiến hành ta phải kiểm tra tuỳ chọn Use simple file sharing (Tool à Folder Options… à View à Use simple file sharing) đã được bỏ check chưa. Nếu chưa thì ta bỏ nó đi.

o Muốn chia sẽ folder nào ta chỉ việc R-Click lên folder ấy (Thường ta chỉ tạo một folder dùng để chia sẽ cho mọi người. Các folder cần chia sẽ sẽ được copy vào trong thư mục này) à Sharing and Security…. Một hộp thoại hiện ra như sau:

à chọn Share this folder. Trong mục Uer limit có hai mục:

§ Maximum allowed: Cho phép tất cả mọi người được truy cập.

§ Allow this number of users: Cho phép số lượng người dùng xác định truy cập.

o Nếu muốn phân quyền trên thư mục cần chia sẽ hãy chọn Permissions

Trong đó Full Control là toàn quyền, Change là có quyền thay đổi nội dung, Read là chỉ được đọc.

o Nếu muốn phân quyền cho phép nhóm hoặc người dùng nào được phép truy cập thì trong mục Group or users name ta có thể click Add (hoặc Remove) để thêm (hoặc xoá) nhóm hoặc người dùng đó.

6. Truy cập tài nguyên mạng

Để có thể truy cập các tài nguyên trên mạng ta có thể thực hiện một trong các cách sau:

- Start à Run à hai dấu “\\” rồi đến địa chỉ IP của máy có share dữ liệu. Ví dụ: \\192.168.1.11.

- Trong cửa sổ quản lý thư mục (Explorer) tại thanh địa chỉ ta cũng gõ “\\” rồi đến địa chỉ IP của máy có share dữ liệu.

- Hoặc có thể D-Click vào My Network Place trên màn hình desktop à Entire Network để xem danh sách các máy trên mạng à Click vào tên máy à tên tài nguyên đã được chia sẽ.

(Bài này các bạn có tham khảo thì hãy download về, trong phan download sẽ hoàn chỉnh về hình ảnh,còn phần trên này upload lên còn hạn chế về hình ảnh)